Lấy cao răng bị ê buốt có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Rất nhiều bệnh nhân đến với nha khoa Thùy Anh chúng tôi khi được khám và tư vấn lấy cao răng đều đặt câu hỏi rằng “lấy cao răng có bị ê buốt không? Nếu ê buốt có đáng sợ hay không? Phải xử lý thế nào?”. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Cao răng là gì? Hậu quả của cao răng
Theo các nghiên cứu thì có khoảng 90% dân số Việt Nam bị bệnh viêm quanh răng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh hoạt, ăn uống do tình trạng viêm quanh răng gây tiêu xương, mất răng hàng loạt. Đây là một trong những bệnh làm mất răng nhiều nhất trong nha khoa mà nguyên nhân khởi phát của viêm quanh răng chính là do cao răng, mảng bám.
Cao răng là gì?
Cao răng (vôi răng) là những mảng bám được tích tụ và bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt lâu dần trở nên cứng và bám chắc lên trên bề mặt của răng hoặc dưới lợi. Cao răng rất dễ nhận biết là lớp màu trắng đục hoặc nâu sậm bám trên bề mặt cổ răng, dưới lợi. Cao răng sinh từ 2 nguồn mảng bám trên răng do bạn vệ sinh răng chưa tốt, và do nước bọt. Nhiều người vệ sinh răng rất tốt vẫn có cao bám và tập trung chủ yếu ở các lỗ tuyến nước bọt như mang tai, dưới hàm.
Hậu quả của cao răng
Trên bề mặt cao răng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho môi trường miệng, có khoảng 500 loài vi khuẩn như vậy. Theo nghiên cứu của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA thì 1mm vuông cao răng có chứa đến 2 x 106 vi khuẩn, do vậy mà hậu quả của cao răng để lại rất nguy hại cho sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ nụ cười.
– Cao răng bám trên bề mặt răng gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.
– Vi khuẩn trong cao răng tích tụ và lên men đường trong thức ăn tạo ra acid phá hủy mô cứng của răng và gây sâu, gây ra bệnh viêm lợi, viêm quanh răng biểu hiện là việc lợi sưng nề đỏ, đánh răng chảy máu, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn gây ra lung lay thậm chí mất răng. Khi răng bị lung lay quá nhiều do viêm và tiêu xương thì không thể giữ lại chiếc răng đó nữa.
– Cao răng tích tụ rất nhiều vi khuẩn là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng, tim mạch, các bệnh ở miệng, họng như: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm họng, viêm amidan,…
Bởi những mối nguy hại trên của cao răng nên bác sĩ nha khoa thường khuyên chúng ta nên lấy định kỳ khoảng 06 tháng 1 lần. Với các người dễ có cao răng nhiều hơn như người hút thuốc, người có bệnh toàn thân nguy hiểm như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn thì nên lấy cao răng khoảng 03 – 04 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Vậy lấy cao răng về có ê buốt hay không?
Trả lời: Lấy cao răng về các bạn sẽ có cảm giác ê buốt, đặc biệt với các bệnh nhân lấy cao răng lần đầu thì sẽ có nguy cơ ê buốt hơn, với các bệnh nhân đã lấy cao răng định kỳ rồi thì việc ê buốt sẽ giảm bớt thậm chí không còn nữa. Việc ê buốt hay không cũng phụ thuộc vào tình trạng răng cũng như cơ địa từng người. Và tình trạng ê buốt này hoàn toàn có thể kiểm soát được.
Nguyên nhân gây ê buốt là gì?
Ê buốt răng sau khi lấy cao răng là hiện tượng thường gặp. Cảm giác ê buốt có thể xuất hiện trong, sau khi lấy cao răng và thường chấm dứt sau một vài giờ. Nếu như ê buốt quá lâu thì nên đến gặp nha sĩ để thăm khám. Một số nguyên nhân dẫn đến ê buốt khi lấy cao răng:
+ Do bản thân bạn mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, tụt lợi, do nền răng yếu, mòn cổ răng.
+ Kỹ thuật lấy cao răng chưa tốt.
+ Cách ăn uống và vệ sinh răng miệng sau khi lấy cao răng là một phần không nhỏ ảnh hưởng đến việc sau khi lấy cao răng có bị ê buốt kéo dài không.
Cách để tránh bị ê buốt kéo dài sau khi lấy cao răng
+ Bạn nên tránh ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, hạn chế những đồ .
+ Vệ sinh răng đúng cách với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nồng độ fluor thích hợp. Bạn có thể chải răng với nước ấm để tránh ê buốt.
+ Chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để lấy cao răng, tránh bị ê buốt do lấy cao răng sai cách, lấy cao răng thô bạo.
+ Lấy cao răng, kiểm tra răng định kỳ để tránh tình trạng tụt lợi nặng hơn, chải răng đúng cách tránh tình trạng bị mòn răng do lực của bản chải quá mạnh dẫn đến ê buốt răng.
+ Thực hiện hàn những răng sâu để tránh sâu vào tủy làm đau răng.
+ Sử dụng thêm các loại kem đánh răng chống ê buốt có bán trên thị trường.
Nên làm gì để hạn chế cao răng, mảng bám?
Cao răng hình thành do nhiều nguyên nhân: Thói quen ăn đồ ngọt, không vệ sinh răng miệng, chải răng thường xuyên, đúng cách; không lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, không kịp thời điều trị các bệnh nha chu.
Ngay cả khi bạn vệ sinh răng miệng đúng cách (chải răng đúng cách ngày 2 lần hoặc sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa làm sạch răng) thì cao răng vẫn hình thành do vẫn bỏ sót một số mảng bám. Qua thời gian, mảng bám cứng lại thành cao răng thì cần phải được loại bỏ bởi bác sĩ nha khoa. Tối thiểu mỗi năm nên lấy cao răng 1 lần nhưng tốt nhất là 2 lần/năm. Hiện nay công nghệ lấy cao răng đã có nhiều tiến bộ, có thể giảm ê buốt đáng kể.
Qua thông tin bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về việc lấy cao răng, dù có buốt một chút nhưng bạn vẫn nên lấy cao răng và chăm chỉ thực hiện việc này định kỳ. Nó là thói quen rất tốt, nếu bạn làm chăm chỉ sẽ giữ được răng chắc khỏe. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dich-vu-tu-van-nha-khoa-chuyen-nghiep-va-tan-tam-tai-thuy-anh/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh