Niềng răng bẻ dây và không bẻ dây khác nhau thế nào? Có bắt buộc phải bẻ dây không?
Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả về sau. Khi chỉnh nha các bạn có thể thấy lúc thì bác sĩ chỉ cần đi một dây cung thẳng vào tất cả các mắc cài (kỹ thuật dây cung thẳng – tức là không bẻ dây), lúc thì bác sĩ bẻ dây cung thành những hình móc, hình hộp hay vòng xoắn rồi đi vào từng nhóm răng hay từng răng riêng rẽ (kỹ thuật dây cung phân đoạn – tức là có bẻ dây).
Việc bẻ dây đầu tiên là vất vả cho bác sĩ, cứ luồn cái dây sẵn có như vậy vào mắc cài thì đương nhiên nhanh và tiện hơn, sau đến cũng vất vả cho bệnh nhân trong vệ sinh răng miệng rồi cọ xát môi má. Hẳn phải có điều gì đó liên quan đến sức mạnh kỹ thuật thì cả nha sĩ và bệnh nhân mới phải vất vả như vậy. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Phương trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh sẽ chia sẻ thông tin về kỹ thuật bẻ dây và không bẻ dây khi niềng răng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Kỹ thuật không bẻ dây khi niềng răng (Đi dây cung thẳng)
Đây là phương pháp phổ biến dùng từ xưa đến nay. Trong kỹ thuật này bác sĩ sẽ đặt một dây cung thẳng vào trong toàn bộ các rãnh mắc cài. Các thông số trên mắc cài, tính chất đàn hồi, độ cứng và kích thước dây cung sẽ điều chỉnh các răng về vị trí thẳng theo dây cung.
Ưu điểm của kỹ thuật không bẻ dây khi niềng răng:
– Thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, không phải mất nhiều thời gian bẻ dây và kích hoạt dây.
– Bệnh nhân thoải mái hơn, dễ vệ sinh răng miệng hơn, ít bị các móc vòng như kỹ thuật bẻ dây gây vướng và khó chịu.
– Cả cung hàm được kiểm soát chỉ với một dây cung thẳng
Bên cạnh đó, kỹ thuật này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm:
– Áp dụng hạn chế, khó xử lý những case khó mà đa phần các ca niềng răng ở Việt Nam là khó vì bệnh nhân trưởng thành mới đi niềng răng, phần lớn không được chăm sóc từ nhỏ hơn nữa người Việt cung hàm tương đối hẹp.
– Cần phải sắp xếp thẳng hàng các răng trước khi đóng khoảng và kéo răng, do vậy thời gian điều trị kéo dài hơn và các răng đã đúng vị trí rồi lại đôi khi phải kéo qua kéo lại do ép cùng nằm trên một dây cung định sẵn.
– Ma sát giữa mắc cài và dây cung cao làm chậm sự dịch chuyển răng trong giai đoạn kéo đóng khoảng, làm kéo dài thời gian điều trị.
– Đóng khoảng trên dây cung thẳng cần sự hỗ trợ của các chun hoặc lò xo
– Khó kiểm soát tốt chân răng, dễ gây ra một số hiệu ứng phụ như mất neo, chân răng di chuyển sát vào xương vỏ, cụp thân răng khi đóng khoảng bằng chun chuỗi trên dây cung thẳng đàn hồi.
Kỹ thuật bẻ dây (kỹ thuật dây cung phân đoạn)
Trên lâm sàng có rất nhiều cách bẻ dây khác nhau, các dây được bẻ cũng có hình dạng khác nhau với những tác dụng điều trị đa dạng. Dưới đây là một số loại bẻ dây hay gặp:
– Bẻ móc di xa răng nanh
Với trường hợp răng nanh khểnh ngoài cung răng hoặc muốn kéo di xa răng nanh trước khi sắp đều răng toàn hàm thì việc sử dụng những móc được bẻ như hình trên sẽ rút ngắn được nhiều thời gian và mang lại hiệu quả tốt, tránh được những tác dụng phụ lên các răng bên cạnh như dùng với dây thẳng.
– Loop đóng khoảng
T – Loop là dây hay được dùng để đóng khoảng trên lâm sàng, với dây này sẽ chia cung răng ra làm 3 nhóm răng: 1 nhóm phía trước gồm 4 răng cửa và 2 nhóm phía sau 2 bên với các răng còn lại. Việc đóng khoảng trên dây bẻ T-loop này kiểm soát chân răng khi di chuyển tốt hơn so với dây cung thẳng.
– Bẻ dây Meaw – Geaw
Với hệ thống dây cung được bẻ thành từng Loop như hình trên giúp kiểm soát mặt phẳng nhai bằng cách điều chỉnh độ nghiêng, lún và trồi của từng răng theo ý muốn, giúp đưa xương hàm dưới về đúng vị trí. Áp dụng được trong những case lâm sàng khó như: lệch mặt, cắn hở, cắn ngược. Những case này nếu điều trị bằng kỹ thuật dây cung thẳng thì khó có thể mang lại kết quả đẹp và ổn định
Ngoài ra còn nhiều cách bẻ dây và nhiều loại móc khác nữa trên lâm sàng phụ thuộc vào quan điểm điều trị của từng bác sĩ. Ngày nay, việc bẻ dây trong niềng răng ngày càng được nhiều bác sĩ yêu thích và áp dụng trên lâm sàng bởi nhiều lợi ích mà nó mang lại như:
– Lực được kiểm soát hiệu quả hơn và ít hiệu ứng phụ hơn so với dây thẳng
– Dễ dự đoán cơ chế di chuyển răng, mức lực và momen được đo lường
– Có thể kéo đóng khoảng ngay từ đầu mà không cần đợi sắp đều các răng toàn hàm như kỹ thuật không bẻ dây.
– Rút ngắn thời gian điều trị
– Có thể giải quyết được những case khó mà kỹ thuật dây thẳng không thể điều trị có kết quả đẹp được.
Tuy nhiên, bất kỳ biện pháp nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, nhược điểm kỹ thuật bẻ dây có thể kể đến như:
– Cần nhiều thời gian bẻ dây
– Gây khó chịu và khó vệ sinh do các móc khá là cồng kềnh
– Kiểm soát chuyển động theo chiều ngoài trong khi kéo răng nanh không bằng dây thẳng
Tuy nhiên, với những tác dụng hiệu quả có được từ kỹ thuật bẻ dây thì ngày nay rất nhiều bác sĩ áp dụng. Với câu hỏi “Có bắt buộc phải bẻ dây hay không?” thì bác sĩ Phương cho biết là sẽ không bắt buộc. Việc bẻ dây hay không bẻ dây phụ thuộc vào quan điểm chuyên môn, trình độ của từng bác sĩ. Cả 2 kỹ thuật đều mang lại những ưu điểm tối ưu trong những giai đoạn cụ thể khác nhau, nên việc sử dụng linh hoạt cả 2 kỹ thuật trong quá trình điều trị giúp mang lại hiệu quả cao.
Hi vọng qua chia sẻ trên của bác sĩ Phương trong bài viết trên sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được hai kỹ thuật mà bác sĩ hay sử dụng trong quá trình điều trị. Nếu có một chiếc móc loop trong miệng thì bạn đừng phiền lòng, tất cả những công việc mà các bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh thực hiện đều có mục đích mang đến hiệu quả niềng răng tốt nhất dành cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh