Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới việc trồng răng implant.

Trồng răng implant mang lại nhiều lợi ích vượt trội, không chỉ giúp khôi phục cho trường hợp mất 1 răng, mà mất nhiều răng, mất răng toàn hàm cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Hiện nay trồng răng implant đang là kỹ thuật an toàn, được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu bị bệnh tiểu đường thì có thể thực hiện trồng răng implant được không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Thuỳ Anh Hà Nội sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình trồng răng implant?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính với tình trạng lượng đường trong máu cơn hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể của người bệnh thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa lượng đường đưa vào cơ thể. Bệnh tiểu đường sẽ có 2 dạng: 

– Type 1: Đây là dạng cơ thể người bệnh thiếu hụt insulin (hormon chuyển hoá glucose). Tiểu đường Type 1 là dạng hiếm khi gặp. 

– Type 2: Do cơ thể người bệnh đề kháng với insulin. Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng. Đây là dạng thường gặp ở bệnh nhân hiện nay. 

Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, gây tắc, hẹp các mạch máu nuôi dưỡng tế bào và ức chế hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể, dẫn đến vết thương lâu lành, dễ bị nhiễm khuẩn, máu lưu thông kém,… Đồng thời bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng xấu tới tim mạch, gan, thận, bao tử, mắt…

Vậy bệnh tiểu đường có làm ảnh hưởng tới quá trình trồng răng implant không? 

Quá trình đặt trụ implant, nha sĩ cần thực hiện các thủ thuật can thiệp tới xương, nướu. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của phương pháp trồng răng implant này chính là sự ổn định của lượng máu di chuyển đến vết thương phẫu thuật sau khi cấy implant. 

Sau buổi phẫu thuật, trụ implant cần có thời để ổn định, tích hợp với xương hàm để đảm bảo có thể vững chắc. Vì vậy mà lượng máu phải đầy đủ và ổn định để không chỉ đẩy nhanh tốc độ lành thương mà còn tăng khả năng tích hợp xương nhanh chóng, ổn định của trụ implant khi được trồng. 

Trong khi đó, người mắc bệnh tiểu đường lại có lượng máu không ổn định, lượng đường huyết trong máu cao làm ức chế khả năng miễn dịch của cơ thể, dễ bị mắc các bệnh như viêm nha chu, và dễ gây nên các hiện tượng nhiễm trùng sau khi cấy ghép. Hậu quả này có thể sẽ kéo theo nhiều biến chứng, ví dụ như: trụ implant bị đào thải, không tích hợp được với xương hàm, dễ gẫy và không khôi phục lại được chứng năng ăn nhai. Do những nguyên nhân trên khiến quá trình cấy ghép răng gặp nhiều trở ngại.

Ngoài ra nếu vùng phẫu thuật bị nhiễm trùng thì sẽ dẫn tới việc phá huỷ cấu trúc răng, thậm chí là các răng ở vị trí lân cận và hệ thống xương hàm cũng bị ảnh hưởng. 

Người bị bệnh tiểu đường có thực hiện trồng răng implant được không?

Trong một số trường hợp thì người bị tiểu đường vẫn có thể cấy ghép implant được. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám, chụp phim XQ CT Conebeam để đo chiều dài và mật độ xương hàm, làm các xét nghiệm lượng đường trong máu, chỉ tiêu sinh hoá để có thể đưa ra được biện pháp, kế hoạch trồng răng cụ thể. 

Với những bệnh nhân đang mắc tiểu đường, nếu như tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, ổn định thì khả năng được phép cấy ghép răng implant là trên 90%. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết được cho là an toàn đối với đa số người bệnh tiểu đường là: 

– Chỉ số đường huyết bình thường khi đói: 90 – 130mg/dl (5.0-7.2mmol/l)

– Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn 2h đồng hồ: dưới 180mg/dl (10mmol/l)

– Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6.0-8.3mmol/l)

Sau khi làm các xét nghiệm, nếu như các chỉ số đều đáp ứng được các chỉ tiêu trên thì việc cấy ghép implant sẽ có kết quả tương đương như người bình thường. 

Cách chăm sóc răng miệng dành cho bệnh nhân tiểu đường

Mọi can thiệp nha khoa, đặc biệt là phẫu thuật trồng răng implant chỉ có thể thực hiện được khi lượng đường huyết được kiểm soát tốt. Do đó bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc duy trì đường huyết ổn định cũng như là vấn đề chăm sóc răng miệng: 

– Kiểm tra và chăm sóc răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo các vấn đề về răng miệng có thể được kiểm soát, xử lý kịp thời.

– Người bệnh cần thông báo với nha sĩ điều trị cho mình về tình trạng bệnh lý để nha sĩ có thể tư vấn cho bạn kế hoạch, phác đồ điều trị chính xác nhất. 

– Không hút thuốc lá và tránh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, hạn chế đồ ăn có tinh bột, chất béo. 

– Chải răng đúng cách tối thiểu 2 lần/ngày. Nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, kem đánh răng có chứa Fluor, chải răng nhẹ nhàng, tránh việc dùng lực quá mạnh có thể gây tổn thương mô lợi.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background