Có nên niềng răng khểnh không? Niềng răng khểnh hết bao nhiêu tiền?
Răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, có vai trò cắn xé thức ăn. Theo tiêu chuẩn ở các nước Á Đông thì răng khểnh là chiếc răng duyên dáng, giúp nụ cười thu hút hơn. Vậy có nên niềng răng khểnh không? Mời bạn tìm hiểu thông tin bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng nhé.
Răng khểnh là thế nào?
Răng khểnh là chiếc răng số 3 thuộc nhóm răng nanh, răng này có chức năng xé nhỏ thức ăn, khi mọc hơi chìa ra bên ngoài thì được gọi là răng khểnh. Răng khểnh thường xuất hiện trong quá trình thay răng do có sự lệch lạc giữa các chiếc răng vĩnh viễn với nhau từ đó răng bị chệch ra khỏi cung hàm và không đều cho với những chiếc răng khác.
Ở mức độ vừa phải chiếc răng này sẽ giúp nụ cười trở nên duyên dáng hơn, còn nếu nặng hơn những chiếc răng khểnh sẽ làm sai lệch khớp cắn và xáo trộn chức năng ăn nhai của hàm răng.
Ngoài ra, răng khểnh cũng tạo khoảng trống với các răng cận kề, khiến thức ăn bị giắt vào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý như: viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…
Ngày nay theo ước tính của các chuyên gia, khoảng 30 ~ 50% người can thiệp chỉnh nha. Trong khi đó các hóa thạch cổ đại được khai quật lại cho thấy rằng người xưa có hàm răng thẳng, đều. Theo hồ sơ ghi chép lại thì nhu cầu niềng răng mới phát triển bùng nổ ở hai thế kỷ gần đây còn trước đó thì rất ít.
Nhiều giả thuyết cho rằng trong lịch sử của loài người, những thay đổi về chế độ ăn uống từ cứng sang mềm, từ ăn sống sang chế biến tỉ mỉ công phu hơn đã dẫn tới việc thay đổi kích thước hàm – mặt lẫn hướng mọc của răng và đương nhiên không thể loại trừ những vấn đề liên quan tới di truyền trong gen.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến cho răng mọc khấp khểnh như:
- Gen di truyền làm xương kém phát triển, không đủ chỗ trên cung hàm cho răng mọc. Thông thường nếu như những trường hợp này nếu các bậc cha mẹ không phát hiện sớm thì trẻ nguy cơ rất cao phải phẫu thuật khi đủ tuổi trưởng thành.
- Răng sữa mất sớm làm cho cách khoảng trống mất đi, khi răng vĩnh viên mọc lên không còn chỗ nên đã phải chen chúc, xoay để có thể mọc được
- Thói quen xấu từ nhỏ như tật đẩy lưỡi, thở miệng, mút ngón tay, … sẽ khiến cho răng chịu nhiều áp lực và không còn mọc đúng vị trí bình thường. Từ đó dẫn đến những sai lệch khớp cắn theo thời gian ngày một nặng nề hơn nữa.
- Răng sữa không tiêu chân, rụng đúng thời gian làm cho răng vĩnh viễn không có chỗ mọc dẫn đến chen chúc, khấp khểnh.
Có nên niềng răng khấp khểnh không?
Niềng răng khấp khểnh đã là giải pháp được phát triển trong suốt hơn 100 năm qua, ngược dòng thời gian để trở về với những tháng năm đầu tiên ngành chỉnh nha còn non trẻ sinh ra để phục vụ nhu cầu làm đẹp của mọi người. Và cho tới ngày nay đã phát triển trở thành một xu hướng thời đại mới, tuy rằng phải đánh đổi thời gian, sự kiên trì nhưng kết quả thực sự xứng đáng với công sức bỏ ra.
Nếu như bạn gặp tình trạng răng khấp khểnh thì lời khuyên tốt nhất mà các bác sĩ dành cho bạn chính là niềng răng. Bởi vì nếu tiếp tục giữ nguyên hiện trạng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như:
- Tiêu xương tụt lợi do khó vệ sinh, tụ đọng nhiều mảng bám và đồ ăn giắt ở khe kẽ. Sâu răng nguyên phát do không thể làm sạch những vị trí góc khuất đó, lâu dần ảnh hưởng tới sức khỏe lẫn tuổi thọ của răng.
- Răng khấp khểnh mất thẩm mỹ nụ cười, gây ra sự tự ti và đồng thời làm ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần.
- Răng khấp khểnh có nhiều điểm gây sang chấn khớp cắn, hiệu quả ăn nhai suy giảm, tăng nén ép lồi cầu trong khớp thái dương hàm. Hậu quả của việc này là dẫn tới đau khớp thái dương hàm, tiêu lồi cầu, lệch khớp cắn ngày một nghiêm trọng, …
Đối với nhiều ý kiến tiêu cực về niềng răng thực tế hầu hết đều chưa đúng với thực tế. Đây là giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng răng khấp khểnh bền, đẹp và ít xâm lấn nhất. Ưu điểm của niềng răng chính là đạt được rất nhiều lợi ích không chỉ về thẩm mỹ mà còn cả chức năng ăn nhai.
- Niềng răng giúp chỉnh khớp cắn, khắc phục những sai lệch để ngăn ngừa biến chứng, tránh hậu quả về lâu dài trên bộ nhai.
- Xâm lấn tối thiểu, bảo tồn tối đa luôn là một trong những phương châm của bác sỹ chỉnh nha. Và quả thực niềng răng là giải pháp giữ lại răng thật tốt nhất dành cho bệnh nhân.
- Giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật và giảm bớt đau nhức, biến chứng đối với những case có thể điều trị bù trừ. Đương nhiên khi lựa chọn phương án này, khách hàng không thể đạt thẩm mỹ tối ưu 100% nhưng sẽ cải thiện đến ít nhất 60 – 70 % so với ban đầu và nâng cao tuổi thọ dành cho bộ răng của mình.
Ưu điểm là thế, nhưng sự thật rằng niềng răng cũng sẽ có nhược điểm. Điều đầu tiên cản bước khách hàng lựa chọn chính là sự kiên trì, thời gian và công sức bỏ ra. Các phương pháp điều trị khác chỉ cần kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí cùng lắm vài tháng một năm nhưng chỉnh nha là cả quá trình kéo dài từ hơn hai năm đổ lên. Không chỉ vậy còn phải thường xuyên tới gặp nha sĩ và vệ sinh răng miệng kỹ càng hơn, đôi khi chịu những lần siết răng ê nhức âm ỉ.
Niềng răng khểnh có để lại răng khểnh được không?
Ngành chỉnh nha không chỉ coi trong yếu tố thẩm mỹ mà cùng với đó thì việc điều chỉnh khớp cắn là rất quan trọng. Những tiêu chí của khớp cắn chuẩn gồm có hàm răng đều đẹp, mà một khi niềng răng giữ lại răng khểnh thì chắc chắn khớp cắn của bạn không phải chuẩn, có thể gặp phải các vấn đề về bệnh lý răng miệng, ăn nhai và thậm chí cả thẩm mỹ khuôn mặt.
Bên cạnh đó, những chiếc răng khểnh còn làm giảm sức nhai và ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình niềng. Với những lý do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên giữ lại răng khểnh khi niềng răng.
Bởi vậy, nha sĩ khuyên bạn khi niềng răng không nên giữ lại răng khểnh để tránh những hậu quả không tốt. Còn nếu bạn vẫn muốn giữ lại răng khểnh khi niềng răng bạn cần tới trực tiếp nha khoa Thùy Anh để được thăm khám trực tiếp và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Niềng răng khểnh mất bao lâu? Chi phí là bao nhiêu?
Niềng răng là kỹ thuật phức tạp, bác sĩ sẽ cần thời gian để giúp răng dịch chuyển một cách từ từ, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự ổn định sau khi tháo niềng. Nhìn chung, thời gian niềng răng sẽ khá dài, không thể ngày một ngày hai là xong được.
Thời gian niềng răng khểnh ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, tùy vào mức độ lệch lạc của răng, khí cụ hỗ trợ và kỹ thuật chỉnh nha của bác sĩ. Thời gian niềng răng thường dao động từ 1,5 – 3 năm để có được kết quả như ý muốn.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/cac-buoc-nieng-rang-khap-khenh-bai-ban-khoa-hoc-tai-nha-khoa-thuy-anh/
Chi phí của một ca niềng răng khểnh sẽ phục thuộc vào mức độ khấp khểnh của răng và khí cụ chỉnh nha. Do đó, sau khi kiểm tra tình trạng răng tổng quát, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và mức chi phí cụ thể cho từng khách hàng:
Loại niềng răng | Giá niêm yết (2 hàm) | Giá khuyến mãi (2 hàm) |
Mắc cài thép buộc chun | 28.000.000đ | 25.000.000đ |
Mắc cài tự khóa thông minh | 33.000.000đ | 30.000.000đ |
Mắc cài Pitts | 39.000.000đ | 35.000.000đ |
Mắc cài sứ thẩm mỹ | 45.000.000đ | 40.000.000đ |
Mắc cài sứ thẩm mỹ thông minh | 50.000.000đ | 45.000.000đ |
Niềng răng mặt lưỡi |
65.000.000đ | 50.000.000đ |
Mắc cài OrthoClassic – Mỹ |
23.000.000đ | 20.000.000đ |
Niềng răng trong suốt Invisalign | 90.000.000 – 140.000.000đ | 45.000.000đ – 100.000.000đ |
HOT: ƯU ĐÃI TỚI 15 TR. Đ PHÍ NIỀNG RĂNG
+ GIẢM trực tiếp tới 5 triệu đồng phí niềng răng
+ HOÀN 100% phí thăm khám trị giá 500k
+ TẶNG hàm duy trì sau niềng trị giá 1 tr.đ
+ TẶNG gói căn chỉnh khớp cắn bằng công nghệ Tscan trị giá 5 tr. đ
+ TẶNG gói lấy dấu hàm và biết trước kết quả niềng răng bằng công nghệ scan itero 5D trị giá 3 tr.đ
+ MIỄN PHÍ chụp phim X – quang, nhổ răng chỉnh nha
+ MIỄN PHÍ lấy cao răng trong 5 năm sau chỉnh nha
Như vậy qua thông tin bài viết trên bạn đã nắm rõ có nên niềng răng khểnh hay không rồi phải không. Xu hướng đánh giá nụ cười tiêu chuẩn hiện nay là hàm răng đều đẹp, khớp cắn chuẩn. Niềng răng khểnh vừa đảm bảo thẩm mỹ cho nụ cười, vừa đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn nhất cho hàm răng của mình.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh