Tại sao cấy implant xong mà không thấy có gì trong miệng? Nha khoa Thùy Anh

Trong lĩnh vực nha khoa phục hồi hiện nay, trồng răng implant đã là khái niệm không còn quá xa lạ đối với mọi người. Có thể nói đây chính là biện pháp giúp bệnh nhân mất răng khôi phục khả năng ăn nhai hoàn hảo mà không ảnh hưởng gì đến răng bên cạnh. Chính vì vậy, nhu cầu, độ phổ biến và các thắc mắc đối với dịch vụ trồng răng implant ngày một tăng cao. Một trong số những thắc mắc mà chúng tôi nhận được nhiều là “Vì sao ngay khi cấy implant xong mà trong miệng lại không thấy dấu hiệu gì của implant”. Vậy thì trường hợp nào sau khi cấy ghép có thể nhìn thấy các thành phần implant và trường hợp nào implant chôn hoàn toàn dưới lợi? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Các thành phần chuẩn của răng implant

Đầu tiên là chân răng nhân tạo tức là trụ implant

Nó là một trụ nhỏ bằng titan thiết kế tương tự chân răng với các kích thước khác nhau để phù hợp với vị trí xương cấy ghép. Mỗi implant sẽ có 1 nắp đậy ở phía trên giúp tách biệt phần bên trong của trụ với môi trường bên ngoài. Trụ implant có nắp đậy là thứ bạn sẽ không bao giờ thấy được vì nó nằm dưới lợi, trong xương. Phần này càng được bao bọc bởi xương lỹ lưỡng thì implant càng chắc chắn và khỏe khoắn. 

Thứ 2: Healing cap (trụ lành thương)

Trụ lành thương có chức năng hướng dẫn lành thương lợi, Kết nối chân răng vào môi trường miệng giúp cho việc tạo hình lợi để ôm sát phục hình sau này tương tự như việc lợi sát khít vào thân răng tự nhiên. Nếu trên miệng bạn có thấy một cục sắt tròn – đen thì đó chính là Healing Cap. Healing chỉ là một thiết bị trung gian kết nối chân răng với môi trường miệng, nên nó sẽ được xoáy ra xoáy vào nhằm kiểm tra cũng như nong rộng thể tích lợi sao cho phù hợp với vùng răng cần trồng lại. Thỉnh thoảng healing có thể bị lỏng,  bạn chỉ cần đến nha sĩ trợ giúp siết chặt lại là ổn. 

Cuối cùng, là abutment (trụ phục hình) 

Là phần để liên kết giữa chân răng implant với phục hình cuối cùng. Phần này chính là cái thân răng để sau này răng sứ phủ ra bên ngoài, bạn sẽ không thấy được trên miệng. 

Quá trình cấy implant sẽ chia làm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu là việc đặt chân răng nhân tạo vào vị trí mất răng trong xương. Sau một thời gian, chân răng implant này tiến tới tích hợp và cố định vững chắc vào xương hàm. Từ đó, ở giai đoạn sau có thể làm một răng sứ lên trên ăn nhai tốt. 

2 trường hợp có thể xảy ra khi mới đặt chân răng implant

+ Nếu quá trình cấy ghép thuận lợi: Implant đạt độ vững ổn ban đầu tốt thì sẽ không cần phải dùng nắp đậy mà tiến hành lắp luôn healing lên trên implant và bạn có thể thấy healing nằm trên lợi. Như vậy sẽ giúp cho quá trình tích hợp implant và sự lành thương của lợi đồng thời được diễn ra. Việc này sẽ giảm bớt số lần phải can thiệp phẫu thuật trên ghế răng, giảm bớt sự đau nhức và rút ngắn thời gian điều trị. 

Thiết bị healing hướng dẫn lành thương lợi đôi khi có thể thay thế bằng một số dạng răng tạm, răng tạm cũng đóng vai trò kết nối implant vào khoang miệng nhưng chúng có máu trắng và mô phỏng hình dạng lợi cá nhân hơn. 

Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-trong-rang-implant-hop-ly-phu-hop-voi-moi-doi-tuong/

+ Nếu implant không đạt được vững ổn cần thiết: Khi đó, implant sẽ được vặn nắp đậy ở phía bên trên rồi khâu vùi dưới lợi. Mục đích chính của việc vùi sâu implant dưới lợi là để tránh những tác động khi ăn nhai, sinh hoạt đến implant, nhờ vậy tạo môi trường tĩnh giúp chân răng nhân tạo có thể dễ dàng tích hợp vào xương.

Lý do phổ biến khiến implant không đạt độ vững ổn sơ khởi tiêu chuẩn phần lớn xuất phát từ việc khối lượng xương hàm vùng mất răng bị thiếu hụt. Điều này thường xuyên xảy ra với các bệnh nhân để chân răng viêm nhiễm nặng, kéo dài rồi lan xuống vùng xương quanh răng hoặc bệnh nhân bị mất răng lâu năm nhưng trì hoãn phục hồi. Cả 2 tình huống trên đều khiến xương tiêu nhiều, khi đó muốn cấy chân răng phải ghép thêm xương xung quanh và thường chỉ định khâu vùi implant dưới lợi. 

Một trường hợp chôn implant khác là khi xương vùng cấy ghép xốp, mật độ xương loãng nên ngay sau khi cấy ghép, implant thường kém ổn định vì vậy việc đóng nắp, khâu kín là cần thiết giúp tránh các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến implant.

Như vậy dù là cấy implant vùi dưới lợi hay đặt healing ngay sau cấy thì mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo implant tích hợp thành. Nếu sau cấy bạn không thấy gì trong miệng thì đó là nha sĩ đang đặt nắp đậy và khâu vùi giúp implant yên tĩnh lành thương, ngược lại bạn thấy có ốc tròn đen hoặc một ốc màu trắng khít với ổ nhổ răng thì đó chính là thiết bị hướng dẫn lành thương lợi gọi là healing hoặc răng tạm. 

Tóm lại, khi bị mất răng và có ý định trồng lại thì bạn nên đi khám, kiểm tra càng sớm càng tốt để tìm kiếm một điều kiện tốt nhất về thể tích xương, tránh bị tiêu mất xương. Từ đó rút ngắn thời gian, công sức cũng như giảm tiêu hao kinh tế. 

HOT: Trồng răng implant chỉ với 6.9tr.đ 

TẶNG mão sứ 2 triệu đồng 

MIỄN PHÍ tư vấn cùng chuyên gia hàng đầu

ĐĂNG KÝ NGAY KHUYẾN MẠI CHỈ CÒN 20 SUẤT 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục