Hướng dẫn bố mẹ cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em – nha khoa Thùy Anh
Để có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi thì việc vệ sinh răng miệng hằng là vô cùng quan trọng. Nhưng vệ sinh như thế nào cho đúng cách thì không phải ai trong chúng ta cũng biết được, đặc biệt là trẻ nhỏ, các bé chưa ý thức được tầm quan trọng của công việc này nên chính vì vậy bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em.
Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ
Kiểm soát chế độ ăn uống
Như chúng ta đã biết,vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng tự nó không thể gây sâu răng được. Cần phải có sẵn chất đường cho sự chuyển hóa vi khuẩn tiếp theo nên chúng ta cần hạn chế thực phẩm có đường.
Khuyến khích sử dụng chất thay thế đường, sử dụng chất làm ngọt ít tạo đường và không tạo axit như xylitol chẳng hạn.
Ngoài tốt cho sức khỏe răng miệng thì tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất… tốt cho răng nướu, hạn chế đồ uống có ga hay nhiều đường.
Dùng fluor
Tăng cường khả năng tái khoáng hóa mô răng, giúp tăng sđk với quá trình mất khoáng và giảm khả năng gây sâu răng của mảng bám.
B – Dạng gel và nước súc miệng
Dùng cho trẻ nhiều sang thương sâu răng giai đoạn tiền xoang,trẻ mang khí cụ tháo lắp và cố định,sâu răng lan nhanh và có nguy cơ cao
Liều lượng súc miệng: NaF:0,2% tuần/lần; 0.05%mỗi ngày, thực hiện trong vòng 1 phút.
Kiểm sỏa mảng bám
1 – Chải răng: Chọn loại bàn chải lông mềm giảm khả năng tổn thương lợi, tăng khả năng làm sạch vùng kẽ, tuy nhiên nên chọn loại nhỏ vừa vặn gồm các bó sợi nilon mềm. Chọn bàn chải màu sắc và họa tiết sinh động theo ý thích của trẻ.
– Bàn chải điện có lợi ích đặc thù với trẻ, đó là tác dụng mới lạ làm trẻ chải tốt hơn và lâu hơn dù không chắc chắn là tính mới là được kéo dài bao lâu?
– Nên chải răng cho trẻ đến khi trẻ tự làm thuần thục được.
– Nên đặt kem lên bàn chải cho đến khi trẻ làm được 1 cách chính xác.
– Cần theo dõi việc chải răng và giữ kem ngoài tầm tay của trẻ.
– Dùng hạn chế kem (hạt đậu) nếu là kem dùng cho người lớn, 1-5 tuổi dùng 500ppm, 6-11 tuổi 1000ppm, lớn hơn dùng loại 1500ppm.
– Dạy trẻ khạc nhổ, súc miệng kỹ sau khi chải răng.
2 – Dùng chỉ nha khoa
Có nhiều dạng chỉ trên thị trường: Có mùi hoặc không có mùi, có sáp hoặc không có sáp. Dạng băng mỏng hoặc sợi đan. Tuy nhiên ngày nay mọi người khuyến cáo dùng loại sáp có mùi thơm kết hợp thêm các dụng cụ giữ chỉ nếu ngón tay của phụ huynh không đưa sâu vào trong miệng trẻ.
+Cách làm như sau:
– Cắt 1 đoạn 46 – 61cm quấn 2 đầu sợi chỉ quanh 2 ngón tay giữ đủ dài sao cho khi căng ra thì đầu 2 ngón cái chạm nhau (ở tư thế xòe ra).
– Cầm chỉ ngón cái và ngón trỏ, đưa nhẹ nhàng qua kẽ răng. Chú ý không làm bật chỉ gây tổn thương lợi.
– Áp chỉ theo hình chữ C quanh từng mặt bên và kéo lên xuống nhẹ nhàng, đổi vị trí dây khi chuyển qua vùng răng khác để đảm bảo dây mới và sạch.
Lưu ý: Kỹ thuật này cần sự khéo léo nên đôi khi trẻ không tự làm được mà cần sự giúp đỡ của bố mẹ.
3 – Nước súc miệng
– Chlorhexidine: Có tác dụng giảm mảng bám và viêm lợi tuy nhiên bố mẹ lưu ý tác dụng phụ là đổi màu răng, rối loạn vị giác.
– Listerine: là chất kháng khuẩn phenolic rất thông dụng. Tác dụng tương tự chlorhexidine nhưng cũng có tác dụng phụ là gây cảm giác nóng, bỏng, đổi màu răng, có vị đắng và chứa cồn cao có thể gây bỏng độc cho trẻ.
Dự phòng
Dùng chất trám bít hố-rãnh
Mục đích: Hàn phủ các mặt hố rãnh của các răng phía sau bằng vật liệu trám bít, thường sử dụng là xi măng thủy tinh, chất trám bít hố rãnh có Fluor để ngăn ngừa sâu răng .
Chất trám bít hố rãnh có tác dụng ngăn ngừa sâu răng ở mặt nhai khi thức ăn còn lưu giữ ở trên bề mặt răng. Đối với răng nằm phía trong trên dưới ở mặt nhai có rất nhiều hố rãnh là nơi tích tụ mảng bám dẫn đến sâu răng. Do đó việc hàn dự phòng là thật sự cần thiết cả giai đoạn mọc răng sữa và răng vĩnh viễn.
Tác dụng phòng ngừa của sealant là do tính dính của nó trên men và bít các hố và rãnh. Chừng nào sealant còn nguyên vẹn thì sâu răng không phát triển bên dưới, do đó sự giảm tỉ lệ sâu răng còn tùy thuộc vào sự lưu giữ của sealant.
Sealant dễ bị bong nhất là trong 12 tháng đầu. Những răng đã qua giai đoạn này thì thường chịu được từ 5 -10 năm và có thể còn hơn thế nữa. Những răng dễ bị bong nhất thường xảy ra ở trẻ em càng nhỏ và ở những răng khó cô lập khi bôi.
Tất cả những răng có trám bít hố rãnh cần theo dõi bộ lưu giữ của nó trong những lần khám điều trị hoặc kiểm tra định kỳ, để trám lại trước khi sâu răng xảy ra.
Bôi vecni fluor
Fluor không thể loại bỏ sâu răng nhưng tạo ra 1 bề mặt bên ngoài chắc hơn cho răng của bạn, nó có thể giúp ngăn chặn sâu răng xâm nhập vào các phần sâu hơn của răng.
Đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi, fluor có thể tham gia vào sự phát triển của răng vĩnh viễn, làm cho việc khử khoáng do axit của răng khó xảy ra hơn. Đồng thời tăng mức độ tái khoáng và làm gián đoạn quá trình sản sinh axit trên răng của trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng vecni fluor:
Theo các chuyên gia trẻ từ 6 – 12 tuổi, là thời gian thích hợp nhất để sử dụng vecni fluor, bởi đây là thời gian chuyển tiếp giữa răng sữa và răng vĩnh viễn, chỉ khi răng sữa được bảo vệ tốt thì răng vĩnh viễn mới khỏe mạnh. Do đó, bác sĩ nha khoa khuyên cha mẹ nên cho trẻ tái khám định kỳ và sử dụng vecni fluor càng sớm càng tốt.
Thông thường vecni fluor dạng type. Trước khi bôi thuốc, răng phải được vệ sinh sạch sẽ và để khô mới dùng chổi chuyên dụng bôi thuốc lên bề mặt sâu răng. Sau khi bôi thuốc khoảng 1-2 phút thuốc sẽ tự khô lại, và giữ tiếp tục 4 – 6 tiếng mới được đánh răng lại bình thường. Trong thời gian chờ thuốc ngấm vào răng, nên cho trẻ ăn đồ uống nhẹ và tránh đồ nóng lạnh.
Lưu ý:
– Trẻ không được uống sữa, đồ ngọt trong suốt thời gian ngậm thuốc.
– Trẻ nên sử dụng ống hút khi uống nước.
– Trẻ không được chạm tay vào vùng bôi thuốc vì để chất fluor được phóng thích vào răng tối đa, bảo vệ răng tốt nhất.
– Không ăn đồ ăn cứng giòn hoặc đồ dễ bám dính trong suốt thời gian kiêng.
– Không đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa vào tối hôm bôi thuốc, có thể đánh răng vào ngày hôm sau.
Đối với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ và ăn dặm
Cho trẻ bú kéo dài ít nhất 6 tháng, sau đó nên cho trẻ ăn thêm thức ăn đặc và số lần cho trẻ bú nên giới hạn trong khoảng 8 lần (trung bình 4 lần/3 giờ trong khi thức) và không quá 2 lần trong đêm (đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi).
– Bỏ ru ngủ bằng cách cho bú mẹ
– Không nên cho chất ngọt, chất có mùi vị vào sữa
– Bú bình cũng phải như bú mẹ (không quá 5l/3h ban ngày và hơn 2 lần ban đêm)
– Không để trẻ ngậm bình sữa khi ngủ (giai đoạn chuyển tiếp nên pha loãng sữa hoặc dùng nước lọc).
– Nên chải răng cho trẻ bằng bàn chải xỏ ngón silicone hoặc dùng gạc lau nhẹ sau mỗi lần bú hoặc khi trẻ thức.
– Cho trẻ khám răng đều đặn ngay từ khi trẻ từ 6-9 tháng
Tóm lại để phòng ngừa sâu răng cho trẻ mẹ cần lưu ý:
Trước khi sinh: Vệ sinh răng miệng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Mới sinh – 1 tuổi: Làm sạch nướu, răng, xoa nắn với gạc: ôm hoặc bế trẻ trong lòng, có thể dùng bàn chải, kem không có fluor, lên kế hoạch khám lần đầu.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Dùng bàn chải, dùng kem đánh răng sau 24 tháng, lượng tối thiểu cỡ hạt đậu xanh. Sử dụng chỉ nha khoa khi có vùng tiếp xúc răng (không để trẻ tự thực hiện)
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Để trẻ thực hiện nhưng cần kiểm soát kỹ, lượng kem dùng cỡ hạt đậu, dùng chỉ nha khoa, dùng gel dung dịch súc miệng với trẻ có nguy cơ sâu răng cao.
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Bố mẹ vẫn giúp, theo dõi vùng khó thao tác, sử dụng thuốc phát hiện mảng bám, dùng kem có fluor, dùng del, dung dịch súc miệng với trẻ có nguy cơ sâu răng cao.
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn mỗi chúng ta đều có thể biết được nguyên nhân cũng như những biện pháp ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em:
– Hình thành thói quen và giám sát việc vệ sinh cho trẻ
– Nên đưa trẻ đi thăm khám răng miệng 3-6 tháng/1 lần
– Lựa chọn nha khoa mà nơi đó các bác sĩ có chuyên môn cao, sự tận tâm với công việc để đưa ra chỉ định đúng, lời khuyên phù hợp với tình trạng mà trẻ đang mắc phải.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-cho-tre-14-tuoi-khac-phuc-hoan-toan-khop-can-nguoc/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh