Răng implant lỏng sau lắp nguyên nhân do đâu? Khắc phục như thế nào?
Theo nghiên cứu của tác giả Trần Văn Trường thì tỷ lệ mất răng của người Việt Nam từ độ tuổi 45 trở lên là khoảng 89,7%. Kết luận này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trương Mạnh Dũng về tỷ lệ mất răng của nhóm người trên 60 tuổi là 81,73%. Chính vì vậy nhu cầu trồng lại răng là rất thiết thực trong cuộc sống hiện đại.
Hiện nay việc phục hồi lại một hay nhiều chiếc răng bị mất đã trở nên rất đơn giản và thuận tiện cho mọi người.
Trồng răng implant, với triết lý cấy 1 chân răng nhân tạo bằng titanium thay thế răng mất, không mài nhỏ 2 răng bên cạnh đang dần tiếp cận được với nhiều người dân hơn ở các mức chi phí khác nhau chứ không còn là điều trị đắt đỏ chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế khá giả.
Quá trình thực hiện dao động từ 2 – 6 tháng tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của mỗi người. Mỗi một chiếc răng implant có nhiều bộ phận kết nối với nhau bao gồm: Trụ implant với chức năng thay thế chân răng, mão răng sứ thay thế thân răng và abutment (khớp nối) là phần nối hai bộ phận trên với nhau.
Một số trường hợp gặp tình trạng chiếc răng implant vừa mới lắp vài tuần sau đó lại bị lung lay. Điều này có phải do chân răng mới cấy không chắc chắn, liệu sự chờ đợi mấy tháng trời trở nên công cốc khi điều trị bị thất bại? Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để có câu trả lời phù hợp.
Quy trình gắn 1 chiếc răng implant?
Đầu tiên, sau khoảng thời gian đợi chân răng implant bên dưới tích hợp với xương nha sĩ sẽ lấy dấu vùng đó để chuyển thông tin trên miệng về labo giúp cho việc chế tác chiếc răng sứ phía trên. Phần thân răng này bao gồm một chụp sứ nối với một abutment. Bên trong lòng của abutment có chiếc vít nhỏ kết nối tiếp với trụ chân răng implant.
Tiếp theo nha sĩ sẽ gắn răng này lên miệng bệnh nhân với lực xiết vít 30 – 35N. Sau đó che lỗ vít này bằng các chất hàn thông thường như composite hay là GIC.
Để gắn một chiếc răng implant cũng gần tương tự như gắn chụp răng sứ thông thường chỉ khác ở điểm là phải thêm một số thao tác như siết chặt con vít trong lòng abutment hay gắn chụp sứ với abutment trước.
Có nhiều lý do khiến răng implant bị lỏng sau lắp, có thể đến từ lỏng phần thân răng phía trên, hoặc phần chân răng bên dưới hay do cơ thể đào thải.
Răng implant lỏng sau lắp có một vài nguyên nhân bao gồm:
– Do vít nối bị lỏng. Nguyên nhân này chiếm đến 90%, hầu hết các chân răng đã tích hợp lỏng răng là do nguyên nhân lỏng vít kết nối. Tình trạng này do kim loại bị mỏi làm giảm lực xiết dẫn đến lỏng vít. Nguyên nhân cũng có thể do quá tải lực cắn, kênh cộm khớp nhai hoặc thiết kế lỗ mở vít không ở trung tâm dẫn đến sinh ra các lực torque theo hướng xoay.
Cách khắc phục: Bạn đến gặp nha sĩ xiết lại là được, hoàn toàn không đau đớn và vô cùng nhanh chóng. Bạn cũng nên duy trì thói quen kiểm tra định kỳ để nha sĩ giúp bạn kiểm tra lại các vít kết nối này, nếu có lỏng thì siết bổ sung giúp bạn, tránh những biến chứng sau này.
– Thói quen đồ cắn cứng: Sử dụng răng implant cắn nắp chai, ăn sụn xương ngay trong thời gian đầu có thể gây mất tích hợp xương dẫn tới lỏng implant hay vít bị gãy hoặc gãy implant do sự lựa chọn kích thước implant quá nhỏ không đủ để chịu lực.
Cách khắc phục: Nhiều trường hợp phải thay một trụ implant khác. Tuy nhiên, việc này sẽ giảm khả năng tích hợp xuống thấp hơn so với trụ đầu tiên. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là không nên giữ thói quen cắn cứng.
Thực tế khoảng thời gian một năm sau khi gắn răng vĩnh viễn là rất quan trọng, các nghiên cứu cho thấy implant nếu có rụng thì chủ yếu rụng trong khoảng thời gian này, vượt qua 1 năm đầu tiên tuổi thọ implant sẽ là rất bền vững. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi xương quanh implant đã tích hợp nhưng chưa thực sự cần hóa đủ.
– Do vệ sinh răng miệng không tốt: Thói quen này gây viêm quanh implant dẫn tới tiêu xương và làm lộ các ren của trụ cấy. Trường hợp xấu nhất là không thể giữ được chiếc răng này vì viêm nhiễm quá nặng.
Các bạn nên đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để nha sĩ phát hiện kịp thời tổn thương giúp xử lý kịp thời hoặc báo ngay cho bác sĩ của mình khi nhận thấy bất kỳ vấn đề gì.
Tuy nhiên viêm dẫn đến rụng implant rất khó xảy ra, nếu có gặp cũng phải sau 4 – 5 năm sử dụng trở lên.
– Bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng: Trường hợp bệnh nhân không tuân thủ thời gian ngừng thuốc lá trước và sau cấy dẫn đến việc implant bị đào thải. Đặc biệt các implant răng hàm trên do hàm trên xương xốp hơn hàm dưới.
Do đó, với những bệnh nhân hút thuốc lá lâu năm bị mất răng muốn trồng lại cần phải ngừng hút thuốc một thời gian. Tốt nhất là nên bỏ thuốc lá, vì bỏ thuốc không chỉ có lợi cho tuổi thọ implant mà còn rất tốt cho cơ thể.
– Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa đặc biệt là đường huyết không kiểm soát cộng thêm vệ sinh răng miệng chưa tốt cũng là nguyên nhân gây đào thải implant làm lung lay răng: Việc thực hiện cấy ghép nha khoa với bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường vẫn thực hiện được và thời gian sử dụng cũng lâu dài như người bình thường với điều kiện bệnh nhân kiểm soát lượng đường huyết tốt và tái khám thường xuyên hơn so với những bệnh nhân khác. Tuy nhiên nếu duy trì đường huyết quá cao thì cũng rất nguy cơ liên quan đến thải ghép.
Trên đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến lung lay răng implant sau lắp răng và cách khắc phục. Nếu bạn hay người thân đang gặp tình trạng này thì nên đến ngay với nha sĩ để được thăm khám cụ thể và tìm nguyên nhân do đâu. Về bản chất, implant cực kỳ bền chắc, nguyên nhân lỏng răng chủ yếu là do lỏng vít, và điều này thì hoàn toàn bình thường, chỉ cần động tác siết lại là sẽ giải quyết được vấn đề.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nam-ro-nhung-dieu-sau-truoc-khi-cay-ghep-implant/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh