Quá trình tích hợp xương của trụ implant? Tại sao implant mất tích hợp xương?

Cấy ghép răng hiện nay đã trở thành một thủ thuật thường quy trong nha khoa. Việc lành thương xung quanh các thiết bị cấy ghép hiện đại tuân theo chuỗi các sự kiện đã được thiết lập và dẫn đến sự tích hợp xương có thể dự đoán được.

Quá trình hình thành xương có thể nhìn thấy sớm nhất là bốn ngày sau khi đặt implant. Trong một vết thương xương đang lành, các tế bào tiền thân tạo xương bao gồm nguyên bào sợi sẽ biệt hóa thành nguyên bào xương và bắt đầu lắng đọng xương dẹt dần dần được phát triển trên bề mặt cấy ghép. 

Trong thời gian từ 1 – 3 tháng lành thương, phần xương dẹt này được thay thế bằng xương phiến với phần xương tăng dần để tiếp xúc với mô cấy, cho phép tải lực chức năng của mô cấy. Sự ổn định ban đầu của implant giảm 3 tuần đầu do quá trình tái tạo xương và tiếp theo là gia tăng đến mức ban đầu ở tuần thứ 4 – 5, sau đó đạt đến mức độ ổn định vào tuần thứ 8.

+ Giai đoạn đầu của quá trình lành xương quanh implant rất quan trọng và liên quan đến phản ứng ban đầu của cơ thể với vật liệu lạ: Hấp thụ protein, hoạt hóa tiểu cầu, đông máu và viêm. Điều này dẫn đến sự hình thành cục máu đông fibrin ổn định, là kho chứa các yếu tố tăng trưởng và cho phép tạo xương. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc lành thương trong giai đoạn này là sự ổn định ban đầu của implant và thiết kế bề mặt của implant. 

+ Giai đoạn cuối của quá trình tích hợp xương liên quan đến tu sửa lại phần xương dẹt. Quá trình này tương tự như quá trình liền xương xảy ra ở vị trí gãy xương.

Quá trình tích hợp xương trong cấy ghép implant là khả năng liên kết của implant với xương chủ xung quanh. Các yếu tố như thiết kế, thành phần hóa học, độ nhám bề mặt và điều kiện tải lực rất quan trọng đối với sự tích hợp tốt của mô cấy.

Chi tiết quá trình dịch chuyển và biệt hóa của các tế bào trong quá trình tích hợp xương quanh implant

Tại một vùng xương hoàn thiện cấu trúc: Các mũi khoan xương tạo hình vùng cần đặt implant làm mạch máu bị hư hỏng và vị trí khuyết hổng được tạo ra trong xương nhanh chóng được làm đầy máu. Một trụ cấy ghép bằng titanium được đưa vào vùng đã chuẩn bị trong xương. Tại thời điểm này, lực duy nhất giữ trụ cấy ở vị trí là lực ma sát cơ học hoặc độ ổn định chính. 

Trong những phút đầu tiên, máu bắt đầu tưới vào khu vực này, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các vết thương lành và protein bắt đầu bám vào bề mặt của mô cấy. Ngay sau đó máu ngừng chảy do hoạt động của các tiểu cầu bám vào mạch máu bị tổn thương. Tiểu cầu giải phóng các chất khác nhau thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Cục máu đông lấp đầy vết thương tạo ra một ma trận tạm thời. Mà cũng dính vào trụ cấy. Trong những giờ đầu tiên các tế bào miễn dịch làm sạch các mảnh mô này và vi khuẩn có trong vết thương. Các chất do tiểu cầu tiết ra làm tăng tính thấm thành mạch, cho phép bạch cầu di chuyển qua các khoảng trống do tế bào nội mô tạo ra.

Bạch cầu và đại thực bào di chuyển qua khu vực này tiêu diệt vi khuẩn và giải phóng các enzym tiêu hóa. Vào thời điểm đấy, vết thương có thể theo tiến trình bình thường của nó để chữa lành hoặc phát triển một môi trường độc hại với nhiều vi khuẩn và bị nhiễm trùng, có thể gây ra sự cố cấy ghép. Ngày sau phẫu thuật, nguyên bào sợi di chuyển vào vết thương.

Các thành phần như collagen được tổng hợp, giúp ổn định và bảo vệ chất nền ngoại bào. Các tế bào quanh mạch, có các đặc tính của tế bào gốc, di chuyển đến các khu vực khác tạo thành các mạch máu mới sẽ khôi phục việc cung cấp oxy, do đó thúc đẩy quá trình chữa lành mô. 

Vào khoảng ngày thứ 7, các tế bào hủy xương bám vào phần xương còn sót lại, phục hồi nó và tạo không gian cho sự hình thành xương mới. Tuy nhiên, điều này ban đầu sẽ làm giảm độ ổn định của implant. Tế bào quanh mạch cũng di chuyển đến bề mặt cấy ghép nơi chúng sẽ phân hóa thành nguyên bào xương mới. Ở đó tạo thành một ma trận sẽ khoáng hóa bằng cách kết hợp canxi photphat. 

Sau tuần đầu tiên, xương chính bắt đầu hình thành trên bề mặt implant. Điều này thúc đẩy sự ổn định của mô cấy thứ cấp, kết thúc quá trình tu sửa của nó trong vòng vài tuần.

Nguyên nhân khiến implant mất tích hợp xương

Implant bị mất tích hợp xương thường do nhiều nguyên nhân. Việc tiên lượng được các yếu tố này giúp ngăn ngừa những điều không mong muốn khi thực hiện cấy trụ implant, cũng như đưa ra các điều trị bổ sung phù hợp giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cao nhất.

Do bản thân bệnh nhân

+ Bệnh nhân có bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn đông máu: Những bệnh do rối loạn chuyển hóa sẽ làm cho sự nuôi dưỡng để lành thương quanh vùng cấy ghép bị cản trở nhiều cùng với sự tự chữa lành của các tế bào trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy, với những bệnh nhân không kiểm soát tốt các rối loạn chuyển hóa thì việc lựa chọn phương pháp phục hồi bằng implant cần được thăm khám và tư vấn kỹ hơn để đưa ra kế hoạch trước, trong, sau một cách tỉ mỉ giúp đạt được tỷ lệ thành công cao.

Hình ảnh bộ răng của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có tổn thương mô nha chu nặng.

+ Thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt: Đây là khắc tinh của các phục hồi răng vì vùng nâng đỡ quanh răng sẽ luôn ở trong tình trạng bị viêm nhiễm và lâu ngày các mô xung quanh sẽ bị tiêu đi gây tụt lợi nhiều, lung lay răng. 

Hình ảnh tình trạng viêm quanh implant do cao răng mảng bám

+ Cắn đồ cứng: Thói quen ăn sụn sườn, cắn đá lạnh, cắn nắp chai làm quá tải lực cho răng implant dẫn đến tiêu xương hoặc mất tích hợp xương. Do răng implant không có những dây chằng nha chu bám xung quanh chân răng giúp cảm nhận được lực mạnh nhẹ khi nhai đồ ăn giống như răng thật. 

+ Hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có carbon monoxide là chất làm giảm lượng oxy dùng để vận chuyển các tế bào hồng cầu. Điều này làm cản trở sự tích hợp xương và nhiều trường hợp implant bị đào thải do bệnh nhân không tuân thủ việc ngừng hút thuốc trước và sau cấy ghép implant ít nhất là 2 tuần.

+ Mắc bệnh loãng xương: Căn bệnh này khiến chất lượng xương toàn thân bị ảnh hưởng rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn có thể cấy implant thành công được ở những bệnh nhân này. 

Bác sĩ sẽ chỉnh định bổ sung vitamin D (400 – 800UI/ngày) và calcium (1500mg/ngày) một thời gian trước khi điều trị đảm bảo đủ điều kiện để có một case cấy ghép thành công như mong đợi. Ngoài ra, khi khối lượng xương không đủ cũng có thể thực hiện điều trị bổ sung là ghép xương giúp tăng cường sự ổn định cho implant.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến bác sĩ

+ Trình độ chuyên môn của bác sĩ

Lập kế hoạch điều trị là một bước vô cùng quan trọng trong hầu hết các điều trị trong nha khoa. Điều này sẽ giúp việc lựa chọn phương pháp phục hồi phù hợp và đưa ra các điều trị bổ sung nhằm hướng tới kết quả hoàn hảo nhất. 

Vì vậy, với một bác sĩ chuyên môn chắc tay sẽ có một góc nhìn đầy đủ, bao quát các vấn đề để đạt được thành công cao nhất cũng như việc kiểm soát các vấn đề phát sinh trong cuộc phẫu thuật để thuận lợi và an toàn cho bệnh nhân.

+ Sự vô khuẩn trong quá trình thực hiện

Một bác sĩ cẩn thận, kỹ càng trong việc kiểm soát vô khuẩn các dụng cụ thiết bị làm trước khi tiến hành cũng như thao táo trong khi thực hiện sẽ đem tới một sự tin tưởng lớn cho chính bệnh nhân khi được trải nghiệm. Và thứ hai là hạn chế được tối đa các yếu tố dẫn đến nhiễm trùng quanh implant gây mất tích hợp xương.

Trên đây mình đã cung cấp khá đầy đủ về quá trình tích hợp xương quanh implant diễn ra như thế nào và các yếu tố dẫn đến mất tích hợp xương, mong rằng nó hữu ích và giúp các bạn tìm thấy những thông tin mà bản thân đang cần.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/ha-noi-lam-rang-implant-o-dau-tot-va-ben-vung-tron-doi/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background