7 hậu quả cực nghiêm trọng của bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm
Bệnh lý rối loạn khớp Thái Dương Hàm đặc trưng bởi những triệu chứng xuất hiện ở vùng đầu, cổ, vai gáy, tập trung vùng đầu nhiều hơn. Bên cạnh đó là các triệu chứng ghi nhận như tiếng kêu vận động hàm, mỏi hàm mỗi khi thức dậy hoặc buổi chiều tan ca, sau mỗi lần ăn uống, đau đầu, ù tai, đau mỏi vai gáy… thậm chí là đau vùng lưng.
Triệu chứng bệnh rất nhiều và đa dạng, điều này cũng dễ hiểu vì khớp Thái Dương Hàm là khớp động duy nhất tại đầu mặt. Nó rất gần với não bộ là thần kinh trung ương chi phối toàn bộ cơ thể. Bất cứ một bất cân bằng nào của chuyển động hàm đều có thể gây ra căng thẳng cân cơ, thậm chí xoay các đốt sống cổ chèn ép vào thần kinh… Vậy nếu bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Hậu quả của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
Theo bác sĩ Lê Sơn Tùng (nha khoa Thùy Anh) – chuyên gia điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm hàng đầu thì hậu quả của bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm nếu không được điều trị kịp thời có thể kể đến gồm:
Hậu quả thứ 1: Tình trạng nghiến răng trở nên trầm trọng và phá hủy toàn bộ cấu trúc nhai
Mòn răng như hình ảnh trên không phải là hiếm khi khảo sát trên người Việt Nam, việc không được chữa trị can thiệp bệnh lý Thái Dương Hàm khiến nghiến răng tiến triển phá hủy quá mức.
Bệnh lý Thái Dương Hàm (TMD) có một nhóm nguyên nhân do nghiến răng gây ra. Tức là những người nghiến răng rất dễ mắc phải TMD. Tuy nhiên bệnh nhân nếu bị TMD do các nguyên nhân khác, sau một thời gian không chữa trị kịp thời có thể gia tăng căng thẳng, đau, stress tâm lý, lo âu nhiều, điều này cũng dẫn tới nghiến răng khởi phát. Vòng xoắn bệnh lý vì vậy thêm trầm trọng. Một can thiệp điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ cấu trúc răng toàn vẹn trước thói quen xấu này.
Hậu quả thứ 2: Khuôn mặt biến dạng, thay đổi
Khuôn mặt biến dạng có thể do bẩm sinh, nhưng một phần rất lớn dân số biến dạng mặt do TMD, nói về nguyên nhân khớp cắn thì đầu tiên là trượt chức năng hàm dưới. Tức là khi sinh ra khuôn mặt cân đối bình thường tuy nhiên càng ngày càng lệch, có thể là lệch nhô hàm dưới ra trước, có thể là lệch sang bên.
Ngoài lệch chức năng thì hiện tượng tiêu lồi cầu 1 bên, vướng cộm cắn dẫn đến nhai lệch cũng khiến khuôn mặt thay đổi mất cân đối.
Những người bị TMD do luôn có hiện tượng căng cơ, hoạt động co cơ không đồng vận nên khuôn mặt luôn mệt mỏi, căng thẳng, có thể nói là trông hơi khó tính. Một can thiệp điều trị kịp thời có thể tránh được những điều đó.
Hậu quả thứ 3: Tiêu lồi cầu, tiêu sụn xương Thái Dương và hỏng đĩa khớp
Với bệnh lý rối loạn khớp Thái Dương Hàm thể nội khớp như trật đĩa, thoái hóa khớp nếu không biết để điều trị sớm thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng cấu trúc xương. Chúng ta biết hàm dưới kết nối với nền sọ thông qua 2 khớp TMJ 2 bên. Khớp Thái Dương Hàm là khớp nối phức tạp nhất trong cơ thể, 2 bên cần phải vận hành giống hệt nhau, nhịp nhàng nhau thì mới tạo ra đường đóng mở hàm trơn tru và thẳng.
Cơ thể người giống như 1 cỗ máy hoàn hảo trong đó các mắt xích liên hệ chặt chẽ, nếu chẳng may 1 bên khớp có trục trặc thì ảnh hưởng sang bên kia chỉ là vấn đề thời gian.
Cấu trúc khớp bao gồm lồi cầu – hõm Thái Dương và xen vào giữa tác dụng như 1 chiếc giảm xóc là đĩa khớp. Một khi 3 cấu trúc này không thẳng hàng, kết hợp áp lực nội khớp luôn cao do quá tải cắn và căng cơ thì đáp ứng tiêu xương luôn diễn ra.
Hậu quả thứ 4: Bệnh nhân có thể suy nhược do giảm khả năng ăn nhai
Những vấn đề về mỏi hàm, há miệng hạn chế, đau vùng trước tai khiến bệnh nhân suy giảm khả năng ăn nhai. Bệnh nhân có xu hướng chuyển sang ăn đồ mềm, lâu dần là đồ ăn lỏng. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến việc cung cấp dinh dưỡng đủ.
Ngoài ra thói quen lười ăn – chán ăn cũng hình thành âm thầm. Nhiều người lâu ngày ăn không cảm thấy ngon thì sinh ra biếng ăn. Các vấn đề dinh dưỡng bắt đầu phát sinh từ nhẹ tới nặng.
Hậu quả thứ 5: Tình trạng đau đầu trở nên nặng nề
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trị đau đầu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu kèm với các can thiệp khớp Thái Dương Hàm. Hơn nữa, tình trạng đau đầu nếu mãn tính sẽ trở thành những cơn đau do bị đảo ngược dẫn truyền từ thần kinh trung ương. Bình thường mỗi khi có kích thích đau tại ngoại vi, thần kinh trung ương sẽ chỉ đạo co cơ bảo vệ, chỉ đạo cơ thể tránh những va chạm vùng đó. Nói cách khác, phản xạ đau là phản xạ mang chất lượng bảo vệ. Tuy nhiên nếu đau quá dai dẳng, thì dù không có kích thích tại chỗ, thần kinh trung ương vẫn nhận diện đó là vùng đau, dẫn tới chữa trị cực kỳ khó khăn. Đây là kiểu đau do đảo ngược dẫn truyền cảm giác từ trung ương ra ngoại vi.
Bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân đau đầu mãn tính lâu năm họ chỉ dùng thuốc và các biện pháp vật lý trị liệu, uống thuốc bổ não nhưng lại không có chỉ định can thiệp khớp Thái Dương Hàm khiến tình trạng đau kéo dài, không thuyên giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.
Hậu quả thứ 6: Lệch, phồng, thoái hóa các đốt sống cổ
Những bất cân bằng cơ nâng đỡ vùng đầu dẫn đến lệch lạc tư thế, nhẹ thì lệch miệng, mặt, nặng hơn sẽ lệch cả đầu gây ra ngẹo cổ. Lệch tư thế đầu sau một thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương đốt sống cổ.
Tình trạng lệch tư thế đầu đôi khi mọi người chỉ để ý đầu bị nghiêng hẳn sang 1 bên, nhưng thực ra đầu đưa quá ra trước, tình trạng bù trừ tư thế vai như nghiêng vai khi đi nhằm cân bằng đầu, tất cả các rối loạn tư thế này đều gây vấn đề cột sống.
Bạn cũng lưu ý, một khi cột sống tổn thương quá mức thì dù điều trị cân bằng lại khớp cắn cũng không thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu. Chính vì vậy can thiệp sớm thực sự rất có ý nghĩa.
Hậu quả thứ 7: Viêm khớp thái dương hàm ảnh gây ù tai
Nguyên nhân bệnh viêm khớp thái dương hàm gây ù tai là do rối loạn cơ căng màn hầu, đây là cơ liên quan hoạt động nhai nuốt và có giải phẫu bám vào vòi tai, tác dụng mở vòi tai, nếu không điều trị kịp thời bệnh bạn có thể bị ù tai, khó nghe tức là giảm thính lực.
Bởi vì bệnh lý Thái Dương Hàm ảnh hưởng vùng đầu mặt cổ, đây là vùng trung ương liên quan rất nhiều hoạt động chỉ huy quan trọng nên thực sự là không thể kể hết hậu quả nếu không chữa trị kịp thời.
Lưu ý: Các nhà lâm sàng theo quan điểm y học dựa trên bằng chứng khuyến cáo rằng không nên điều trị TMD theo hướng dự phòng. Nghĩa là có nhiều khi các triệu chứng không biểu hiện do ngưỡng thích nghi bệnh nhân cao, đáp ứng thích nghi sẽ khác nhau tùy từng người. Chỉ khi bệnh lý ảnh hưởng chất lượng sống, bệnh nhân thực sự thấy khó chịu cũng như được tư vấn toàn diện, đầu đủ, khách quan thì mới tự quyết định có bước vào can thiệp hay không.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-thi-uong-thuoc-gi-nha-khoa-thuy-anh/
Để tránh những hậu quả của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm kể trên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bạn nên tìm hiểu và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt nhé.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
chào bác sĩ , e bị viêm khớp thái dương hàm có triệu chứng hay bị đau nhức đầu , đau trong tai và ù tau , nhai mạnh cũng sẽ bị nhức thì sẽ phải điều trị theo hướng nào để khắc phục hết bệnh ạ
Chào em, tại phòng khám Nha Khoa Thuỳ Anh sẽ điều trị khớp thái dương hàm theo hướng bảo tồn. Bsĩ sẽ thiết kế cho bạn một máng nhai để đeo, bên cạnh đó sẽ kết hợp với một số bài tập vật lý trị liệu, mài chỉnh khớp cắn, sử dụng tens nhằm thư giãn cơ. Để có được 1 kế hoạch chi tiết thì mình nên đi thăm khám để bác sĩ có thể đánh giá được mức độ viêm khớp thái dương hàm và đưa ra hướng xử lý cụ thể cho mình em nhé.
Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.
Chào bác sĩ. Mình bị khớp cắn ngược đã điều trị ở 1 nha khoa khác. Và sau khi điều trị đc 1 năm mình bắt đàu thấy những triệu chứng bất thường. Mình vừa tháo niềng đc 2 tháng, và hiện tại mình cảm thấy rất miễn cưỡng khi mở hàm to vd: khi ngáp. Nhai cũng rất gượng, những thức ăn nhỏ, mỏng như hành lá cũng ko thể nhai 1 cách dễ dàng đc. Khi nói chuyện rất dễ bị mỏi cơ hàm. Và thậm chí, mình còn bị hội chứng ngưng thở khi ngủ ( mức độ nhẹ) mà trc khi niềng răng mình ko bị. sờ vào chỗ thái dương cảm giác chỗ lồi cầu bị lệch sang bên trái mỗi khi mở miệng nhưng không đau. Vậy có phải lý do là rối loạn khớp thái dương hàm ko bác sĩ ?
Chào bạn, những biểu hiện như hạn chế mở miệng, mỏi cơ hàm là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì mình sẽ cần qua thăm khám để bác sĩ chụp phim và đánh giá cụ thể bạn ạ. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ