Phẫu thuật cắt chóp và những điều cần biết – nha khoa Thùy Anh
Tìm hiểu về sức khỏe răng miệng đang ngày càng cần thiết trong thời gian gần đây khi nhu cầu điều trị cũng tăng cao.Hẳn ai cũng muốn hình dung sơ qua để thấy an tâm hơn trước khi đến các văn phòng nha khoa tìm mua thủ thuật mình cần. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn phương pháp phẫu thuật cắt chóp – giữ lại răng thật, mời các bạn cùng theo dõi.
Cấu trúc của một chiếc răng bình thường
Răng sẽ bao gồm 2 phần thân răng và chân răng. Thân răng là phần chúng ta quan sát thấy trong miệng, còn chân răng sẽ chôn vùi bên dưới, bao quanh bởi xương ổ răng, dây chằng nha chu, nướu. Tận cùng của chân răng gọi là chóp chân răng. Đây là nơi dây thần kinh và mạch máu đi qua lỗ chóp để nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho tủy. Và phẫu thuật cắt chóp sẽ được thực hiện ở chính vùng chóp chân răng này.
Vậy phẫu thuật cắt chóp là gì?
Phẫu thuật cắt chóp là một can thiệp nha khoa nhằm loại bỏ mô viêm, mô hạt, mô hoại tử, dị vật,… ở vùng chóp và có kèm theo cắt bỏ chóp chân răng. Phẫu thuật cắt chóp thực chất là loại bỏ vùng chóp, giữ lại một phần chân, toàn bộ thân răng, vùng chóp này nhiễm trùng quá nặng và là cái lỗ bơm vi khuẩn ra xương hàm gây đau kéo dài.
Các trường hợp chỉ định cắt chóp phổ biến như:
– Thứ nhất: Do bất thường về cấu trúc giải phẫu học gây khó khăn cho việc điều trị tủy gồm chân răng cong, gấp khúc nhất là ở 1/3 chóp; hệ thống ống tủy phức tạp phần chóp; chân răng chưa trưởng thành với lỗ chóp mở rộng; răng bị nội hay ngoại tiêu 1/3 chóp; Chân răng gãy chóp…
– Thứ hai: Do những nguyên nhân ngoại lai như hàn tủy thiếu hoặc thừa gây kích ứng viêm ở vùng này mà không thể điều trị tủy lại được. Gãy dụng cụ điều trị trong ống tủy ở chóp chân răng không thể lấy ra. Hoặc là nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian điều trị tủy do bệnh nhân không có thời gian – không gian theo đuổi điều trị tủy thông thường.
Trường hợp cụ thể: Bạn có một chiếc răng đang bị viêm rất nặng ở vùng chóp, bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc chuyên dụng và theo dõi chờ đáp ứng tốt, lành thương rồi mới hàn tủy. Tuy nhiên vì lý do cá nhân bạn không thể có mặt trong lần hẹn tiếp theo đúng liệu trình điều trị. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc đến giải pháp hàn tủy ngay lập tức kết hợp với phẫu thuật cắt chóp.
Thứ ba: Do sự hiện diện của phục hình cố định nghĩa là khi chóp chân răng bị tổn thương và đang gắn phục hình cố định còn tốt mà không thể tháo được do nguy cơ nứt tét tổn thương chân răng. Có thể phẫu thuật chóp sẽ là một lựa chọn mà không cần tháo bỏ phục hình cũ.
Phẫu thuật cắt chóp diễn ra như thế nào?
Trong quy trình phẫu thuật cắt chóp, bác sĩ sẽ rạch mở nướu, bộc lộ xương bên dưới. Sau đó tiếp tục mở rộng bộc lộ vùng chóp răng, nạo sạch mô viêm, mô hạt, dị vật,… kết hợp cắt bỏ chóp chân răng.
Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng một chất hàn sinh học để bịt kín chân răng vừa cắt. Nướu sẽ được đặt lại vị trí cũ và khâu kín đảm bảo lành thương. Trong khoảng thời gian vài tháng, xương sẽ lành lại như bình thường.
Cắt chóp có nguy hiểm hay không? Có đau không?
Phẫu thuật cắt chóp được chỉ định khi việc cắt chóp không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến các mốc giải phẫu quan trọng khác như dây thần kinh, xoang hàm, răng bên cạnh,… Việc rạch nướu, khoan xương có thể xem như một cuộc nhổ răng thông thường vì vậy bạn hoàn toàn không phải quá lo sợ.
Tại nha khoa Thùy Anh, việc sử dụng thuốc tê nhập khẩu từ Pháp giúp quá trình phẫu thuật sẽ diễn ra hoàn toàn thoải mái, không đau đớn. Tất nhiên, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc sưng nhẹ sau khi hết thuốc tê. Điều này là bình thường với bất kì quy trình phẫu thuật nào. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp để giảm bớt sự khó chịu cho bạn và quá trình lành thương diễn ra thuận lợi nhất.
Chăm sóc sau cắt chóp răng như thế nào?
Thường thì sau phẫu thuật bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu một chút tùy vào sức khỏe bản thân cũng như độ khó của thủ thuật. Tuy nhiên hầu hết sẽ bình thường sau một khoảng thời gian ngắn và có thể trở lại làm việc ngay vào ngày hôm sau.
Sưng và tê là bình thường trong tuần đầu tiên, và vì lý do này, bạn nên chườm đá trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật và duy trì trong 2 ngày đầu. Bạn cũng nên tránh rửa mạnh, chải và kéo hoặc nâng môi để vết thương yên tĩnh nhanh lành. Nếu có bất kỳ vấn đề nào bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được hướng dẫn chăm sóc.
Cách nhận biết phẫu thuật cắt chóp đã thành công
Chỉ định phẫu thuật cắt chóp thường là lựa chọn cuối cùng có thể làm với mục đích cứu chiếc răng tự nhiên của chính bạn. Tất nhiên, không có gì đảm bảo thành công 100% với bất kỳ quy trình phẫu thuật nào. Bác sĩ phẫu thuật sẽ theo dõi sát sao và thông báo cho bạn khi tình trạng đã cải thiện và phục hồi tốt.
Trường hợp thất bại, giải pháp sẽ là cấy chân răng nhân tạo Implant. Mặc dù vậy, các phương pháp thay thế bằng răng nhân tạo hiện đại và có hiệu quả đến đâu thì cũng bằng răng tự nhiên. Khi bạn đầu tư để cứu chiếc răng của mình, phần thưởng của bạn là một chiếc răng thật khỏe mạnh và hoạt động tốt trong suốt đời.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp về vấn đề phẫu thuật cắt chóp. Hy vọng thông tin bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về nha khoa. Tạo cho các bạn động lực cũng như sự tự tin trước khi can thiệp phẫu thuật cắt chóp. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận sự tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/5-tieu-chi-can-nam-ro-khi-tim-hieu-lam-rang-o-dau-tot-nhat/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh