Viêm huyệt ổ răng có mủ sau nhổ răng là gì? Cách chữa như thế nào?

Viêm huyệt ổ răng là một trong những biến chứng sau nhổ răng đi kèm với những dấu hiệu như đau, chảy máu, thậm chí sưng, chảy mủ. Thông thường, viêm huyệt ổ răng chia làm 2 loại chính là viêm ổ răng khô và viêm ổ răng ướt (hay còn gọi là viêm huyệt ổ răng có mủ). Vậy viêm huyệt ổ răng có mủ là gì? Có nguy hiểm không? Bác sĩ Phương Thúy (nha khoa Thùy Anh) sẽ thông tin tới bạn trong bài viết dưới đây.  hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Viêm huyệt ổ răng có mủ sau nhổ răng là gì?

Nếu như viêm ổ răng khô (thuật ngữ tiếng anh là “dry socket”) là tình trạng chậm lành thương biểu hiện bằng triệu chứng đau ở mức độ vừa phải đến dữ dội do mất cục máu đông, làm lộ xương ổ nhưng không có dấu hiệu thông thường của nhiễm trùng như sốt, sưngThì viêm ổ răng ướt chính là tình trạng nhiễm trùng sau nhổ tại huyệt ổ răng, xảy ra trong vòng 1 tuần sau nhổ răng. Thường xảy ra hàm dưới do thức ăn lọt vào hoặc nạo sót mô viêm không loại bỏ hết các mảnh vụn xương hay răng trong quá trình nhổ.

Viêm huyệt ổ răng không phải là hiếm gặp, nó khiến bệnh nhân khá lo lắng vì sợ các nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời thì việc xử lý cho tiên lượng rất tốt. Nha sĩ sẽ thông thường sẽ giúp bạn vệ sinh vùng viêm 1 chút và kê thêm đơn kháng sinh. Tại nha khoa Thùy Anh, các bác sĩ cũng thỉnh thoảng gặp và chưa có trường hợp nào không thể xử lý. Các ca sau phát hiện đều cho kết quả điều trị tốt.

Nguyên nhân dẫn đến viêm huyệt ổ răng có mủ

+ Nguyên nhân đầu tiên là không loại bỏ hết tổ chức gây viêm: Thao tác làm việc gây tổn thương nướu, rách nướu, hay mảnh chân răng còn sót lại rơi xuống ổ răng không lấy ra, mảnh xương ổ răng vỡ không được nuôi dưỡng còn dính lại, những mảnh cao răng lọt xuống ổ răng, nhiễm trùng chóp mãn tính.

+ Nguyên nhân thứ 2 là không hình thành hoàn thiện cục máu đông: Đôi khi bệnh nhân cứ thay bông liên tục làm cho cục máu đông không hình thành hoặc hình thành không đều bị nhiễm bẩn. 

+ Thức ăn lọt vào gây viêm nhiễm cũng là nhóm nguyên nhân hay gặp: Sau nhổ răng, bệnh nhân ăn uống làm thức ăn lọt vào huyệt ổ răng và không lấy ra, gây nhiễm trùng đặc biệt là thức ăn nhiễm vi khuẩn, nhiễm bẩn từ trước như tiết canh, đồ sống, tái ,gỏi. 

Thêm vào đó nếu bệnh nhân vệ sinh răng miệng không tốt sau nhổ răng, không chải răng còn mảng bám tồn đọng làm gia tăng vi khuẩn, không súc miệng làm trôi thức ăn thừa ra khỏi khoang miệng thì nguy cơ thức ăn đọng lại cao và dẫn đến viêm nhiễm sau nhổ.

Đi kèm với những nguyên nhân chính thì các yếu tố nguy cơ trên mỗi bệnh nhân làm tăng khả năng nhiễm trùng. Hút thuốc đã được chứng minh là làm suy yếu cơ chế lành thương và góp phần làm ổ răng không đủ máu, khiến nó trở thành một yếu tố tiềm ẩn khác… Sự dao động về mức độ estrogen ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn mang thai cũng có thể ảnh hưởng. Bệnh tự miễn, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, những bệnh lý mãn tính (suy gan, suy thận), bệnh lý tim mạch… làm sức đề kháng giảm sút khiến cơ thể mệt mỏi, vi khuẩn hoạt động mạnh, phát triển liên tục khiến chậm lành thương tại vị trí huyệt ổ răng và tăng nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ.

Triệu chứng lâm sàng của viêm huyệt ổ răng có mủ

+ Đầu tiên là triệu chứng cơ năng, từ than phiền chính của bệnh nhân sau ngày nhổ răng thứ 4, đau nhức kèm theo sốt cao, khó chịu, sưng lợi, đôi khi chảy máu rỉ rả, kèm theo mủ tại chỗ ổ răng mới nhổ. Há miệng hạn chế, đau. Có thể cảm giác được thức ăn lọt đầy vào trong ổ nhổ.

 + Triệu chứng thực thể, bác sĩ thăm khám được: Thấy bờ lợi xung quanh sưng nề đỏ có thể che phủ ổ răng, và nó được lấp bởi những tổ chức hạt rớm máu. Tại chỗ thấy cục máu đông hình thành không tốt, cục máu đông lùng nhùng, chảy máu khi đụng vào, ấn nhẹ xung quanh thấy giọt mủ chảy ra, ổ răng hôi. Trái với viêm ổ răng khô, bệnh nhân ít đau đớn. Có thể sốt và nổi hạch (thường nổi hạch ở cổ). Thêm vào đó khi bác sĩ thăm khám kĩ ổ răng có thể phát hiện thấy những thành phần sót lại sau khi nhổ: Mảnh vụn của răng trồi lên, mảnh xương gãy, mô hạt viêm, cao răng… và chính chúng gây nhiễm khuẩn.

 + Chụp Xquang (toàn hàm, CT cone beam) có thể phát hiện được những thành phần còn sót lại sau khi nhổ.

Cách chữa trị tình trạng viêm huyệt ổ răng sau nhổ răng

Theo nhiều nghiên cứu, sau nhổ răng, tỷ lệ viêm huyệt ổ răng có mủ thường gặp hơn viêm huyệt ổ răng khô. Viêm huyệt ổ răng có mủ được xem là tình trạng nặng cần điều trị sớm để tránh những biến chứng có thể xảy ra như viêm mô tế bào, viêm xương hàm. Sau khi xác định được vấn đề gặp phải trên lâm sàng, ta qua bước xử trí tại ghế nha:

Biến chứng viêm xảy ra sớm: Thức ăn lọt vào trong 1 – 2 ngày sau nhổ, tích tụ tại đó gây khó chịu. Đến ngày thứ 3 – 4 bệnh nhân còn đau, kiểm tra tại ghế nha về tình trạng viêm sưng nề đỏ đau, có chảy máu hay không, thì xử trí từng bước: Kiểm tra huyệt ổ răng.

– Nếu còn cục máu đông ở dưới, có tổ chức hạt bề mặt, chỉ cần làm sạch phần trên, không nạo đi cục máu đông. Có thể rửa huyệt ổ răng bằng Oxy già, lau khô, đặt vào đó Sulfamid hay penicilin G để chống nhiễm khuẩn. 

– Nếu kiểm tra mô viêm còn sót, thức ăn tích tụ nhiều thì mình sẽ tiến hành gây tê nạo sạch tổ chức viêm nhiễm, mảnh vụn, làm sạch huyệt ổ răng, bơm rửa liên tục bằng betadine pha nước muối sinh lý. 

Sau khi nạo xong tổ chức viêm nhiễm, tiến hành kích thích tạo cục máu đông, nếu huyệt ổ răng có khả năng đóng kín bằng vạt ta sẽ tiến hành khâu.

Hỗ trợ lành thương, giảm đau bằng 1 đơn thuốc uống từ 5 – 7 ngày và hẹn lịch tái khám kiểm tra.

Khi bị viêm huyệt ổ răng ở mức độ nhẹ thì giảm đau bằng cách gạc tẩm Eugenol hay Iodoform vào ổ răng và kết hợp uống kháng sinh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tự chăm sóc vùng răng bị tổn thương tại nhà với dung dịch như nước muối, betadine, đồng thời uống kháng sinh đều đặn. 

Cách phòng tránh viêm huyệt ổ răng có mủ sau nhổ răng

Để biến chứng xảy ra ở mức tối thiểu, bác sĩ phải luôn luôn tuân theo những nguyên tắc phẫu thuật cơ bản như: Quan sát rõ phẫu trường, không gây chấn thương mô mềm, nhổ răng nhẹ nhàng theo hướng thuận lợi, không dùng lực quá mạnh, tuân theo nguyên tắc vô trùng và làm sạch kỹ lưỡng vết thương sau phẫu thuật. 

– Kiểm tra ổ răng cẩn thận sau nhổ, không để lại mảnh xương vụn sót hay tổ chức viêm. Nếu nhổ răng khó cần để lại chân răng để bảo tồn ống thần kinh răng dưới thì thông báo với bệnh nhân nguy cơ gặp phải nhiễm trùng cũng như tái khám kiểm tra theo hẹn.

– Khi cắt xương phải bơm rửa thật nhiều nước và lấy sạch những mảnh vụn bằng cây nạo huyệt ổ răng, sử dụng máy rung siêu âm Piezotome mài dũa bớt phần xương ổ sắc cạnh nguy cơ tạo gai xương sau nhổ. Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật nên điều trị bằng kháng sinh dự phòng.   

– Việc sử dụng nước súc miệng, uống thuốc đầy đủ cũng như tuân thủ tối đa lời dặn sau nhổ răng đến từ phía bệnh nhân cũng vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm huyệt ổ răng có mủ. 

Qua bài viết trên, bác sĩ Phương Thúy đã thông tin tới bạn những kiến thức cơ bản để hiểu như thế nào là viêm huyệt ổ răng có mủ và cách xử lý. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời. 

Qua bài viết trên, bác sĩ Phương Thúy đã thông tin tới bạn những kiến thức cơ bản để hiểu như thế nào là viêm huyệt ổ răng có mủ và cách xử lý. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background