Niềng răng mặt trong áp dụng cho những trường hợp nào? Nha khoa Thùy Anh
Niềng răng là một giải pháp dịch chuyển răng bằng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng giúp bạn có một hàm răng đều, đẹp và một nụ cười tự tin hơn. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng phù hợp với khả năng và nhu cầu của mỗi người như niềng răng bằng mắc cài kim loại mặt ngoài, mắc cài sứ mặt ngoài, mắc cài mặt lưỡi hay máng trong suốt Invisalign. Những khí cụ được sử dụng này là phương tiện hỗ trợ bác sĩ trong quá trình niềng răng, do đó dù răng bạn gặp phải những vấn đề như thế nào thì loại niềng răng nào cũng có thể áp dụng được để mang lại một hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh như mong muốn.
Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, nha khoa Thùy Anh sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp niềng răng được xem như là một bước tiến lớn trong ngành chỉnh nha, đó là niềng răng mắc cài mặt trong và những trường hợp nào có thể sử dụng phương pháp này. Hãy tham khảo ngay nhé, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích
Thế nào là niềng răng mặt trong?
Hầu hết chúng ta đều đã rất quen thuộc với những loại mắc cài mặt ngoài được làm từ kim loại hay sứ được gắn ở mặt ngoài của răng. Ngược lại với điều đó thì với niềng răng mặt trong các mắc cài sẽ được gắn ở mặt phía trong của răng, nên khi nói cười sẽ không ai nhìn thấy được bạn đang đeo mắc cài trong miệng. Bởi lẽ đó, phương pháp này mang lại tính thẩm mỹ rất cao và đã trở thành một bước tiến lớn trong ngành chỉnh nha hiện nay.
Các trường hợp có thể niềng răng mặt trong
+ Răng hô (hay vẩu)
Là tình trạng răng hàm trên nhô ra trước nhiều gây mất thẩm mỹ và sai lệch khớp cắn, gây nên nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Theo hình thái thì hô được chia thành 3 loại:
– Hô do răng: Là răng hàm trên hoặc hàm dưới hoặc cả 2 hàm chìa quá mức bình thường, còn tương quan xương 2 hàm lại bình thường. Trường hợp này khi niềng răng bác sĩ thường chỉ định nhổ răng hàm nhỏ để kéo lùi giảm hô tối đa.
– Hô do xương: Trục răng 2 hàm bình thường nhưng lại có bất thường về xương như hô xương hàm trên hoặc xương hàm dưới bị ngắn, lùi sau tạo ra nét mặt nhìn nghiêng bị hô. Những ca này nếu muốn giảm hô toàn diện để có kiểu mặt nghiêng đẹp thì cần thêm can thiệp phẫu thuật xương.
– Hô do cả răng và xương: Là khi cả răng và xương cùng hô tạo ra kiểu mặt nghiêng rất lồi. Khi kéo giảm hô răng sẽ cải thiện được một phần mặt nghiêng, vấn đề hô xương nếu hô nhẹ thì không gây ảnh hưởng nhiều, nếu hô xương nhiều thì kết quả sẽ ở mức tương đối.
+ Răng khấp khểnh
Là tình trạng các răng mọc chen chúc, lộn xộn, thiếu chỗ trên cung hàm. Đây là trường hợp rất phổ biến, nguyên nhân do chênh lệch kích thước răng và xương hàm gây thiếu chỗ mọc răng hay do cách chăm sóc răng miệng khi còn nhỏ chưa tốt làm mất sớm răng sữa chưa đến tuổi thay làm các răng bên cạnh chiếm mất chỗ. Tình trạng răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn gây khó khăn trong việc vệ sinh răng hàng ngày.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/rang-khap-khenh-phai-lam-sao-huong-dieu-tri-hien-dai-bao-ton-rang-that/
+ Răng thưa
Răng thưa là tình trạng khoảng cách giữa các răng kế bên cách xa nhau. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phát âm, cấu trúc cung răng và tình trạng khớp cắn.
Có nhiều cách khắc phục răng thưa như trám răng, bọc sứ, dán veneer hay niềng răng. Trong đó, niềng răng là lựa chọn tối ưu nhất bởi niềng răng không chỉ giúp đóng các khe thưa mà còn mang lại một khớp cắn ăn nhai tốt, không phải mài nhỏ răng mà còn đạt được tính thẩm mỹ cao và lâu dài.
+ Răng móm (Khớp cắn ngược)
Đặc điểm nhận diện răng móm (khớp cắn ngược) là phần răng cửa hàm dưới chìa ra trước nhiều hơn so với răng cửa hàm trên, khuôn mặt lõm khi nhìn nghiêng (hay còn gọi là kiểu mặt lưỡi cày). Cắn ngược được chia làm 2 loại dựa theo nguyên nhân như sau
– Cắn ngược do răng: Là khi các răng cửa hàm trên ở phía sau răng cửa hàm dưới, còn tương quan xương 2 hàm thì bình thường. Nguyên nhân thường do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn nhiều so với răng cửa hàm dưới nên răng cửa dưới phát triển ra trước nhiều hơn trùm lên răng cửa hàm trên hoặc do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, gây ra khuôn mặt lõm hay còn gọi là mặt gãy.
– Cắn ngược do xương: Là tình trạng kém phát triển xương hàm trên hoặc quá phát triển xương hàm dưới hoặc do cả hai nguyên nhân trên.
Với tình trạng này khi nhìn nghiêng sẽ thấy rõ kiểu mặt lõm, răng cửa hàm dưới cũng ở phía trước so với hàm trên hoặc cũng có khi các răng có đáp ứng bù trừ bằng việc răng cửa hàm trên thì chìa ra còn răng cửa hàm dưới thì cụp vào để răng cửa hàm trên trùm ra phía ngoài răng cửa hàm dưới.
Ngoài ra, khớp cắn ngược do xương còn do bệnh lý bẩm sinh như khe hở môi vòm miệng – điều này khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. Với trường hợp cắn ngược do xương nặng thì cần phải can thiệp thêm phẫu thuật thì mới mang lại kết quả hài hòa nhất được.
+ Khớp cắn sâu
Cắn sâu là khi răng cửa hàm trên phủ răng cửa hàm dưới trên 40% thân răng (tức là khoảng hơn 1/3 thân răng) khi cắn chặt 2 hàm. Nguyên nhân cắn sâu có thể do quá phát triển xương hàm trên hay kém phát triển xương hàm dưới theo chiều đứng hoặc do răng cửa hàm trên hay hàm dưới bị trồi nhiều.
+ Khớp cắn hở
Cắn hở là tình trạng răng hàm trên và hàm dưới không chạm vào nhau mà cách nhau một khoảng hở khi đã cắn chặt cả 2 hàm. Có 2 loại cắn hở như sau:
– Cắn hở phía trước: Là tình trạng các răng cửa của hàm trên không thể chạm vào nhóm răng cửa tại hàm dưới khi hàm đã đóng hoàn toàn hoặc trong trạng thái nghỉ ngơi. Khi đó chỉ 2 hàm chỉ chạm vào nhau ở các răng phía sau.
– Cắn hở phía sau: Là tình trạng các răng hàm phía sau không thể chạm vào nhau khi đã cắn chặt 2 hàm, chỉ cắn chạm ở vùng răng phía trước, điều này gây khó khăn rất nhiều cho việc ăn nhai
Các trường hợp trên đều có thể thực hiện niềng răng mặt trong để khắc phục. Niềng răng vừa giúp giải quyết được vấn đề sai lệch khớp cắn vừa giúp mang lại nụ cười tự tin, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Trên đây là thông tin về những trường hợp mà niềng răng mặt trong có thể can thiệp được. Niềng răng mặt trong sẽ đảm bảo tối ưu về cả hiệu quả và thẩm mỹ. Hi vọng qua bài viết trên, bạn cũng có thể tự đánh giá sơ bộ được vấn đề mình đang gặp phải là gì? Có thích hợp niềng răng mặt trong hay không? Hãy đến nha khoa Thùy Anh để thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ trên 10 năm kinh nghiệm và nhận kế hoạch điều trị tốt nhất bạn nhé. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh