Siết răng khi niềng răng: Bao lâu 1 lần? Có đau không?

Một trong những câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm khi bắt đầu niềng răng là siết răng như thế nào? Bao lâu thì siết răng một lần? có đau hay không? Những thắc mắc này sẽ được bác sỹ Diệu trực thuộc khoa nắn chỉnh răng Nha khoa Thùy Anh giải đáp một cách cụ thể và chi tiết trong bài viết ngày hôm nay

Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng khi niềng là sự siết chặt của dây cung vào trong rãnh mắc cài hay là sự kéo răng di chuyển theo 3 chiều không gian hay sự đẩy của khay niềng Invisalign lên các điểm đặt lực trên răng giúp những chiếc răng lệch lạc di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Nói cho dễ hiểu thì buộc răng bắt ép nó vào khuôn. 

Mục đích chính là tạo ra lực giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn. Điều này thực hiện qua những thao tác như:

    • Thay chun tại chỗ 
    • Tăng dây cung kích thước lớn hơn
    • Thêm lực kéo răng bằng chun hay móc
    • Thay khay định kỳ với niềng răng máng trong suốt Invisalign

Siết răng rất quan trọng và đau, vì vậy, khi niềng, bạn cần phải tuân thủ và đảm bảo đến đúng lịch hẹn định kỳ bác sĩ. Để bác sĩ có thể theo dõi và điều chỉnh theo phác đồ điều trị đã lập, có thế quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, an toàn và đạt kết quả cao.

Niềng răng bao lâu siết một lần?

Khoảng thời gian giữa mỗi lần siết răng phụ thuộc vào giai đoạn cụ thể và phương pháp niềng mà bạn chọn. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:

1. Đối với các giai đoạn trong niềng răng

    • Giai đoạn đầu, răng được dàn đều và làm phẳng, bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám và siết răng bằng việc tăng dây cung từ bé đến lớn, từ mềm đến cứng, cộng thêm chun hoặc chỉ thép, và điều này thực hiện mỗi tháng một lần
    • Tiếp theo khi đi vào giai đoạn đóng khoảng trong trường hợp nhổ răng, bác sĩ cần kiểm tra, cho thêm lực đóng khoảng bằng chun hay lò xo và thời gian giữa các lần siết răng có thể dao động từ 3 tuần đến 1 tháng.
    • Trong kỳ tinh chỉnh, nghĩa là gần kết thúc quá trình chỉnh nha, cần đeo chun liên hàm chỉnh khớp thì cứ mỗi lần thay chun là một lần siết. Việc thay chun các bạn sẽ được hướng dẫn cách đeo và tự thay tại nhà 1 – 2 ngày một lần, tự làm không cần đến gặp nha sĩ. 
    • Cuối cùng, khi vào giai đoạn kết thúc, thời gian giữa các lần siết răng phụ thuộc tình trạng cụ thể răng mỗi người, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần để điều chỉnh những chi tiết nhỏ trước khi tháo mắc cài

Tiếp theo đối với các phương pháp niềng răng thì sự siết răng cũng có khác nhau:

    • Đối với phương pháp truyền thống mắc cài kim loại hay mắc cài sứ buộc chun cần đến nha khoa để siết răng mỗi 3 – 4 tuần một lần. Dựa trên tình trạng răng dịch chuyển mà bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết thông qua việc thay dây cung hay chun
    • Trường hợp niềng răng mắc cài tự buộc thì thời gian siết răng định kỳ khoảng 1 – 2 tháng vì mắc cài thiết kế dạng nắp đóng nên dây cung có thể trượt tự do trong rãnh tạo ra lực di chuyển ổn định và rút ngắn thời gian tái khám. Đồng thời, nhờ sự trượt tự do của dây cung trong mắc cài tự khóa tạo lực di chuyển răng nhẹ nhàng liên tục không gây đau và khó chịu nhiều như mắc cài buộc chun.
    • Trong phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign lại khác, mỗi khay có tác dụng tương tự như việc siết dây cung nhờ vào khả năng tạo lực di chuyển răng từ từ qua từng khay. Do vậy, bạn không cần đến nha khoa để siết răng mà có thể tự thay khay niềng mới tại nhà theo lộ trình hướng dẫn, thường là 1-2 tuần thay 1 khay mới.

Siết răng khi niềng có đau không?

Câu trả lời là “có”. Vậy vì sao răng bị đau khi siết? Theo nhiều nghiên cứu giải thích, đau là phản ứng đáp ứng dịch chuyển răng khi có lực siết tác động. Sau khi gắn mắc cài và đặt dây cung vào rãnh thì lực siết từ sự cong uốn của dây cung tác động lên răng dẫn tới hiện tượng một bên dây chằng nha chu bị ép, một bên còn lại giãn ra. 

Vùng bị ép sẽ bị thiểu dưỡng do thiếu máu và oxy dẫn tới quá trình tiêu xương tại đây. Ngược lại vùng giãn ra nhiều máu và oxy tới hơn nên sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo xương. 

Quá trình đáp ứng với lực chỉnh nha sẽ khiến bệnh nhân thấy ê, đau nhức hay răng lung lay nhẹ. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Thông thường cơn đau âm ỉ, ê nhức sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên. Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và ngưỡng chịu đau mỗi người mà cơn đau có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn. Thông thường khoảng 3 – 5 ngày đau sẽ giảm bớt.

Vấn đề đau sau khi siết răng luôn được bác sĩ giải thích ngay từ đầu để bạn phần nào chuẩn bị tâm lý và không lo lắng khi gặp phải. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ có thể giúp bạn làm giảm cơn đau sau khi siết răng:

– Chườm đá: Bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đá lạnh vào khăn sạch để chườm lên vị trí đau bên ngoài cung hàm, mỗi lần chườm khoảng vài phút. Hơi lạnh sẽ làm cho mạch máu co lại, nhờ vậy giảm phản ứng đau và khó chịu. 

– Súc miệng nước muối: Cho vài hạt muối vào nước ấm súc miệng 2 – 3 lần/ngày, vừa hỗ trợ diệt khuẩn răng miệng, vừa giúp giảm đau buốt sau khi siết răng.

– Massage lợi: Dùng các ngón tay xoa nhẹ nhàng lên vùng lợi theo chiều kim đồng hồ khoảng 1 phút, rồi massage theo chiều ngược lại. Cách này giúp tăng cường lưu thông máu từ đó làm giảm đau nhức do siết mắc cài

– Ăn thức ăn mềm: Sau khi siết niềng răng, bạn nên chọn những món ăn lỏng, mềm (như cháo, súp, khoai tây nghiền, phô mai, trái cây mềm…) để tránh tạo áp lực lên răng, ít gây đau nhức.

Niềng răng là cả một hành trình kéo dài từ một đến vài năm, tất nhiên không tránh khỏi lúc khó chịu và đau đớn. Việc siết răng sẽ mang đến cho bạn những cơn đau nhức ê ẩm trong vài ngày, nhưng qua mỗi lần siết là răng ngày càng thẳng hàng và đẹp hơn.

Bạn có thể nhận thấy được sự thay đổi từng ngày trên hàm răng của mình sau mỗi lần siết, do vậy đó cũng là nguồn động lực to lớn đưa bạn đến nha khoa hàng tháng để siết răng. Đã rất rất nhiều người niềng răng và kết thúc với một nụ cười đẹp rạng rỡ, điều đó cũng đủ chứng minh được những cơn đau nhức khó chịu khi siết răng nó không quá đáng sợ như những gì nhiều người nghĩ, nó chỉ mang lại sự khó chịu trong 3 – 5 ngày sau đó mọi thứ là trở nên bình thường.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background