Sâu răng thì phải nhổ răng đi, liệu có đúng? Nha khoa Thùy Anh

Sâu răng là bệnh răng hàm mặt rất phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê, năm 2016 thì ở Việt Nam có đến 87,5% dân số có răng sâu, tỉ lệ này cao nhất ở lứa tuổi trẻ em có răng sữa và thiếu niên tuổi tiền dậy thì. Sâu răng là bước đầu gây mất răng, tỉ lệ mất răng do sâu răng hiện nay cũng cao, trung bình người 18 tuổi mất 1 răng vĩnh viễn và khi 45 tuổi mỗi người mất 6,64 chiếc. Vậy có phải cứ sâu răng là sẽ phải nhổ răng? Bệnh sâu răng thực sự nguy hiểm đến vậy? 

Bệnh sâu răng là bệnh như thế nào?

Bản chất của con sâu răng này chính là vi khuẩn cùng sản phẩm của chúng trong môi trường có đường từ thức ăn thừa mắc trên răng gây ra. Quá trình sâu tiến triển sẽ phụ thuộc vào mức độ mô canxi bị xói mòn huỷ khoáng bề mặt răng, lâu dần răng mất chất, mủn đổi màu lỗ sâu thành màu nâu vàng sậm hoặc đen. 

Bạn có thể tự phát hiện những lỗ sâu răng bằng cách soi gương nhìn thấy đốm đổi màu. Cũng có những răng sâu mặt trong phía lưỡi hay vòm họng, tổn thương sâu kẽ bạn khó có thể tự phát hiện. Những tổn thương sâu chưa biến chứng tủy thì thường ít có biểu hiện khó chịu trên miệng vì vậy hay bị bỏ quên. Do đó, bạn cần đến nha sĩ khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và sửa chữa những tổn thương này.

Các mức độ sâu răng

Cấu tạo của răng từ ngoài vào trong gồm: Men => Ngà => Tủy răng. Tổn thương càng đi sâu vào trong thì mức độ nghiêm trọng và biến chứng càng tăng lên, theo các lớp giải phẫu cũng có các mức độ: 

+ Sâu men: Là tổn thương ở lớp men, thường bạn sẽ thấy răng mình có vệt trắng đục. Các dấu hiệu khó chịu thường không có hoặc rất ít, sâu men là mức nhẹ nhất của sâu răng. 

Trường hợp này bạn cần tăng cường làm sạch răng và không phải thực hiện nhổ răng. 

+ Sâu ngà răng: Là mức độ nặng hơn sâu men, khi bị sâu ngà răng bạn sẽ cảm thấy nhạy cảm răng, ê buốt mỗi lần ăn đồ nóng lạnh hay chua ngọt hoặc đôi khi là 1 cơn hít hà. Bạn dừng các kích thích này thì cảm giác buốt cũng nhanh chóng biến mất. 

Sâu ngà càng gần tuỷ các dấu hiệu khó chịu càng nhiều, ở giai đoạn này nha sĩ sẽ thử nghiệm tuỷ, nếu các test thử nghiệm nói rằng tuỷ vẫn lành mạnh thì chiếc răng sẽ được bảo tồn và theo dõi, phục hồi lại tổ chức khuyết hổng bằng các phương pháp hàn răng hoặc làm răng sứ bán phần, toàn phần. Đa phần thì sâu ngà răng cũng không phải nhổ răng.

+ Sâu tủy răng: Đây là biến chứng của sâu răng. Có nhiều mức độ, và chỉ định điều trị khác nhau. Bản thân tủy răng là mô chứa mạch máu, thần kinh chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, cảm giác. 

Răng bị sâu tủy răng

Tủy răng nếu tổn thương thì không thể tự lành lại, khi bị tổn thương nhiễm trùng nó sẽ tự kích hoạt quá trình chết. Khi đó các sợi thần kinh, mạch máu trong tủy răng bị phân huỷ làm tăng áp suất buồng tuỷ dồn xuống dưới chóp răng gây đau rất nhiều. 

Sâu răng vào tuỷ khiến bạn chịu những cơn đau kinh khủng, có biểu hiện lan lên đầu, có thể kèm sưng. Đau nhiều hơn khi ăn nóng lạnh, đau nhiều về đêm. Muốn hết đau phần lớn chúng ta chọn đến nha sĩ lấy tủy, một vài trường hợp cố gắng chịu đựng cơn đau, một thời gian sau bớt dần rồi hết đau và người ta đã lãng quên chiếc răng sâu của mình. 

Phần lớn bệnh nhân chữa tuỷ răng đều giảm và hết đau, tuy nhiên một số trường hợp không thể làm sạch hết tủy răng, điều trị tủy răng không thể thành công do nhiều nguyên nhân như răng quá phức tạp về giải phẫu ống tủy, ống tuỷ quá cong hẹp, vị canxi hóa hay hệ thống ống tủy phụ phức tạp , vị trí chân răng so với xoang hàm trên đã có dấu hiệu viêm hoặc răng viêm quá nặng dưới chóp….

 Như vậy khi chữa tủy không thành công thì chỉ có nhổ răng và trồng chân răng mới implant mới là cách giải quyết triệt để cơn đau do sâu tủy răng gây nên

+ Răng vỡ quá lớn: Trường hợp này cũng sẽ chỉ định nhổ vì tủy đã chết hẳn, cơn đau đã qua đi thì khi bị bỏ quên khiến chiếc răng sâu vào tủy vẫn tiếp tục âm thầm phá huỷ mô răng từ từ theo chiều dọc và chiều ngang từ trên mặt nhai xuống dưới chân mà không hề báo động đau cho bạn, đến một giai đoạn cấp tính nào đó răng sẽ đau lại, sưng viêm lung lay hoặc bạn khó chịu với việc mắc thức ăn và hôi miệng do chúng gây ra, lúc này mới chịu đến nha sĩ. Sau khi thăm khám và chụp phim Xquang, chiếc răng của bạn đã bị sâu vỡ quá nhiều trên 2 thành răng, răng rỗng bên trong chỉ còn lớp men mỏng bên ngoài hoặc sâu xuống dưới chân răng, thủng sàn tủy chẽ chân răng thì chỉ định nhổ là điều chắc chắn.

Răng bị vỡ lớn

+ Răng sâu lớn, chữa tủy tốt cũng không thể phục hình: Trường hợp này cũng nên nhổ vì răng không thể thực hiện được chức năng ăn nhai thì cần loại bỏ và phục hình lại bằng răng implant. 

+ Răng khôn sâu lớn mọc lệch kẹt, không có không gian thao tác chữa tuỷ, răng ở vùng khó vệ sinh, gây mắc thức ăn hoặc lợi trùm thân răng thì có chỉ định nhổ răng rất rõ ràng.

+ Nhổ răng liên quan đến niềng răng: Những răng sâu lớn hoặc răng đã chữa tủy nhưng chưa đạt yêu cầu trong điều trị chỉnh nha, mặc dù các răng này vẫn có thể cố gắng giữ nhưng bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ để kéo răng khôn thay thế, với mục tiêu giúp bệnh nhân có một bộ răng khỏe mạnh và bền đẹp nhất.

Qua bài viết trên bạn đã biết được khi nào những chiếc răng bị sâu cần nhổ bỏ. Tóm lại, triết lý giữ răng luôn xoay quanh mục tiêu đưa đến cho chúng ta một sức khỏe ổn định nhất về thể chất cũng như tinh thần, những chiếc răng gây đau nhức dai dẳng, viêm nhiễm không thể xử lý bảo tồn, những chiếc răng không thực hiện được chức năng phục vụ đời sống cho con người thì hãy để nha sĩ giúp bạn chia tay nó và phục hình lại chiếc răng giả bằng implant tốt như răng thật.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bang-gia-nho-rang-sau-chuan-cho-tung-truong-hop/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background