Hết sức cảnh giác với hậu quả nặng nề của việc gắn mắc cài sai cách
Chỉnh nha không hề đơn giản, để thành công ngoài kế hoạch điều trị thì 4 yếu tố cốt lõi gồm việc chọn mắc cài, vị trí đặt mắc cài, chọn dây cung và thiết lập mức độ lực tác động. Sai sót 1 trong 4 yếu tố trên đều có thể gây nên những hậu quả nặng nề, làm kéo dài thời gian đeo niềng thậm chí thất bại không thể sửa chữa. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về “vị trí gắn mắc cài” để hiểu hơn về tầm quan trọng của nó trong chỉnh nha.
(Thông tin bài viết được biên soạn bởi bác sĩ Quyền trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại Nha Khoa Thùy Anh).
Cấu tạo và tầm quan trọng của mắc cài trong chỉnh nha
Tự ti, mặc cảm không dám cười tươi vì hàm răng hô vẩu, lệch lạc của mình nên bạn quyết định chọn niềng răng để thay đổi. Tưởng rằng sau 2 – 3 năm sẽ có thành quả như ý. Nhưng sau từng ấy năm đeo mắc cài răng bị nghiêng, xoay nhiều hơn, nhìn hàm răng lệch lạc không cân đối dẫn tới lệch mặt,…



Niềng răng điều chỉnh vị trí răng nhờ lực siết tạo thành do mắc cài, dây cung và những khí cụ giúp sức. Trong đó, mắc cài là quan trọng nhất, việc gắn mắc cài sai cách sẽ làm sai lệch toàn bộ quá trình, khiến răng bị di chuyển không kiểm soát.

Cấu tạo của mắc cài:
+ Cánh mắc cài: Nơi buộc của dây chun chỉnh nha giúp giữ dây cung vào rãnh mắc cài, mắc cài thông minh hiện nay đã loại bỏ cánh nên gọn gàng, vệ sinh tốt hơn.
+ Đế mắc cài: Là nơi tiếp xúc trực tiếp giữa mắc cài và bề mặt răng, trong các hệ thống phục vụ kỹ thuật dây thẳng hiện nay phần thân mắc cài gắn vào đế có độ dày mỏng khác nhau giúp hạn chế bẻ dây điều chỉnh vị trí răng theo chiều ngoài trong.
+ Thân mắc cài: Thiết kế chứa các cánh tạo thành rãnh lưu chứa dây cung đồng thời cũng quyết định độ nghiêng gần xa của răng
Mắc cài hiện nay thiết kế theo hướng giảm thiểu bẻ dây nên đã tích hợp sẵn các thông số về độ nghiêng trong ngoài, gần xa, độ xoay nên vị trí của chúng trên răng là cực kỳ quan trọng. Gắn sai chắc chắn dẫn tới sai vị trí răng không kiểm soát.
Một số hậu quả khi gắn sai vị trí mắc cài
Hậu quả thứ 1: Răng có thể nghiêng vào trong hoặc ra ngoài quá mức
– Điều này là do đáy mắc cài không ấn chặt lên bề mặt răng gây thay đổi độ nghiêng đã được thiết kế sẵn.
– Trường hợp gắn sai mắc cài nếu kết hợp thêm tác động lực mạnh quá mức có thể khiến chân răng bật ra khỏi xương, tiêu cụt chân răng, cực kỳ nguy hiểm.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mac-cai-thanh-toan-tra-gop-0/

Để tránh tình trạng này, trước khi chiếu đèn cho chất gắn cứng hoàn toàn, đáy mắc cài cần được ấn sát vào bề mặt răng và lấy bỏ lượng chất gắn dư thừa.
Hậu quả thứ 2: Mắc cài bị gắn nghiêng về phía gần hoặc phía xa
Làm nghiêng mặt phẳng nhai, xoay răng không mong muốn từ đó thay đổi khớp cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nụ cười mất cân đối, ăn nhai kém hiệu quả

Hậu quả 3: Mắc cài nghiêng về phía trên hoặc dưới làm trồi hoặc lún răng không mong muốn.

Việc gắn mắc cài chính xác thì những dụng cụ như thước đo, phim chụp, mẫu hàm trước điều trị là không thể thiếu. Ngày nay bác sỹ còn có gắn mắc cài lên mẫu hàm trước và ép máng định hướng. Công việc trên miệng sau đó trở nên mạch lạc, nhanh chóng.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bác sĩ sẽ gắn mắc cài không đúng vị trí chuẩn cho bạn nhằm giải quyết 1 số tình huống đặc biệt. Thiết lập vị trí gắn cá nhân có chủ đích lúc này lại giải quyết được nhiều vấn đề và khiến kết quả điều trị tối ưu hơn.
Các trường hợp cần gắn mắc cài không đúng vị trí
Trường hợp 1. Bệnh nhân có đường cười ngang nếu muốn sau khi kết thúc có nụ cười đẹp nên gắn mắc cài gần hơn về phía lợi.
Trường hợp 2. Răng cửa lệch về phía trong được gắn bằng mắc cài bình thường nhưng xoay 180 độ theo chiều trên dưới (đảo ngược mắc cài) giúp chân răng về phía ngoài khi dùng dây cung hình chữ nhật khiến quá trình chỉnh lệch lạc riêng răng này thuận tiện hơn, chân răng nằm đúng vị trí trong xương khi kết thúc quá trình chỉnh nha hơn.



Trường hợp 3. Gắn mắc cài với những trường hợp khớp cắn sâu và khớp cắn hở
Nên đặt mắc cài cho răng cửa, răng nanh gần về phía rìa cắn hơn 0.5 mm trong trường hợp khớp cắn sâu để tránh làm tăng tình trạng cắn sâu hơn.
Hoặc ngược lại, nên đặt mắc cài cho răng cửa, răng nanh gần về phía lợi hơn trong trường hợp khớp cắn hở để hỗ trợ trình điều trị diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Trường hợp 4. Trường hợp các răng xoay về phía gần hoặc phía xa nha sĩ cũng có thể gắn mắc cài dịch chuyển về phía gần hoặc phía xa để chỉnh xoay hiệu quả hơn, việc này giúp cho quá trình chỉnh lệch lạc dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Trường hợp 5. Các bạn cùng xem hình ảnh sau đây

Việc gắn mắc cài sai kỹ thuật và sai chỉ định nếu phát hiện sớm có thể điều chỉnh bằng cách gắn lại. Nhưng nếu tình trạng diễn ra kéo dài mà không sửa chữa sẽ làm thay đổi khớp cắn cũng như thẩm mỹ khuôn mặt, lúc đó rất khó hoặc thậm chí không thể sửa chữa và mọi sự cố gắng của bạn trong 2- 3 năm chỉnh nha hóa thành vô nghĩa. Gắn mắc cài sai không phải lỗi của bạn, bởi vậy hãy chọn nơi để gắn mắc cài đúng chỉ định, đúng kỹ thuật nhé vì nó hoàn toàn trong tầm tay của bạn.
Tóm lại, vị trí gắn mắc cài có thể không cần chuẩn theo mẫu nhưng người bác sĩ thực hiện gắn mắc cài cho bạn cần nắm vững chuyên môn, cơ chế hoạt động và giải thích được tại sao lại gắn như vậy, hiệu quả của nó như thế nào? Trên đây là những thông tin về vị trí gắn mắc cài, hi vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn cho bản thân. Nếu có thắc mắc hay bạn muốn hiểu sâu hơn về vấn đề gì hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận bên dưới hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha tại Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh