Hàn răng có hại không? Giải đáp từ chuyên gia
Hàn răng hay trám răng là phương pháp phục hồi lại phần mô cứng đã mất của thân răng bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân như sâu, sứt, mẻ, thiểu sản men ngà…giúp chiếc răng của bạn trở lại hình dạng và chức năng ban đầu của nó. Đây là kỹ thuật cơ bản được thực hiện hàng ngày tại phòng khám nha khoa.
Sở dĩ hàn răng được nhiều người ưa chuộng, lựa chọn vì đây là phương pháp nhanh chóng, ít gây đau đớn cho người bệnh và với chi phí được cho là thấp nhất trong các hình thức phục hình răng. Tuy nhiên mọi vấn đề đều có hai mặt của nó, hàn răng có thực sự an toàn, hiệu quả cao mà chi phí thấp, hàn răng sai cách mang đến hậu quả gì không? Bác sĩ Phương Thúy (nha khoa Thùy Anh) sẽ thông tin tới bạn chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hàn răng có hại không?
Hàn răng có hại không thì trong nội dung bài viết này, bác sĩ Thúy sẽ thông tin tới bạn những vấn đề cơ bản về một số tác hại của việc hàn răng được kể đến như: Tác hại và tính an toàn từ vật liệu hàn răng; tác hại từ việc hàn răng sai cách.
Đầu tiên chúng ta cùng phân tích một chút về vật liệu hàn răng và tác hại của nó. Ngày nay, nha khoa hiện đại phát triển từng ngày với sự đa dạng vật liệu với tính ứng dụng cải tiến cao. Trong số đó không thể bỏ qua vật liệu trám răng. Sự phong phú đa dạng thay đổi từng ngày của vật liệu ít nhiều làm các bác sĩ lâm sàng bối rối. Tuy nhiên nếu không nắm rõ chỉ định sử dụng, ưu nhược điểm từng loại dẫn tới sử dụng sai cách thì hậu quả đáng tiếc. Cùng điểm qua một số loại vật liệu hàn răng thông dụng hiện nay và chỉ định sử dụng của chúng.
+ Vật liệu hàn răng (phục hồi mô cứng) thông dụng hiện nay kể đến như: GIC, Composite, Cention N, Amalgam.
1. Amalgam
Ưu điểm là chịu lực nhai lớn, tính mài mòn tương tự với cấu trúc răng, rất khít với thành lỗ hàn nếu được nhồi nén tốt, trám đúng kỹ thuật, với lỗ trám tạo hình tốt, miếng trám được đánh bóng kỹ thì tuổi thọ miếng trám amalgam có thể tồn tại tới vài chục năm.
Với những đặc tính đó cộng với việc chi phí thấp, thao tác dễ dàng thì amalgam là lựa chọn hàng đầu đối với hàn phục hồi những răng sau chịu tải lực nhai lớn.
Tuy nhiên đó là câu chuyện của nhiều năm về trước, hiện tại hầu hết amalgam không được sử dụng để hàn răng bởi những nhược điểm rất lớn như không có tính thẩm mỹ (màu sắc khác với mô răng thật); gây đổi màu răng, gây hại cho môi trường và nghề nghiệp và bản thân bệnh nhân khi amalgam phân rã những phân tử thủy ngân (Hg) sau thời gian dài sử dụng; việc lưu giữ mối hàn bằng lưu giữ cơ học đòi hỏi phải sửa soạn xoang trám khá lớn, ảnh hưởng tới mô răng thật.
2. Composite
Composite nha khoa do tác giả Bowen sáng chế ra năm 1962. Composite là loại vật liệu cấu tạo bằng cách phối hợp hai hay nhiều vật liệu có tính chất hóa học khác nhau và không tan vào nhau. Trám răng dựa vào kỹ thuật xói mòn và keo dán. Ưu điểm lớn nhất của composite chính là tính thẩm mỹ và chi phí hợp lý.
3. Glass ionomer cement (GIC)
Xi măng thủy tinh (GIC) sử dụng rộng rãi nhờ 2 ưu điểm là bám dính tốt lên men, ngà răng bằng cơ chế hóa học và phóng thích flour vào mô răng xung quanh nên có thể khả năng phòng sâu răng thứ phát.
Ngày nay xu hướng phục hồi dán xâm lấn tối thiểu cho những xoang trám kích thước từ bé đến lớn: inlay, Onlay, overlay bằng vật liệu sứ hay composite. Một ví dụ về mối hàn amalgam cũ bị mẻ vỡ và được thay thế bằng 1 overlay theo phương pháp xâm lấn tối thiểu
Tương tự với những vật tư y tế sử dụng trên cơ thể con người thì những vật liệu nha khoa hiện nay đang được sử dụng đều có tính tương hợp sinh học tốt và đều qua kiểm duyệt của bộ quản lý thực phẩm và dược phẩm của quốc tế. Sự tương thích hay tương hợp đều được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm invitro, trên động vật và trên cơ thể con người. Vì vậy khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe chúng ta.
Như câu hỏi đặt ra ở tiêu đề là hàn răng có hại không thì câu trả lời là hàn răng không có hại mà chỉ có hại khi chúng ta hàn sai kỹ thuật hay sai chỉ định gây ra một số vấn đề như đau nhức, ê buốt và một số vấn đề khác như sâu thứ phát hay mắc thức ăn gây viêm lợi, hôi miệng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được kể đến như: Không lấy sạch tổ chức mô ngà mềm, ngà sâu (ngà không lành mạnh), không sát khuẩn xoang trám, không nắm rõ được cách sử dụng của vật liệu dẫn đến kết quả không mong muốn, hàn răng nhưng không tái tạo lại được giải phẫu ban đầu của răng đặc biệt với những xoang sâu mặt bên dẫn đến tình trạng tái diễn mắc thức ăn.
Triệu chứng không tốt sau hàn răng
Sau đây là một số triệu chứng có thể gặp sau khi hàn răng được kể đến như:
- Đau khi cắn hoặc chạm vào răng: Loại đau này xảy ra khi bạn cắn xuống. Đau xuất hiện ngay sau khi hết thuốc tê và kéo dài theo thời gian. Trong trường hợp này, miếng hàn có thể gây kênh cộm, cản trở khớp cắn gây đau. Bạn cần quay lại để bác sĩ thăm khám và chỉnh lại. Nếu đau vẫn tiếp tục, nó có thể là vấn đề khác cần kiểm tra kĩ và cần thiết thì điều trị tủy
- Nhạy cảm khi ăn đồ nóng, lạnh: Cơn khó chịu này xảy ra khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, cơn đau sẽ biến mất sau vài giây khi loại bỏ tác nhân nóng lạnh. Nếu đau kéo dài ngay cả khi không có kích thích thì cần kiểm tra tủy răng còn lành mạnh hay đã viêm và cần thiết phải điều trị tủy.
- Đau nhức nhiều sau hàn răng, thường gặp ở những lỗ sâu lớn sát tủy. Trường hợp này cần điều trị tủy răng.
Qua bài viết trên, bác sĩ Thúy đã điểm qua chỉ định và tính an toàn của một số vật liệu hàn răng thông dụng hiện nay, và một số tác hại hậu quả đáng tiếc khi hàn răng sai cách. Nhìn chung hàn răng vẫn là phương pháp phục hồi răng tối ưu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bệnh nhân. Dù là công việc tưởng chừng như đơn giản trong phòng khám răng nhưng khi người bác sĩ điều trị cho bạn làm không đúng chỉ định, kỹ thuật thì vẫn sẽ dẫn đến những biến chứng, tác hại ít hay nhiều. Bạn cần đến những địa chỉ nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm để được thăm khám và điều trị những chiếc răng sâu của mình mà không phải lo lắng gì nhiều.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh