Nhổ răng khôn có tốt không? Tại sao phải nhổ răng khôn?
Nhổ răng khôn không phải là muốn hay không mà là một chỉ định y khoa. Chúng ta luôn hướng tới một cơ thể khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất. Nếu cần thiết thì nên làm, và nếu không cần thiết thì không nên làm. Mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề nhổ răng khôn có tốt không trong bài viết dưới đây.
Hỏi đáp: Nhổ răng khôn có tốt không?
Răng khôn (răng số 8) là răng mọc sau cùng, sát vách hàm và nằm cạnh răng số 7, độ tuổi mọc khoảng 17 – 25 tuổi. Đây là thời điểm con người trưởng thành và khôn ngoan mang chất lượng trí tuệ kiến tạo nên người ta gọi là răng khôn.
Theo các nhà di truyền học, tổ tiên chúng ta sử dụng thức ăn chưa qua chế biến với đặc tính dai cứng, nên có một xương hàm rất to khỏe, tương ứng xương hàm to khỏe là bộ răng với diện tiếp xúc rộng, thô… răng khôn như một răng hàm bình thường vì vậy đóng vai trò quan trọng với người tiền sử. Tuy nhiên, người hiện đại lại có xu hướng sử dụng thức ăn mềm đã qua chế biến, xương hàm từ đó thu hẹp, và chiếc răng khôn bỗng nhiên không còn đủ chỗ để mọc ngay ngắn.
Răng khôn thường mọc lên với nguy cơ cao gây biến chứng và mọc theo nhiều hướng khác nhau làm cản trở vị trí các răng khác. Do đó, răng khôn khác thường và chỉ định nhổ là rất phổ biến.
Nhổ răng khôn có tốt không? Thì nếu nhổ đúng chỉ định bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
+ Không bị viêm đau dai dẳng, lặp lại
+ Không bị xô lệch, hỏng các răng bên cạnh
+ Ăn nhai thoải mái không còn cắn vào má hay nhồi nhét thức ăn.
+ Mỗi lần đi du lịch bạn không lo sẽ trùng đợt đau răng khôn, với các bạn nữ thai kỳ sẽ không lo viêm nhiễm ảnh hưởng toàn thân.
+ Bạn sẽ có hơi thở thơm mát do loại bỏ ổ viêm, bẫy thức ăn quanh răng khôn.
Tại sao phải nhổ bỏ răng khôn?
Độ tuổi bắt đầu mọc răng khôn cũng là thời điểm xương hàm đã phát triển ổn định và cứng chắc, có bề mặt lợi dày nên mỗi lần mọc răng khôn sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, thậm chí cơn đau còn buốt tận óc, ám ảnh.
Sự tăng trưởng và phát triển hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn đi theo hướng xuống dưới và ra trước. Mặt khác, chế độ ăn mềm của người hiện đại làm giảm sự phát triển của xương hàm. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt.
Không ít bạn có răng khôn nhưng vẫn hoang mang không biết nhổ răng khôn có tốt không? Răng khôn của mình có nhất thiết phải nhổ bỏ hay là không? Theo bác sĩ Huy, nhổ răng khôn là một điều trị tốt vì nó sẽ chấm dứt biến chứng, tuy nhiên có những trường hợp dù bệnh nhân có bệnh lý về răng cũng nhất định không được nhổ mà cần sàng lọc kỹ.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, bạn nên nhổ răng khôn nếu có các dấu hiệu bất thường:
– Đau đớn
– Nhiễm trùng nhiều lần mô mềm phía sau chân răng trong cùng: Biến chứng do răng khôn hay gặp nhất là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ. Răng bị lợi trùm lên khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi lợi gây viêm. Biểu hiện bệnh như sốt cao, sưng mặt, ngứa hoặc tức góc hàm.
– Răng khôn gây u nang trong xương: Đôi khi, răng khôn mọc ngầm, lệch có thể khởi phát nhiễm trùng hoặc gây ra một u nang gây hại chân răng khác và phá hủy xương hàm lan rộng. Nhổ bỏ là điều trị triệt để nhất.
– Cắn má cũng hay gặp nhất ở răng khôn hàm trên do vị trí lệch về phía má gây vướng, khó vệ sinh, cảm giác khó chịu, tổn thương niêm mạc trợt loét.
– Răng khôn bị sâu nhiều: Đây là tình trạng rất phổ biến. Răng khôn mọc lệch và nghiêng, chèn vào răng bên cạnh tạo khoảng trống nhét thức ăn. Ở vị trí đó việc vệ sinh răng miệng khó tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-khon-an-toan-khong-dau-voi-may-piezotome-nha-khoa-thuy-anh/
Nhổ răng khôn vào thời gian nào?
Với câu hỏi nhổ răng khôn vào thời gian nào thì không có một độ tuổi nào là chính xác cho việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên, tuổi càng lớn chân răng càng phát triển đầy đủ, cấu trúc xương càng cứng và trở nên khó nhổ hơn, nhất là sau 30 tuổi. Nhổ sớm với những răng đã có biến chứng là can thiệp tốt nhất được nha sĩ khuyên dùng.
Trường hợp không nên nhổ răng khôn?
Vẫn có những tính huống răng khôn có ích hoặc không cần nhổ bỏ như:
+ Răng mọc thẳng, hoàn toàn không gây sưng đau hay biến chứng
Răng khôn khi mọc sẽ gây đau nhức vì chúng nhú lên tại thời điểm xương hàm đã ngừng phát triển, nhưng nếu mọc thẳng thì bạn không cần lo lắng.
Bạn không phải nhổ bỏ nếu răng mọc thẳng và có đủ các điều kiện như:
– Răng hoàn toàn khỏe mạnh
– Không có bất thường về hình dạng: Không quá to gây chèn ép các răng khác hay vướng má, cũng không quá nhỏ tạo khe mắc thức ăn với răng bên cạnh.
– Răng khôn có thể ăn khớp với răng đối diện: Mọc đầy đủ hoàn toàn khỏi lợi và có thể vệ sinh hàng ngày như các răng khác.
+ Răng khôn ngầm trong xương hàm
Những răng khôn mọc ngầm trong xương, chưa có bất cứ biến chứng gì thì cũng không cần phải nhổ. Chiếc răng đó có thể sẽ nằm yên mãi mãi. Đôi khi, răng khôn mọc ngầm có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc gây ra một u, nang quanh thân răng.
Bởi vậy, nha sĩ khuyên bạn nên kiểm tra với tần suất tầm 1 lần/năm tại phòng nha khoa, khi chụp phim Xquang sẽ phát hiện chuẩn xác vấn đề, xử lý sớm nhất.
Hi vọng những kiến thức hôm nay sẽ giúp quý vị các bạn trả lời được câu hỏi nhổ răng khôn có tốt không, để đưa ra quyết định tốt nhất cho sức khỏe của mình. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh