Niềng răng và phẫu thuật hàm mặt phối hợp thế nào?

Trong lĩnh vực chỉnh hình răng hàm mặt, niềng răng kết hợp với phẫu thuật hàm mặt là một phương pháp điều trị không còn xa lạ, đặc biệt đối với những bệnh nhân gặp phải tình trạng sai lệch khớp cắn phức tạp. Tuy nhiên, việc xác định thứ tự thực hiện niềng răng hay phẫu thuật trước vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Liệu niềng răng có thể thực hiện trước để chuẩn bị cho phẫu thuật hay phẫu thuật hàm mặt phải được tiến hành đầu tiên để điều chỉnh cấu trúc xương? 

Trong bài viết này, bác sỹ Diệu – đang trực thuộc team chỉnh nha của Nha Khoa Thùy Anh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời qua việc phân tích các lợi ích, hạn chế và các bước cần thiết trong quy trình điều trị phối hợp giữa hai phương pháp này.

Sự cần thiết của việc phối hợp chỉnh nha và phẫu thuật

Chỉnh nha (niềng răng) là phương pháp sắp xếp lại vị trí các răng trên cung hàm, đưa về vị trí sinh lý từ đó điều chỉnh khớp cắn 2 hàm và cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên những trường hợp có sai lệch về xương trong các ca hô, móm hay lệch mặt phức tạp thì chỉnh nha không thể hoàn toàn cải thiện 100% mà cần phối hợp với phẫu thuật hàm mặt để mang lại kết quả điều trị tốt và tính thẩm mỹ cao hơn. Những phân tích dưới đây sẽ giúp nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc phối hợp điều trị:

1. Trường hợp hô xương điển hình

Quan sát trường hợp này có thể thấy trục răng cửa hàm trên và hàm dưới tương đối bình thường nhưng bệnh nhân lại hô. Do vậy, bệnh nhân có bất thường về xương hàm gây nên tình trạng hô, cụ thể là hô xương hàm trên, quá phát triển xương hàm trên gây cười hở lợi và xương hàm dưới bị lùi ra sau nhiều. 

Nếu trường hợp này chỉ niềng răng hoàn toàn không giải quyết được vấn đề hô của bệnh nhân và với vấn đề lùi hàm dưới ra sau thời gian dài làm nén, tiêu lồi cầu gây ra bệnh lý khớp thái dương hàm, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ của hội chứng ngưng thở khi ngủ do đường thở hẹp. Vì vậy đây là một ca cần thiết phối hợp với phẫu thuật hàm mặt.

2. Sai khớp cắn hạng III (cắn ngược) 

Tình trạng này có thể điều trị chỉnh nha ngụy trang bằng cách điều chỉnh trục răng nhưng kiểu hình mặt lõm, dài điển hình của hạng III sẽ không thay đổi. Trường hợp không thể ngụy trang được thì cần phải phẫu thuật hàm mặt để điều chỉnh sai lệch xương hạng III.

3. Trường hợp lệch mặt

Quan sát hình minh họa dưới đây thấy rằng bệnh nhân này có lệch mặt kèm theo lệch mặt phẳng nhai (hình 1). Sau khi bệnh nhân được chỉnh nha đã làm phẳng được mặt phẳng nhai nhưng mặt vẫn bị lệch do sự bất cân xứng xương 2 bên (hình 2). Tiếp đó, bệnh nhân vẫn cần một bước điều trị tiếp là phẫu thuật hàm mặt để sửa lệch mặt (hình 3).

Độ tuổi có thể phẫu thuật 

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra khi bệnh nhân kết thúc tuổi dậy thì là có thể tiến hành phẫu thuật (với nữ khoảng 15 tuổi, với nam khoảng 17 tuổi) và sự phát triển của xương hàm tiếp diễn đến lúc 25 tuổi được cho là không đáng kể.

Có những trường hợp có thể cần được phẫu thuật sớm như kiểu hình mặt quá tệ ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt bình thường, trường hợp hàm dưới lùi nhiều nguy cơ cao bị ngưng thở khi ngủ cần phẫu thuật đưa xương hàm dưới ra trước để giải phóng đường thở cho bệnh nhân. Đương nhiên khi phẫu thuật sớm khi còn trong tuổi tăng trưởng sẽ có nguy cơ tái phát và có thể cần can thiệp phẫu thuật lần 2 khi trường thành

Phẫu thuật trước hay niềng răng trước? 

Dù thực hiện phương pháp nào trước thì cũng sẽ có một vài ưu, nhược điểm riêng biệt, hãy theo dõi tiếp những phân tích dưới đây.

1. Phương pháp điều trị truyền thống là nắn chỉnh răng trước phẫu thuật 

Niềng răng trước khi phẫu thuật chỉnh hàm là một quy trình phổ biến trong phẫu thuật hàm mặt. Thời gian trung bình của một ca chỉnh nha kết hợp phẫu thuật theo phương pháp này khoảng 3 năm và quy trình bao gồm 3 bước như sau: 

    • Chỉnh nha trước phẫu thuật: Thời gian khoảng 1-2 năm
    • Phẫu thuật sau khi răng đã được xếp đúng vị trí
    • Chỉnh nha sau phẫu thuật: thời gian khoảng 6 tháng – 1 năm

Ưu điểm mà phương pháp này mang lại như sau:

    • Tối ưu hóa kết quả phẫu thuật bởi răng đã ở vị trí chuẩn xác giúp bác sỹ bác sĩ phẫu thuật có thể dự đoán chính xác hơn mức độ di chuyển xương hàm cần thực hiện.
    • Hạn chế tái phát sau phẫu thuật: Nếu răng chưa được sắp xếp đúng, sự chênh lệch lực cắn có thể gây ra tình trạng xương hàm bị dịch chuyển sau phẫu thuật, dẫn đến tái phát. Niềng răng trước giúp ổn định khớp cắn, giữ kết quả phẫu thuật lâu dài hơn.

Bên cạnh những ưu điểm trên vẫn có những nhược điểm tồn tại trong quá trình điều trị:

    • Tăng thời gian điều trị do giai đoạn niềng trước phẫu thuật kéo dài từ 1-2 năm
    • Khó khăn khi ăn uống và thẩm mỹ tệ hơn ở giai đoạn trước phẫu thuật

    Đăng kí tư vấn miễn phí




    Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

      Đăng kí tư vấn miễn phí




      Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

      NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

      ‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

      Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

      Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

      Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Bài viết cùng chuyên mục
      phone
      phone no background