Mách bạn những vấn đề nên hỏi nha sĩ trước khi cấy ghép implant
Hiện nay, có 3 phương pháp phục hồi răng mất phổ biến gồm làm cầu răng, hàm giả tháo lắp, cấy ghép implant. Trong đó, implant đang ngày càng được lựa chọn phổ biến hơn. Implant đã có lịch sử phát triển khá lâu đời và đang trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Hầu hết mọi người đã có 1 lượng thông tin nhất định về implant, khi thăm khám thay vì băn khoăn lựa chọn phương pháp phục hình răng nào thì bệnh nhân thường muốn hiểu rõ hơn về trồng răng implant để có thể yên tâm điều trị. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn những vấn đề nên hỏi nha sĩ trước khi cấy ghép implant. Mời các bạn cùng tham khảo.
Những vấn đề nên hỏi nha sĩ trước khi cấy implant
Câu hỏi thứ 1: Trường hợp của tôi, bác sĩ có làm được không?
So với các phương pháp như cầu răng, hàm giả tháo lắp thì cấy ghép implant phức tạp hơn, chi phí tốn kém hơn. Trồng răng implant là ca điều trị cân thiệp phẫu thuật nên việc khách hàng lo ngại, muốn tìm một nơi đáng tin cậy cũng là dễ hiểu.
Khi bạn đặt câu hỏi: Bác sĩ có làm được trường hợp của tôi không? Bạn cũng đã cho bác sĩ thấy niềm tin mình gửi gắm là rất lớn và trách nhiệm của bác sĩ cao như thế nào. Khi bác sĩ ý thức được trách nhiệm của mình thì cũng sẽ cẩn trọng hơn, nếu cảm thấy ca của bạn quá khó, vượt quá khả năng thì sẽ kính chuyển cho những bác sĩ có kỹ thuật và kinh nghiệm lâu năm hơn. Còn khi nhận được câu trả lời rằng “Được chứ, những ca tương tự như này tôi đã thực hiện nhiều rồi”, thì khi đó bạn hoàn toàn có thể tin tưởng, gửi gắm và hợp tác tốt cùng bác sĩ.
Câu hỏi thứ 2: Bác sĩ dự định cấy implant cho tôi như thế nào?
Với một bác sĩ đã có kinh nghiệm nhiều năm, đã điều trị quen tay thì đôi khi không cần lên kế hoạch chi tiết, họ vẫn có thể hình dung được cần làm những gì. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào vẫn nên có một kế hoạch chi tiết. Câu hỏi này giúp bạn đạt được 2 điều:
– Bác sĩ sẽ chỉnh chu hơn trong việc cá nhân hóa kế hoạch ca của bạn.
– Giúp bạn có thể check được rằng thực sự bác sĩ có làm đúng như cam kết không.
Để lên một kế hoạch chi tiết, bác sỹ sẽ cần thăm khám tình trạng bệnh lý toàn thân, tình trạng răng miệng hiện tại, vị trí mất răng và phim chụp CT Conebeam. Sau đó bác sỹ sẽ dựa trên những dữ liệu đó để phân tích cho ca của bạn: Có thể chỉ trực tiếp trên miệng cho bạn thấy, rồi show cho bạn những chỉ số đo đạc được trên phim CT Conebeam, đặt giả lập các trụ implant vào xương hàm để bạn dễ hình dung hơn khi cấy trụ implant vào là sẽ như thế nào.
Khi nghe bác sĩ trình bày về kế hoạch ca của mình, thì bạn cũng sẽ hiểu về tình trạng mất răng của mình ra sao, nó là trường hợp dễ hay khó: số răng bị mất, số trụ implant thay thế là mấy chiếc, xương mô mềm xung quanh có bị co ngót hay các răng bên cạnh có bị xô vào không.
Số trụ implant thay thế những răng mất sẽ cần tính toán kỹ lưỡng, nó cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sỹ phẫu thuật. Nếu số lượng implant quá ít có thể dẫn đến quá tải và đào thải implant nhanh chóng trong quá trình chịu lực nhai. Nếu quá nhiều thì là điều trị quá mức không cần thiết, gây tốn kém chi phí, trường hợp cấy các trụ implant quá sát nhau sẽ khiến không đủ khối lượng xương nâng đỡ implant, gây tiêu xương tụt lợi ảnh hưởng nhiều đến chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ.
Các trường hợp khuyết hổng xương nhiều do mất răng lâu năm hay có những ổ viêm mãn tính thì đều cần làm thêm các thủ thuật nhằm gia tăng thể tích xương, đảm bảo đủ xương nâng đỡ xung quanh implant. Có đủ xương thì bác sỹ mới có thể đặt implant vào xương hàm một cách vững chắc được, cũng để đảm bảo cho thẩm mỹ và chức năng sau này.
Việc lên một kế hoạch điều trị chi tiết là đặc biệt quan trọng trong những trường hợp bạn có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Bác sĩ sẽ cần cẩn trọng hơn, có thể phải hội chẩn, phối hợp với các chuyên khoa khác để kiểm soát ổn định các bệnh lý rồi mới tiến hành cấy ghép, đồng thời cũng phải lên những kế hoạch dự phòng để xử lý những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật.
Một kế hoạch điều trị chi tiết cụ thể cần làm những gì, nguy cơ và dự phòng ra sao, sẽ giúp cuộc phẫu thuật được suôn sẻ, an toàn và tỷ lệ thành công cao hơn. Các bạn biết đấy, một nha sĩ cấy implant có thể thực hiện rất nhiều ca cấy ghép trong một ngày. Đôi khi vì quá bận rộn họ có thể chưa đánh giá đủ toàn diện về tình trạng của bạn. Vì vậy câu hỏi về kế hoạch điều trị dành cho nha sĩ của mình là rất cần thiết. Một kế hoạch điều trị chi tiết sẽ giúp cả bác sĩ và bệnh nhân đều yên tâm khi bước vào quá trình điều trị.
Câu hỏi thứ 3: Ca phẫu thuật của tôi có nguy cơ biến chứng gì không?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn nhận diện bác sĩ có trung thực hay không. Không có điều trị y khoa nào là tuyệt đối 100%.
Các biến chứng có thể xảy ra trong và sau quá trình phẫu thuật như biến chứng thuốc tê, chảy máu, sưng đau hay implant không tích hợp đều cần bác sĩ giải thích trước cho bệnh nhân.Một bác sĩ nói rằng chẳng có nguy cơ gì là không đáng tin cậy.
Việc biết rõ các nguy cơ sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý thể chất tốt để sẵn sàng đương đầu. Nếu chỉ biết đến những thành công và ưu điểm mà không biết đến các nguy cơ biến chứng, không nắm được rõ để chuẩn bị đủ tâm lý thì dễ dẫn đến những quyết định chấp nhận điều trị sai lầm. Bạn có quyền được chọn mọi can thiệp trên cơ thể mà không ai được quyền chọn thay bạn nhưng phải trên cơ sở bạn đã hiểu rõ về lợi ích và nguy cơ của điều trị.
Thực tế hiện nay có nhiều quảng cáo quá mức về implant, cũng như thổi phồng những công nghệ máy móc không có thật, chính vì thế việc lựa chọn phòng khám uy tín, hỏi bác sĩ về những biến chứng có thể xảy ra, đánh giá sự trung thực của bác sĩ, chọn lọc những thông tin chính xác về lợi ích và nguy cơ là rất quan trọng.
Nguy cơ biến chứng là có nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng, bởi trải qua thời gian dài phát triển với các kỹ thuật, vật liệu, quy trình ngày càng được cải tiến, hoàn thiện thì tỷ lệ thành công trong cấy ghép implant là rất cao. Vẫn còn đó một tỷ lệ rất nhỏ là thất bại nhưng những ưu điểm so với nhược điểm là vượt trội so với các lựa chọn khác thì đây sẽ là giải pháp tối ưu. Bạn cần chuẩn bị một tâm lý thật tốt, chọn cho mình một phòng khám nha khoa uy tín, bác sỹ đáng tin cậy với nhiều kinh nghiệm để thực hiện cấy ghép implant.
Câu hỏi thứ 4: Chi phí trọn gói là bao nhiêu?
Implant có rất nhiều hạng mục, việt liệt kê quá nhiều khiến bạn khó hiểu, mỗi thứ một ít cộng dồn hóa đơn sẽ rất lớn, thành thử đôi khi bạn thấy quảng cáo implant có 10 triệu mà thực tế hóa đơn cuối cùng lại đội lên 30 triệu. Chuyện chi phí nên minh bạch ngay từ đầu và không phát sinh, có như vậy mới không gây khó chịu ảnh hưởng tâm lý trong suốt điều trị.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-khuyen-mai-toi-8-trieu-dong-cho-dong-tru-implant-cao-cap/
Qua bài viết trên, hi vọng bạn cũng có thể thấy được việc đặt câu hỏi cho bác sỹ trước khi tiến hành cấy ghép implant là quan trọng như thế nào. Bạn không nên ngại ngùng khi đặt câu hỏi cho bác sĩ vì việc này liên quan tới sức khỏe của chính bạn, nếu còn có băn khoăn hãy nói cho bác sỹ biết. Khi nhận được các câu hỏi như trên, bác sỹ cũng sẽ phải chú ý hơn, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn, chỉnh chu hơn nữa. Và điều đó thì tốt cho bạn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Dùng loại rẻ nhất, răng sứ thì trọn gói bao nhiêu 1 cái bạn?
Chào bạn, răng sứ bên mình có rất nhiều mức giá để bạn có thể tham khảo, dao động từ 1.5-6 triệu. Bạn có thể tham khảo bảng giá răng sứ tại link sau nhé: https://nhakhoathuyanh.com/lam-rang-su-tham-my-phuong-phap-phuc-hinh-rang-tot-nhat-hien-nay/
Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé ạ.