Chỉnh nha chức năng: Những thông tin cần nắm rõ
Chỉnh nha là một chuyên ngành trong nha khoa với mục tiêu là chẩn đoán, lên kế hoạch điều trị nhằm phục hồi được chức năng lẫn thẩm mỹ cho hệ thống nhai của con người. Đồng thời còn phòng ngừa những sai lệch không đáng có từ sớm.
Suốt nhiều thập kỷ qua, chỉnh nha đã có những bước tiến nhảy vọt về cả chất lượng dịch vụ cũng như kết quả điều trị. Chỉnh nha đương đại với sự thay đổi toàn diện về cách tiếp cận cũng như mục tiêu điều trị. Nếu ở thời của Angle là khớp cắn đúng thì coi như đạt nhưng hiện tại xuất hiện nhiều trường phái khác, trong đó bao gồm cả Chỉnh Nha Cơ Chức Năng. Rất nhiều người thắc mắc, cảm thấy vô lý khi mà tại sao chỉnh nha lại không cần phải làm gì ngoại trừ thay đổi thói quen cơ chứ? Tuy nhiên thực tế đã chứng minh rằng điều ấy hoàn toàn có thể.
Mời bạn cùng tìm hiểu về chủ đề “Chỉnh nha chức năng: Khi thói quen quyết định nụ cười” thông tin được bác sĩ Thảo – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng của Nha khoa Thùy Anh cung cấp.
Lịch sử của chỉnh nha cơ chức năng
Trong tiếng Anh, thuật ngữ chính xác cho trường phái chỉnh nha chức năng là Functional Orthodontics. Đây là một trường phái chỉnh nha tập trung vào việc hướng dẫn sự phát triển tự nhiên của hàm và răng bằng phương pháp can thiệp vào thói quen, cơ miệng, tư thế lưỡi, cách thở và những hoạt động khác của cơ mặt thay vì dựa vào khí cụ chức năng hoặc mắc cài.
Vào năm 1906, nhà chỉnh nha người Mỹ Alfred Paul Rogers đã thử nghiệm những bài tập cơ mặt. Và đến năm 1918, ông đã viết nhiều bài báo cáo liên quan tới chủ đề này trên tạp chí quốc tế về chỉnh nha. Trong đó đề cập mối liên quan giữa thói quen cơ, lưỡi và khớp cắn. Trong cuốn sách “Sai khớp cắn của răng” xuất bản năm 1907 của Edward H. Angle cũng trình bày tỉ mỉ những ảnh hưởng của thói quen vùng miệng liên quan tới khớp cắn.
Người theo trường phái này cho rằng, sai lệch khớp cắn đều bắt nguồn từ việc mất cân bằng cơ chức năng, nếu chúng ta loại bỏ nguyên nhân này thì răng sẽ tự mọc đúng vị trí của nó, khớp cắn sẽ đạt ở mức ổn định, hài hòa. Liệu pháp này phổ biến hơn ở những năm 60, 70 khi Daniel Garliner đã lập ra viện Cơ Chức Năng đặt trụ sở tại Florida.
Hiện nay các viện nghiên cứu và tổ chức uy tín trên thế giới về chỉnh nha cơ chức năng bao gồm có Myofunctional Research Co. (MRC) ở Hoa Kỳ, Hiệp hội Nghiên cứu Chỉnh nha Hoa Kỳ (American Association of Orthodontics – AAO), Hiệp hội Chỉnh nha Thế giới (World Federation of Orthodontics – WFO),… Ở Việt Nam, chúng ta có Viện Nghiên cứu Răng Hàm Mặt cũng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực này.
Vì sao thói quen lại quyết định nụ cười của bạn?
Chỉnh nha cơ chức năng chỉ ra nguyên nhân sai khớp cắn là rối loạn chức năng cơ như đã đề cập bên trên. Từ giai đoạn trẻ còn nhỏ, các thói quen xấu bao gồm: thở miệng, mút ngón tay, đẩy lưỡi, nuốt sai,… đều có thể gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn sau này. Việc điều chỉnh thói quen rối loạn chức năng sẽ cải thiện sự phát triển gương mặt, tạo ra khớp cắn hài hòa hơn.
Các nhà khoa học không di chuyển răng giống như chỉnh nha thông thường truyền thống mà chỉ tạo đủ khoảng cho lưỡi tựa lên hàm trên. Đồng thời để bệnh nhân thở đúng đường mũi, môi khép kín, hướng cho sự phát triển cung hàm theo lộ trình bình thường.
Chỉ cần thay đổi thói quen từ nhỏ thì dù không chỉnh nha, bệnh nhân vẫn sở hữu được một cung răng đẹp lẫn nụ cười hoàn toàn tự nhiên. Không chỉ thế, giải pháp này còn giúp cho gương mặt bệnh nhân thon gọn hơn, ngủ ngon hơn, cải thiện đường thở, giảm đau hàm,…
Nhiều trường hợp ghi nhận rằng chỉnh nha cơ chức năng đã tạo nên sự phát triển cung răng hàm trên ổn định, giải quyết vấn đề thiếu khoảng của hàm dưới với những lực cơ học cực kỳ nhỏ, sinh lý. Hầu hết đều không sử dụng mắc cài, không yêu cầu mang hàm duy trì vĩnh viễn vì họ đã thiết lập được một trạng thái cân bằng sinh lý giữa cơ – khớp – răng cho bệnh nhân.
Nguyên lý của phương pháp điều trị chỉnh nha cơ chức năng
Phương pháp sử dụng khí cụ chức năng tháo lắp điều chỉnh thói quen, nong rộng cung hàm và sắp đều răng thẳng hàng trong cùng một liệu trình. Các khí cụ sử dụng được chia ra làm 3 loại:
1. Khí cụ tháo lắp chức năng (Functional Appliances)
+ Myobrace: Hệ thống khí cụ mềm giúp sửa thói quen xấu như thở miệng, đặt lưỡi sai cách, nuốt sai.
+ Twinblock: Gồm 2 phần dành cho 2 hàm và giúp đẩy hàm dưới ra phía trước.
+ Bionator: Giúp mở rộng cung răng, điều chỉnh cách thở và khớp cắn.
+ Frankel Appliance (FR): Chủ yếu tác động tới mô mềm, giúp xác định hình thái sự phát triển của xương hàm. Có nhiều loại FR I, FR II, FR III tùy theo từng trường hợp sai khớp cắn.
2. Khí cụ mở rộng và định hướng hàm (Expansion Appliances)
+ Rapide Palatal Expander (RPE): Khí cụ gắn cố định trong miệng, giúp mở rộng hàm trên và tạo không gian cho răng mọc.
+ Biobloc Orthotropics: Đây là dòng khí cụ được Dr. John Meaw phát triển nhằm giúp đẩy hàm dưới ra trước, mở rộng cung răng, khuyến khích tư thế lưỡi đúng.
3. Khí cụ huấn luyện cơ (Myofunctional Trainers)
+ Oral Screen: Một tấm chắn mềm giúp ngăn cản thói quen xấu đẩy lưỡi, mút ngón tay, cắn bút của trẻ.
+ Lip Bumper: Dùng để tạo khoảng trống cho răng cửa hàm dưới phát triển, loại bỏ bớt tác động của môi – má lên trên răng.
Ngoài các khí cụ trên còn có một phương pháp cực kỳ nổi tiếng trong cộng đồng người đã và đang quan tâm tới chỉnh nha đó chính là phương pháp tự luyện tập đặt lưỡi đúng – Mewing. Kỹ thuật này vô cùng quan trọng giúp định hình khuôn mặt khi bệnh nhân còn nhỏ tuổi thông qua việc đặt lưỡi đúng cách.
Đối tượng của chỉnh nha cơ chức năng thường là trẻ em trong giai đoạn đang phát triển, khi xương hàm còn mềm và dễ uốn nắn, thay đổi. Việc can thiệp sớm có thể ngăn ngừa sai lệch, giảm thiểu nguy cơ phải chỉnh nha sau này.
Hạn chế của chỉnh nha cơ chức năng
Mặc dù lợi ích của chỉnh nha cơ chức năng là không thể phủ nhận, tuy nhiên trường phái này có một hạn chế rất lớn – phụ thuộc hoàn toàn 100% vào sự hợp tác của bệnh nhân. Do không sử dụng dây cung – mắc cài hay máng trong suốt ép răng di chuyển theo hướng mong muốn, vì vậy với những kháng hàng thiếu ý chí, lười biếng luyện tập thay đổi thói quen thì cuối cùng họ chắc chắn không thể điều trị theo phương pháp này.
Ngoài ra, cơ hàm là bộ phận rất phức tạp trên cơ thể. Nó liên kết trực tiếp tới nhiều bộ phận quan trọng khác như cổ, vai, gáy, lưng, dầu, … Khi tập sai cách, không có sự can thiệp, hướng dẫn và giúp đỡ từ bác sĩ chuyên môn thì dễ dẫn đến tình trạng nặng nề hơn. Cụ thể như: đau khớp thái dương hàm, răng xô lệch nặng nề, sai khớp cắn, răng lung lay,
Dù lựa chọn phương pháp nào, điều quan trọng nhất vẫn là tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn, tìm ra giải pháp phù hợp cho từng trường hợp, lứa tuổi cụ thể. Và tất nhiên khi đi đúng hướng thì việc thay đổi thói quen sẽ quyết định nụ cười của bạn mà không cần chỉnh nha là điều hoàn toàn có thể.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh