Răng hàm sâu chỉ còn chân xử lý như thế nào?

Răng hàm sâu chỉ còn chân sẽ gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu do ổ răng sâu chứa vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng răng bị sâu và các răng lân cận. Vậy răng hàm bị sâu thì xử lý như thế nào? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Răng hàm có cấu tạo như thế nào?

Một chiếc răng hàm gồm có: thân răng là phần ở trên lợi mà bạn nhìn thấy trong miệng và chân răng là phần ở dưới lợi và ở trong xương hàm (xương ổ răng), bạn không nhìn thấy được. Mỗi răng hàm sẽ có từ 2 đến 4 chân răng. Đỉnh của mỗi chân răng, nơi mạch máu và thần kinh đi vào trong răng gọi là vùng chóp (cuống) răng. 

Cấu tạo của thân răng gồm các lớp: lớp ngoài cùng là men răng có đặc điểm rất cứng, lớp thứ 2 là ngà răng, mềm hơn men răng và ở giữa răng là 1 buồng rỗng ở cả thân răng (buồng tủy) và các chân răng (các ống tủy), trong đó chứa mạch máu, thần kinh của mỗi răng gọi là tủy răng. Tổ chức cứng của răng gồm men và ngà răng.

Nguyên nhân răng hàm bị sâu?

Răng hàm dễ bị sâu do vị trí khó vệ sinh và khả năng lưu giữ thức ăn cao. Các mảng bám, vi khuẩn tích tụ trong thời gian dài sẽ tấn công men răng, làm suy yếu cấu trúc răng và hình thành lỗ sâu.

    • Vệ sinh răng miệng kém: Chải răng không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng khiến vi khuẩn phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ sâu răng.
    • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, nước có gas, thực phẩm chứa nhiều axit làm bào mòn men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
    • Răng có rãnh sâu tự nhiên: Một số người có răng hàm với rãnh sâu, dễ bị mắc thức ăn, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
    • Không đi khám nha khoa định kỳ: Việc không kiểm tra răng miệng thường xuyên dẫn đến tình trạng sâu răng không được phát hiện sớm, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Sâu răng diễn biến qua nhiều giai đoạn. Ban đầu, nó chỉ là những đốm nhỏ trên bề mặt răng, dần dần lan rộng và ăn sâu vào cấu trúc răng. Khi răng bị sâu nghiêm trọng, phần thân răng có thể bị vỡ dần, chỉ còn lại phần chân răng.

Cách xử lý răng hàm sâu chỉ còn chân răng

1. Ưu tiên điều trị bảo tồn 

Răng vĩnh viễn không thể tự tái tạo sau khi mất, vì vậy khi điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, các bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp bảo tồn. Bởi dù công nghệ trồng răng giả hiện đại đến đâu, răng giả cũng không thể thay thế hoàn toàn chức năng của răng thật.

Hơn nữa, nếu nhổ bỏ răng hàm, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tác động tiêu cực đến các răng lân cận. Ngoài ra, khi chưa trồng lại răng mới, việc ăn uống và giao tiếp cũng trở nên khó khăn hơn.

2.Răng hàm sâu nhưng chân răng vẫn còn tốt

Trong trường hợp răng hàm sâu nhưng chân răng vẫn còn chắc chắn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bảo tồn bằng cách:

    • Làm sạch khu vực chân răng, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
    • Điều trị viêm tủy (nếu có) và trám bít ống tủy để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.
    • Bọc răng sứ để bảo vệ chân răng, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Tuy nhiên, nếu quá trình vệ sinh răng và chữa tủy không thực hiện đúng kỹ thuật, nguy cơ nhiễm trùng hoặc hình thành áp-xe có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Do đó, cần lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện phương pháp này.

3. Răng hàm bị sâu và chân răng bị phá hủy hoàn toàn

Nếu chân răng đã bị phá hủy nghiêm trọng và không thể bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh lây lan vi khuẩn sang các răng khác.

Với răng hàm lớn như răng cấm (răng số 6), quá trình nhổ bỏ đòi hỏi kỹ thuật cao, bởi chúng có từ 2 – 4 chân răng và nằm sâu trong cung hàm. Nếu thực hiện sai cách, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như tổn thương dây thần kinh hoặc nhiễm trùng sau nhổ.

Sau khi răng hàm sâu bị nhổ, việc trồng răng thay thế cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu để trống quá lâu, tình trạng tiêu xương hàm sẽ xảy ra, khiến việc phục hình răng trở nên khó khăn hơn.

4. Răng hàm sâu là răng khôn

Trường hợp răng hàm bị sâu nhưng là răng khôn (răng số 8), phương án điều trị có sự khác biệt. Vì răng khôn không tham gia vào quá trình nhai và thường gây nhiều biến chứng, bác sĩ sẽ ưu tiên nhổ bỏ thay vì điều trị bảo tồn.

Răng khôn mọc trong độ tuổi 17 – 25, nhiều trường hợp mọc lệch, mọc ngầm gây viêm nhiễm và đau nhức kéo dài. Nếu răng khôn sâu và ảnh hưởng đến các răng lân cận, nhổ bỏ là phương án tối ưu.

Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn cần được thực hiện tại nha khoa chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn. Nếu không, các biến chứng như nhiễm trùng, tổn thương mô mềm hoặc dây thần kinh có thể xảy ra, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng.

Việc răng hàm sâu chỉ còn chân răng, việc xử lý cần phải được thực hiện đúng phương pháp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Quan trọng nhất là thăm khám nha khoa sớm, lựa chọn phương án điều trị phù hợp và thực hiện tại cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background