Ghép lợi sừng hóa trong trồng răng implant: Khi nào, tại sao và làm thế nào?

Hiện nay mục tiêu răng implant đã mở rộng từ phục hồi khả năng ăn nhai sang tái lập hoàn hảo về chức năng, thẩm mỹ. Đối với răng implant, để bắt chước gần giống nhất răng thật, ngoài việc tạo hình thể, màu sắc hài hòa, thì điều quan trọng hơn là mô mềm xung quanh cũng phải đẹp và khỏe tự nhiên. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Nhung trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn chủ đề ghép lợi dừng hóa trong trồng răng implant. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Lợi sừng hóa là như thế nào?

Phần nằm trong vòng tròn đen chính là lợi sừng hóa. Và phần lợi đỏ bên ngoài là niêm mạc tự do.

Lợi sừng hóa chính là phần lợi lấm tấm như vỏ da cam, màu hơi nhạt hơn, nằm sát và bao quanh răng. Khi chúng ta dùng ngón tay làm động tác lắc lôi má, phần lợi di động sẽ lắc theo nhưng lợi sừng hóa vẫn đứng yên. Điều này tăng sự vững ổn tránh chấn thương trong động tác cọ xát vào thức ăn mỗi lần nhai.

Phần lợi sừng hóa đánh dấu bằng nét kẻ đen, còn lại rất ít tính từ đỉnh sống hàm nơi sẽ đặt implant. Vì không đủ lượng lợi sừng hóa mong muốn nên chúng tôi tiến hành ghép thêm.
Hình ảnh ngay sau khi lấy mô tại vòm họng và ghép nối thêm vào, lợi sừng hóa lúc này tăng lên rất nhiều và đạt tiêu chuẩn.

Đặc điểm mô mềm quanh implant so với mô mềm răng thật

Mô mềm tức là lợi quanh implant và răng thật có những điểm giống nhau về hình thái lâm sàng cũng như mô học, như đều có lợi sừng hóa, lợi di động bao quanh tạo thành 1 rãnh lợi. Tương ứng rãnh lợi sẽ có biểu mô rãnh lợi, biểu mô bám dính và mô liên kết.

Tuy nhiên sự khác biệt lớn nhất nằm ở cấu trúc mô liên kết: 

– Trên răng thật, mô liên kết phân bố nhiều nguyên bào sợi, ít sợi collagen, hướng sợi collagen theo hướng loe quạt, vuông góc với trục răng, bám trực tiếp vào cement chân răng, ngoài ra còn có dây chằng nha chu và các sợi sharpey chắc chắn. 

– Với răng implant, mô liên kết có ít nguyên bào sợi hơn, nhưng lại chứa nhiều collagen, hướng sợi collagen song song với trục implant, không có dây chằng nha chu. Kết nối này lỏng lẻo hơn và rất dễ bị tách ra. Do đó khả năng bảo vệ của mô mềm quanh implant sẽ kém hơn so với răng thật. 

Một khi viêm nhiễm chấn thương sức kháng cự implant yếu hơn răng thật rất nhiều. Hơn nữa, nguồn cấp máu răng thật dồi dào hơn, đến từ xương, màng xương, dây chằng nha chu. Còn răng implant thì ít được nuôi dưỡng hơn. Do đó quá trình lành thương trên răng implant cũng chậm hơn so với răng thật.

Vậy mô mềm có thực sự quan trọng? Tại sao lại cần ghép lợi sừng hóa trong cấy ghép implant?

Theo Warrer và cộng sự năm 1995, sự hiện diện của mô lợi sừng hóa cung cấp nhiều lợi ích quan trọng. Các mô lợi sừng hóa tạo vòng đệm kín bao quanh implant, bịt kín, ngăn chặn vi khuẩn vào sâu trong rãnh quanh implant. Thiếu hụt lợi sừng hóa sẽ gây ra:

– Tăng tích tụ mảng bám, cao răng quanh implant

– Dễ viêm niêm mạc quanh implant

Nghiên cứu cắt ngang hàng trăm mẫu implant của Chung và cộng sự năm 2006 cho thấy đặt implant trên mô có ít lợi sừng hóa (<2mm) thì tỷ lệ đọng mảng bám và viêm lợi cao hơn những vùng mô lợi sừng hóa rộng.

+ Thiếu hụt lợi sừng hóa cũng sẽ tăng nguy cơ tụt mô mềm và tiêu mào xương ổ quanh implant 

Môt báo cáo khác vào năm 1990 của Block và Kent, về các ảnh hưởng lên mô mềm và xương khi có mô sừng hóa quanh implant trên hơn 700 ca cấy ghép, kết quả cho thấy, mô lợi sừng hóa càng rộng và dày thì càng làm giảm tỷ lệ tụt lợi và mất bám dính quanh implant.

Sự thiếu hụt lợi sừng hóa làm tăng nguy cơ tiêu mào xương và tụt mô mềm đã được xác nhận qua thống kê trong phân tích hồi cứu của Kim và cộng sự năm 2009.

– Ngoài ra sự thiếu hụt lợi sừng hóa còn gây ra mất thẩm mỹ, lộ màu xám implant. Đôi khi bệnh nhân không thể chấp nhận được sự thiếu sót này và việc xử lý vô cùng phức tạp.

Từ các nghiên cứu trên, chúng ta có thể khẳng định việc ghép mô mềm để duy trì lợi sừng hóa trong implant là vô cùng quan trọng cho sự tồn tại lâu dài, lành mạnh của chiếc răng implant.

Các tranh luận nếu có chỉ là giả sử bệnh nhân không có mô lợi sừng hóa thì có hại ngay lập tức hay không, chứ một mô lợi với chiều dày đủ của lợi sừng hóa luôn tốt hơn cho hoạt động ăn nhai của bệnh nhân là điều đã được đồng thuận. 

Vậy khi nào cần ghép lợi sừng hóa?

Có 3 loại biến chứng mô mềm quanh implant thường gặp:

– Thiếu hụt lợi sừng hóa

– Thiếu hụt thể tích mô mềm

– Tụt mô mềm 

Các biến chứng mô mềm khi xảy ra đều cần được xử lý, nếu không sẽ ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ và độ bền implant. 5 thời điểm có thể lựa chọn để tăng thể tích mô mềm bao gồm:

– Trước khi cấy implant 

– Trong khi cấy implant

– Trong giai đoạn chờ tích hợp xương

– Giai đoạn đặt healing hoặc phục hình tạm

– Sau khi gắn răng giả

Thứ 1: Với trường hợp thiếu hụt mô sừng hóa, biện pháp duy nhất là ghép thêm. Việc ghép lợi có thể tiến hành trước phẫu thuật implant hoặc giai đoạn đặt trụ lành thương healing. 

Thứ 2: Còn với thiếu hụt thể tích mô mềm, chúng ta có nhiều phương án để lựa chọn hơn: 

– Vạt cuộn

– Vạt dịch về phía chóp

– Ghép mô liên kết dưới biểu mô

– Vạt xoay khẩu cái

Thứ 3: Tình huống tụt mô mềm quanh implant, đây là 1 biến chứng muộn, sau khi đã hoàn tất phục hình và implant đã tham gia thực hiện chức năng. Tùy vào mức độ tụt mà có các hướng xử lý khác nhau như:

– Ghép mô liên kết dưới biểu mô

– Ghép xương và ghép mô mềm

– Thay phục hình khác

– Tháo implant và cấy lại

Chi tiết về các phương pháp phẫu thuật làm tăng lợi sừng hóa trong cấy ghép implant

Có 4 kỹ thuật phổ biến, áp dụng rộng rãi cho nhiều trường hợp và có tỷ lệ thành công cao như sau:

Thứ 1: Vạt dịch chuyển về phía chóp

Đây là kỹ thuật đơn giản và thông dụng nhất, thường sử dụng khi bắt đầu đặt implant hoặc thì 2 đặt trụ lành thương healing. Áp dụng khi lợi sừng hóa mặt ngoài không đủ, sử dụng đường rạch hình chữ U đẩy lợi sừng hóa mặt trong ra phía ngoài.

Bạn tưởng tượng bản chất của kỹ thuật này thực chất là đẩy lợi sừng hóa thừa ra ở mặt trong đi ra phía ngoài. Tuy nhiên tình huống thiếu quá nhiều hoặc mặt trong cũng không có đủ thì sẽ không khả thi. 

Thứ 2: Vạt cuộn

Áp dụng tình huống thiếu thể tích mô sừng hóa, có thể sử dụng trong thì đặt implant hoặc thì 2 đặt healing. Tuy nhiên cách làm này thường có ý nghĩa ở vùng thẩm mỹ răng cửa và hiện tại ít được dùng.

Thứ 3: Ghép nướu rời (cắt chỗ này ghép vào chỗ kia)

Đây là phương pháp điều trị khá phổ biến và sử dụng trong những trường hợp thiếu lợi sừng hóa. Thời điểm ghép tốt nhất là trước cấy ghép implant hoặc thì 2 đặt healing.

Với ghép nướu rời chúng ta sẽ cần nơi cung cấp mô ghép, thường là vòm miệng hoặc lồi củ phía sau răng khôn hàm trên. Mảnh ghép xử lý lấy hết mô mỡ, tuyến nước bọt,… trước khi chuyển vào vùng nhận. Bạn hình dung nha sĩ cắt lợi của bạn từ vị trí này ghép sang vị trí thiếu khác, sao cho hợp lý nhất. 

Mảnh mô liên kết được lấy sẽ ghép vào vị trí thiếu hụt lợi sừng hóa quanh implant. Cố định chắc chắn bằng các mũi khâu. 

Thứ 4: Ghép mô liên kết

Việc ghép mô liên kết tương đối giống với kỹ thuật ghép nướu rời. Những mảnh mô sẽ được xử lý lấy hết biểu mô, do đó tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, màu sắc mô ghép cũng đẹp hơn. Tuy nhiên chỉ có giá trị trong việc làm dày mô mềm chứ ko tạo ra nhiều lợi sừng hóa trong tình huống thiếu hụt nặng.

Bạn cùng xem ca lâm sàng sau đây: 

Lợi sừng hóa bị thiếu hụt, nếu cứ thế lắp răng có thể dẫn đến ăn nhai không thoải mái, hay bị viêm lợi chảy máu, hay bị ứ đọng thức ăn và viêm nhiễm quanh implant. Tiến hành lấy mô ghép vùng khẩu cái để chuyển xuống ghép xung quanh vùng này.
Hình ảnh mô lợi chuẩn bị đưa xuống để ghép.
Vị trí lấy mô trên vòm miệng.

Bạn quan sát 3 bức ảnh là hình trước khi ghép, hình giữa sau ghép và hình cuối cùng là kết thúc lắp răng cho bệnh nhân ăn nhai. Bạn xem ảnh chụp góc khác để thấy rõ hơn sự khác biệt. 

Trên đây là những biến chứng mô mềm thường gặp khi cấy ghép implant, cũng như phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cao nhất giúp tăng thể tích mô mềm, tăng lợi sừng hóa giúp implant có thể đạt được mục tiêu cao nhất, thay thế hoàn hảo cho 1 chiếc răng đã mất. Hy vọng thông tin bài viết bác sĩ Nhung cung cấp trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn có thắc mắc gì hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục