Cắn ngược ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Cắn ngược ở trẻ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ gương mặt. Nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp điều trị tình trạng khớp cắn ngược ở trẻ càng sớm càng tốt.
Thông tin về tình trạng cắn ngược ở trẻ
Cắn ngược là tình trạng sai khớp cắn khá phổ biến hiện nay và xuất hiện tương đối sớm ở trẻ em. Vì cắn ngược là thuật ngữ chuyên môn nên có thể trong ngôn ngữ nói hằng ngày phụ huynh sẽ lấy làm khó hiểu, thông thường chúng tôi thấy phụ huynh mô tả cắn ngược bằng các thay thế từ ngữ như lệch hàm dưới, bị lùi hàm trên vào trong, cằm hô ra ngoài…
Bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh luôn khuyến nghị bố mẹ chờ các cháu lớn hẵng chỉnh răng, lớn tuổi – các cháu sẽ giữ vệ sinh tốt, ăn uống đỡ ảnh hưởng, chỉnh răng nhỏ quá cũng vất vả, tuy nhiên tình trạng cắn ngược thì không trì hoãn được. Càng để thì phát triển càng sai và trở thành 1 sai hình về xương, sau này lớn lên muốn sửa phải đại phẫu nguy hiểm. Vậy nên phụ huynh phải rất lưu ý, cắn ngược là tình trạng đặc biệt, điều trị càng sớm càng tốt khác với tất cả các lệch lạc khớp cắn khác.
Độ tuổi 6 – 10 tuổi là giai đoạn trẻ đang trong quá trình thay răng có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, xương hàm vẫn đang phát triển nên dễ dàng điều chỉnh các sai lệch răng xương. Hơn nữa, cắn ngược không chỉ làm cho răng trẻ lệch lạc, mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và cung hàm nếu không điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết cắn ngược ở trẻ
Cắn ngược ở trẻ có những đặc điểm rất dễ nhận dạng và phụ huynh cũng có thể nhìn ra được hàm răng con đang gặp phải cắn ngược thông qua những dấu hiệu sau:
– Răng hàm dưới nhô ra nhiều hơn so với hàm trên
– Nét mặt nhìn nghiêng lõm, cằm đưa ra trước
– Các răng hàm phía sau có thể tiếp xúc nhau nhưng không khít
– Răng cửa và răng nanh có xu hướng không chạm nhau
– Cung răng hàm trên thường hẹp hơn hàm dưới
– Khi nhìn chính diện, trán, mũi và cằm thường có xu hướng lệch trái hoặc lệch phải.
Nguyên nhân gây cắn ngược ở trẻ
Có khá nhiều nguyên nhân gây cắn ngược trẻ em, thường gặp bao gồm:
– Di truyền: Nghiên cứu cho thấy 90% trẻ bị cắn ngược là do di truyền.
– Do rối loạn sự mọc răng: Nếu răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới dẫn đến răng cửa hàm dưới cản trở sự mọc ra đúng vị trí của răng cửa trên gây ra cắn ngược răng.
– Do thói quen xấu như trượt hàm dưới ra trước theo hướng không thuận lợi như mút ngón tay, ngậm núm vú giả, nằm ngủ tư thế nghiêng quá lâu gây ra cắn ngược răng.
– Do có dị tật khe hở hàm ếch làm cho xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau gây ra cắn ngược xương.
Trong điều trị chỉnh nha, quan trọng nhất là phải tìm ra được đúng nguyên nhân gây bệnh thì từ đó mới có kế hoạch điều trị chính xác dứt điểm. Để làm điều này cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên sâu về nắn chỉnh răng nhận tư vấn một cách chính xác từ đó xác lập lời khuyên điều trị đúng.
Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng gì tới trẻ nhỏ?
Với một khớp cắn không tốt như vậy thì không chỉ riêng tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến chức năng, dưới đây là những ảnh hưởng không tốt mà khớp cắn ngược có thể mang đến cho trẻ:
– Gây mất thẩm mỹ khuôn mặt và nụ cười: Trẻ nhỏ có thể chưa có nhiều e ngại về vấn đề thẩm mỹ nhưng thời điểm này cũng phần nào ảnh hưởng nụ cười và khuôn mặt của bé. Đặc biệt trẻ lớn dần lên mà chưa hết cắn ngược thì sự bất hài hòa khuôn mặt trầm trọng hơn làm trẻ tự ti về mình, ảnh hưởng trực tiếp đời sống tinh thần là điều chắc chắn.
– Vấn đề chức năng ăn nhai: Thức ăn không được nhai nghiền kĩ tác động xấu tới dạ dày và sự phát triển sinh học. Hơn thế nữa, sự phân bố lực tác động vào răng, xương hàm không đều gây ra rối loạn chuyển động xương hàm dưới, chuyển động khớp thái dương hàm và sau này là bệnh lý khớp Thái Dương Hàm
– Cuối cùng trở ngại phát âm: Trẻ có thể bị nói ngọng, nói lắp hoặc phát âm không rõ, mà như các cụ nói là phát âm đớt.
Các phương pháp điều trị cắn ngược ở trẻ
Điều trị cắn ngược ở trẻ có thể chỉ đơn giản sử dụng hàm chức năng kích hoạt hướng phát triển đúng xương hàm trong 1 giai đoạn ngắn dưới 1 năm, hoặc cần thiết can thiệp chuyên sâu như gắn mắc cài 3 – 4 năm. Một liệu pháp tổng hợp bao gồm 2 giai đoạn đeo hàm chức năng và sau đó dùng mắc cài cũng có thể sử dụng cho các ca phức tạp với sai hình lớn hoặc kết hợp.
1. Sử dụng hàm EF
Đây là khí cụ chức năng dùng điều trị tiền chỉnh nha với những sai lệch khớp cắn nhẹ vùng răng trước. Ưu điểm của EF là dễ sử dụng, kinh tế và có thể hỗ trợ sửa được thói quen xấu. Nhược điểm là cần trẻ hợp tác đeo hàm đúng và đủ thời gian. Có nhiều loại EF hỗ trợ chỉnh cắn ngược tùy theo từng độ tuổi khác nhau.
2. Hàm Facemask
Face Mask là loại hàm chức năng sửa chữa khớp cắn ngược phía trước từ mức độ nhẹ đến vừa với nguyên nhân do xương hàm trên kém phát triển.
Facemask có thể kéo xương hàm trên ra trước khoảng 1 – 3mm, đồng thời giúp xương hàm dưới xoay xuống dưới và ra sau giúp tăng chiều cao tầng mặt dưới hỗ trợ giải cắn ngược hiệu quả.
Với hàm này cần có sự hợp tác 100% từ trẻ. Theo nghiên cứu y học, trẻ cần đeo hàm đủ 12h mỗi ngày trừ lúc ăn uống hay hoạt động thể thao để có thể đạt được hiệu quả mong muốn. Thông thường thời gian điều trị sẽ khoảng 8 – 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng mỗi trẻ.
3. Niềng răng mắc cài
Là phương pháp phổ biến, rất hiệu quả và giải quyết được nhiều vấn đề sai lệch do răng. Phương pháp này không cần quá nhiều sự hợp tác của trẻ tại nhà do khí cụ gắn cố định trên răng. Tuy nhiên lại mang đến nhiều sự vướng víu cho trẻ và trẻ cần chải răng kỹ hơn để tránh sâu răng
4. Niềng răng Invisalign First
Đây là loại niềng răng với máng trong suốt dành cho trẻ em, có khả năng nắn chỉnh răng tốt và có hiệu quả với nhiều trường hợp sai lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ như: răng chen chúc, khấp khểnh, răng hô, cắn ngược. Có thể nói đây là phương án chỉnh nha “chân ái” cho các bạn nhỏ bởi tính thẩm mỹ, nhẹ nhàng, thuận tiện. Các bé sẽ không gặp phải những trở ngại, khó khăn hay đau đớn như chỉnh nha truyền thống.
Trên đây là những thông tin cha mẹ rất cần quan tâm theo dõi vấn đề cắn ngược con và tham khảo một số phương pháp có thể điều trị hiệu quả cũng như chi phí.
Có thể thấy có khá nhiều phương pháp điều trị cắn ngược ở trẻ em. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng phương pháp phù hợp. Do đó nên đưa trẻ đến các địa điểm nha khoa uy tín để cho trẻ được điều trị một cách chính xác và hiệu quả.
Hi vọng qua những chia sẻ trên của bác sĩ Đăng có thể phần nào cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho các bạn nhỏ được điều trị những sai lệch răng ngay từ sớm để có được một khuôn mặt cân đối và nụ cười đẹp trong tương lai. Nếu quý phụ huynh có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh