Hỏi thật kỹ bác sĩ 5 vấn đề sau trước khi bọc sứ toàn hàm

Nhu cầu thẩm mỹ ngày càng tăng, dẫn đến các phục hồi thẩm mỹ nha khoa trở nên thịnh hành hơn rất nhiều. Và bọc sứ toàn hàm là một điều trị rất phổ biến hiện nay. Nhưng trước khi quyết định thực hiện bọc sứ toàn hàm, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin để có thể đưa ra quyết định đúng đắn bởi vì sức khỏe của răng và lợi sẽ bị ảnh hưởng không tốt nếu bọc răng sứ sai kỹ thuật, chỉ định. 

5 câu hỏi cần phải hỏi bác sĩ của bạn trước khi bọc sứ toàn hàm

Thứ 1: Bọc răng sứ có cần lấy tủy răng không?

Hiện nay còn rất nhiều phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên môn không cao, họ mặc định đã bọc sứ là phải lấy tủy răng để tránh nguy cơ đau và ê buốt sau gắn răng sứ. Rất nhiều bệnh nhân tìm tới nha khoa Thùy Anh với các biến chứng đau và viêm nhiễm sau điều trị tủy không đúng kỹ thuật để bọc răng sứ. Trường hợp cụ thể:

Bệnh nhân nữ 31 tuổi tới khám tại nha khoa Thùy Anh với tình trạng đau nhức cả hàm răng khi bị lấy tủy sai chỉ định nhiều răng hàm dưới để bọc sứ, phần màu trắng ở giữa các răng là chất hàn tạm giữa các lần điều trị tủy.
Phim X - quang của một bệnh nhân bị điều trị tủy cả 2 hàm để làm bọc răng sứ với những phần chất hàn tủy màu trắng chạy từ thân xuống tới hết chân răng.
Hình ảnh và phim X - quang áp xe quanh chóp răng sau điều trị tủy và làm chụp sứ 2 năm

Trên thực tế, vấn đề đau và ê buốt sau gắn răng sứ xuất hiện khi răng thật bị mài đi quá nhiều gây ảnh hưởng tới tủy răng hoặc có sự hở giữa chụp răng sứ và cùi răng thật (hở đường hoàn tất răng sứ). Nếu răng thật được mài với một độ dày chuẩn không ảnh hưởng tới tủy răng và răng sứ khít sát với cùi răng thật thì hiện tượng ê buốt sẽ không xảy ra.

Việc lấy tủy răng hoàn toàn không phải là chỉ định cho các răng trước khi bọc sứ. Trừ trường hợp các răng có bệnh lý về tủy răng như viêm tủy gây đau, chết tủy… thì việc lấy tủy được chỉ định nhằm điều trị hết đau cho bệnh nhân và ngăn các biến chứng của bệnh lý tủy diễn tiến gây ra. 

Với các răng có tủy răng lành mạnh thì việc bảo tồn tủy răng luôn luôn được ưu tiên, khi bị lấy tủy răng mất nguồn nuôi dưỡng trở nên giòn và dễ vỡ hơn. Việc lấy tủy răng sai kỹ thuật sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ viêm nhiễm về sau.

Ở một khía cạnh khác, khi bọc răng sứ toàn hàm bệnh nhân luôn mong muốn có một cung răng đều đặn, để đạt được điều đó thì những răng lệch lạc sẽ phải mài đi nhiều hơn để đưa chiếc răng đó vào vị trí hài hòa với những răng còn lại, tức là nắn vị trí răng bằng việc mài chỉnh. Việc này sẽ dẫn tới nguy cơ cao về vấn đề mài phạm tới tủy răng dẫn tới phải lấy tủy răng. 

Tại nha khoa Thùy Anh, việc mài nhiều ở răng lệch lạc và lấy tủy để bọc sứ đạt thẩm mỹ nụ cười không được khuyến cáo. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện các điều trị nắn chỉnh răng trước để đạt được một cung răng đều đặn trước khi làm răng sứ thẩm mỹ nhằm đảm bảo sự sống tốt nhất cho răng thật.

Thứ 2: Bọc răng sứ toàn hàm có chữa được răng hô, móm không?

Răng hô, móm là những sai lệch về vị trí của răng, xương hàm hoặc của cả hai. Trong khi đó bọc sứ chỉ có thể thay đổi hình thể và màu sắc của răng chứ không thể thay đổi được vị trí chân răng và xương hàm. Nếu bác sĩ cố tình mài bẻ trục răng các trường hợp hô móm để đạt được một hàm răng sứ đều đặn, đồng thời có được một tương quan đúng về vị trí của các răng giữa 2 hàm thì sẽ phải mài rất nhiều mô răng dẫn tới nguy cơ cao về việc phạm tới tủy răng và phải lấy tủy. 

Mặt khác, chân răng vẫn ở nguyên vị trí cũ trong xương hàm còn thân răng bọc sứ thì bị thay đổi hướng dẫn tới trục truyền lực từ thân răng xuống chân răng bị thay đổi, tức là lực truyền vào thân răng sứ ở phía trên sẽ không truyền theo hướng thẳng xuống chân răng mà đi theo các hướng xiên. Lâu ngày sẽ gây ra các tổn thương cho chân răng và các cấu trúc nâng đỡ như dây chằng, xương ổ răng.

Vì niềng răng thì có thể thay đổi được vị trí của răng và xương hàm nên đối với các trường hợp răng hô, răng móm thì bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh luôn khuyên bạn nên niềng năng để đưa các răng trên cung hàm về vị trí hài hòa, khắc phục tình trạng hô, móm. Sau đó nếu vẫn muốn cải thiện về hình thái hoặc màu sắc của răng thì các bạn có thể làm bọc sứ toàn hàm sau. 

Thứ 3: Bọc răng sứ toàn hàm có ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai không?

Việc răng sứ toàn hàm không ăn nhai được hoặc khó ăn nhai xảy ra do 3 nguyên nhân gồm:

– Ê buốt khi ăn nhai: Xảy ra do răng sứ bị hở so với cùi răng thật (hở đường hoàn tất răng sứ). 

– Nhồi nhét thức ăn: Nguyên nhân là do bác sĩ chưa kiểm soát tốt tiếp xúc giữa hai răng dẫn tới việc hở tiếp xúc từ đó thức ăn sẽ nhồi nhét vào khoang kẽ giữa hai răng gây đau nhức. 

– Khớp răng 2 hàm không chuẩn xác: Do bác sĩ chưa kiểm soát tốt khớp răng giữa các răng của 2 hàm làm cho chỗ chạm nhiều, chỗ lại không chạm nhau, dẫn tới những chỗ không chạm thì  không cắn nát được thức ăn, trong khi đó những chỗ chạm nhiều lại bị quá tải lực dẫn tới tăng nhạy cảm, đau răng ở những răng này. 

Tại nha khoa Thùy Anh, bác sĩ luôn kiểm soát nghiêm ngặt vấn đề khít sát đường hoàn tất răng sứ và tạo ra tiếp xúc bên chuẩn giữa 2 răng, đồng thời để kiểm soát tốt khớp răng của hai hàm thì ngoài sử dụng giấy cắn điều chỉnh khớp cắn thông thường thì chúng tôi còn kiểm soát khớp cắn của bệnh nhân bằng hệ thống thẩm định và phân tích khớp cắn điện tử T-Scan. 

Máy T-scan là dụng cụ y tế hiện đại, tiên tiến hàng đầu từ Châu Âu giúp quá trình kiểm tra và điều chỉnh khớp cắn trở nên dễ dàng, chính xác và an toàn, tạo ra các điểm chạm đều và hài hòa giữa các răng của 2 hàm từ đó tái lập một khớp răng ăn nhai hiệu quả, ổn định lâu dài.

Hệ thống thẩm định và phân tích khớp cắn điện tử T-Scan

Thứ 4: Bọc răng sứ toàn hàm có bị hôi miệng không?

Trên thực tế vẫn có một số trường hợp bị hôi miệng sau khi bọc răng sứ. Đây có thể do bệnh lý như viêm nhiễm ở hệ thống hô hấp, trào ngược dạ dày… Hoặc do kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo, vỏ răng sứ không khít sát với cùi răng thật làm thức ăn bị dính hoặc lắng đọng vào trong các vị trí này, lâu ngày sinh ra mùi hôi. 

Việc nhồi nhét thức ăn vào vùng kẽ răng mà không lấy được ra cũng sẽ gây hôi miệng do vi khuẩn sẽ phân giải thức ăn nhanh chóng trong vài giờ tạo ra những mùi rất khó chịu.

Như vậy, nguyên nhân miệng bị hôi sau khi bọc răng sứ hoàn toàn không phải vì kỹ thuật này mà do sự kiểm soát kỹ thuật của bác sĩ. Bởi vậy, khi quyết định đi bọc sứ toàn hàm bạn nên tìm một bác sĩ có chuyên môn giỏi tại nha khoa uy tín để không gặp phải tình trạng hôi miệng sau bọc sứ toàn hàm.

Hở đường hoàn tất răng sứ
Nhồi nhét thức ăn vào vùng kẽ giữa hai răng

Thứ 5: Bọc răng sứ sử dụng được bao lâu?

Khi bọc răng sứ, bạn sẽ cần mài nhỏ răng thật để tạo không gian cho chụp sứ phía trên mà việc mài đi mô răng thật thì sẽ không thể mọc lại được. Một khi đã làm răng sứ chúng ta phải theo đuổi điều trị này trọn đời. Tuổi thọ của răng sứ rơi vào 10 -2 0 năm và nếu được chỉ định đúng, thực hiện đúng và sử dụng đúng thì răng sứ có thể tồn tại trọn đời. Trong trường hợp răng sứ bị sứt mẻ thì bạn chỉ cần thay chiếc răng sứ mới ở ngoài còn phần lõi răng thật ở trong chúng ta vẫn sẽ giữ lại được.

Hãy nằm lòng những câu hỏi mà tôi vừa chia sẻ để có thể hỏi bác sĩ của bạn nếu như bạn mong muốn có một hàm răng sứ vừa đẹp thẩm mỹ vừa khỏe về chức năng nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và lắng nghe. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/lam-rang-su-o-dau-dep-dam-bao-uy-tin-va-chat-luong/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background