Những bí quyết cấy vis không bị rơi – bác sĩ Minh Đức

Hiện nay, thuật ngữ minivis chắc hẳn đã quá đỗi quen thuộc trong điều trị chỉnh nha. Được xem như cuộc cách mạng trong lĩnh vực niềng răng, đặc biệt các trường hợp neo chặn giảm hô, đánh lún giảm hở lợi và dựng trục răng hàm nghiêng. Hơn 90% khách hàng lo lắng về việc phải cấy vis vì sợ đau. Nhưng việc sau cấy vis làm sao để khí cụ nhỏ này tồn tại vững chắc trong cung hàm cũng là việc không đơn giản. Nhiều ca sau cấy vis bị viêm nhiễm, rơi rụng phải cấy lại tốn thời gian và công sức. Bởi vậy trong bài viết dưới đây, bác sĩ Minh Đức (trực thuộc khoa nắn chỉnh răng nha khoa Thùy Anh) sẽ chia sẻ tới bạn những bí quyết để cấy vis chỉnh nha không bị rơi, mời các bạn cùng tham khảo. 

Tỉ lệ thành công khi cấy minivis là bao nhiêu?

Thành công của ca cấy minivis được định nghĩa là sự ổn định của khí cụ khi áp dụng lực chỉnh nha tối thiểu liên tục 6 tháng, một số tài liệu sử dụng 1 năm làm thời gian tối thiểu. Bạn cũng cần lưu ý rằng, vis chỉnh nha không phải là vis dùng vĩnh viễn, vì vậy mỗi khi cấy nha sĩ sẽ phải chắc chắn việc tháo ra cũng dễ dàng. 

Thật sai lầm nếu áp dụng tiêu chí về thành công cấy vis chỉnh nha như với implant nha khoa. Khi mà nha sĩ cố gắng đặt một vis chân răng vào xương hàm và muốn không bao giờ phải tháo ra cả. 

Các tài liệu hiện nay đồng thuận rằng tỷ lệ thành công thay đổi theo vị trí giải phẫu, ví dụ: 80% và 90% lần lượt ở hàm dưới và hàm trên, điều này có vẻ vô lý vì xương hàm dưới thường khoẻ chắn hơn so với hàm trên. Khá thú vị rằng các minivis di chuyển nhẹ vẫn được xếp loại thành công, được thể hiện bằng chuyển động quay hoặc nghiêng khi tác dụng lực. Điều này không gây khó chịu và dễ dàng giải quyết bằng cách siết chặt minivis lại. Vì vậy nếu lỡ chiếc vis của bạn mới cấy hơi di động, lung lay nhẹ hãy cứ bình tĩnh thông báo nha sĩ để được đánh giá và xử lý kịp thời. 

Hầu hết sự thất bại khi cấy vis rõ ràng trong vài tháng đầu tiên, nếu vis chắc chắn sau 2 tháng, chúng ta có thể tự tin áp dụng lực chỉnh nha bình thường. 

Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công khi cấy vis

Các yếu tố này chia thành 3 loại là yếu tố khách quan từ bệnh nhân, khí cụ vis và kĩ thuật cấy

1. Bệnh nhân

Hình ảnh cho thấy vis được cố định trong 2 lớp xương ổ răng. Phía xương ngoài màu trắng gọi là vỏ xương – quyết định sự ổn định của vis với 2 đặc tính quan trọng là mật độ và độ dày. Phần xương bên trong màu ghi là xương xốp. 

Độ sâu và mật độ vỏ xương hàm dưới lớn hơn hàm trên. Về lý thuyết, hàm dưới cung cấp độ ổn định ban đầu cao hơn, nhưng tỷ lệ thành công ngược lại. Giải thích cho điều này: khi vặn vis vào trong xương, sẽ có một “moment xoắn” cảm giác bằng sự chặt tay khi vặn do xương dày nên moment này quá mức, gây tổn thương mô xung quanh, dẫn đến làm lỏng vis. Bác sĩ có thể tiên lượng khoan dò đường vào xương trước khi vặn vis cố định để làm giảm thiểu nguy cơ. 

Xương vỏ khác nhau ở hàm trên và hàm dưới nhưng xương xốp lại có mật độ tương tự 2 hàm nhưng ít có vai trò đến sự ổn định. Ngoại trừ khi xương vỏ ít hơn 1mm thì mới có vai trò nhất định. Trong thời gian dài, xương xốp cung cấp sự ổn định thứ cấp của vis chống lại sự di chuyển và nghiêng. 

Hình ảnh cho thấy vis cấy sát chân răng tuy nhiên khoảng cách tối thiểu với chân răng kế cận là 1.5mm được khuyến cáo. Giải thích cho vấn đề này sự cung cấp độ che phủ xương vis cấy sát chân răng làm mất ổn định của vis. Sự tiếp xúc này thậm chí còn được đánh giá là yếu tố nguy cơ hơn cả sự thiếu hụt độ dày xương. Về mặt lâm sàng, tình huống được phát hiện khi có sự gia tăng bất thường lực khi cấy vis, đầu vis bị cùn, bệnh nhân khó chịu nhiều ngay cả khi đã gây tê tại chỗ. Vis nên rút ra và lắp lại ở vị trí hoặc góc độ khác. Nói chung nha sĩ không được phép cấy vít quá sát hoặc trúng vào chân răng. 

Vệ sinh răng miệng kém và viêm mô xung quanh vis, hút thuốc là những yếu tố nguy cơ dẫn đến thất bại thứ phát. Tuy không phải yếu tố chống chỉ định, nhưng những người hút thuốc nên được cảnh báo nguy cơ trước khi cấy. Sự viêm nhiễm diễn ra dễ hơn ở niêm mạc lỏng lẻo, vis nên ưu tiên cấy ở vị trí lợi dính nếu có thể. 

Về vấn đề tuổi bệnh nhân thì sự ổn định ban đầu sau cấy vis dễ dàng đạt được ở người lớn, thanh thiếu niên lại có tỷ lệ thất bại cao hơn đáng kể do độ dày và mật độ xương vỏ ít hơn. Nha sĩ nên thận trọng và giữ lực tải ở mức thấp (50 gram) trong sáu tuần đầu sau khi cấy. 

2. Thiết kế khí cụ minivis

Thân vis thường khác nhau về kích thước (đường kính và chiều dài), hình dạng (trụ hoặc đầu nhọn) và ren xoắn. Đường kính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự ổn định sơ cấp vì tăng moment xoắn. Vis có đường kính lớn, ít gãy hơn, tuy nhiên khó khăn khi đưa vào các không gian hẹp nên cần kinh nghiệm của nha sĩ. 

Ảnh hưởng của chiều dài ít quan trọng hơn so với đường kính. Đó là do sự tăng chiều dài liên quan đến xương xốp, không phải xương vỏ. Điều này có lợi ở những case xương vỏ mỏng bằng cách tăng độ ổn định ban đầu, giảm nguy cơ lỏng lẻo về sau. 

Hình dạng vis với thân nhọn hay được sử dụng gần đây. Thiết kế này tạo ra moment xoắn cao hơn so với hình trụ truyền thống, rút ra dễ hơn khi kết thúc, tránh nguy cơ hoại tử mô do nhiệt. 

3. Kỹ thuật của bác sĩ

Vis có thể được cấy bằng tay hoặc bằng máy. Cấy bằng tay sẽ giúp đánh giá và kiểm soát momemt xoắn dễ dàng hơn so với cấy bằng máy, nhưng sẽ khó thực hiện ở vài vị trí nhất định như vùng khẩu cái hàm trên, vùng góc hàm dưới…

Kỹ thuật tạo lỗ trước khi cấy cũng nên được bác sĩ cân nhắc kỹ. Hiểu đơn giản là sử dụng khoan mồi 2mm giảm moment xoắn ở những vòng khoan đầu tiên tương đương với giai đoạn xâm nhập vỏ xương. Điều này rất có ý nghĩa ở các trường hợp vỏ xương dày, tránh sự quá tải- gãy vis khi khoan bằng tay. Tuy nhiên, việc này lại không khuyến cáo ở bệnh nhân trẻ tuổi- cấy vis hàm trên mặt ngoài- hàm dưới phía trước nơi mà vỏ xương tương đối mỏng. 

Hiện không có bằng chứng rõ ràng nào về mức lực tối ưu mà vis chịu được. Nha sĩ nên thận trọng và chỉ tác dụng lực nhẹ ban đầu. 50gr trong bốn đến sáu tuần đầu tiên, và sau đó giới hạn lực trong phạm vi chỉnh nha bình thường. 

Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều các yếu tố đảm bảo sự thành công khi cấy minivis trong chỉnh nha. Nha sĩ cần cân nhắc, xác định vị trí và các yếu tố nguy cơ để thông báo với bệnh nhân trước mỗi lần điều trị. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background