Bọc răng sứ hay dán răng sứ tốt hơn?

Bọc răng sứ (chụp răng) hay dán sứ đều là các phương pháp phục hồi giúp răng cải thiện chức năng hoặc thẩm mỹ, nhưng khi phải đưa ra sự lựa chọn 1 trong 2, thì bọc răng sứ hay dán răng sứ tốt hơn

Bọc răng sứ hay dán răng sứ tốt hơn?

Để biết được bọc răng sứ hay dán răng sứ tốt hơn thì trước tiên bạn cần hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 phương án này: 

Các bạn có thể thấy, mặt dán sứ là những sản phẩm mỏng, độ dày dao động từ 0.3 – 1mm chỉ che phủ mặt trước của răng, ngược lại chụp răng dày hơn, độ dày trung bình khoảng 1.5- 2mm tùy loại sứ, nó giống như một chiếc mũ bao phủ toàn bộ thân răng, đương nhiên là cả 2 đều được thiết kế, tùy chỉnh với màu sắc phù hợp để hòa quyện hoàn hảo với đường nét nụ cười hiện tại của bạn.  

Daniel Edelhoff chỉ ra rằng sửa soạn chụp răng tiêu chuẩn cần mài bỏ từ 63 – 72% cấu trúc răng, trong khi mặt dán sứ chỉ yêu cầu loại bỏ từ 3 – 30% cấu trúc răng, ít hơn rất nhiều so với chụp sứ. 

Theo chúng tôi, quan điểm này đúng ở 1 số trường hợp và cũng sai ở một số trường hợp, điều này nghĩa là mặt dán sứ hay chụp răng tốt hơn hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng răng, mức độ phức tạp bệnh lý mà bạn đang có, hay nói cách khác là kết quả bạn mong muốn đạt được là gì. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng câu hỏi “ Cái gì tốt hơn để sửa cái gì” mới là đúng nhất, chụp răng hay dán sứ sẽ phù hợp nhất, tốt nhất cho bạn theo từng hoàn cảnh, việc của bạn chỉ là tìm tới một địa chỉ nha khoa uy tín với các bác sĩ giàu kinh nghiệm để thăm khám và đưa ra phương án điều trị cụ thể mà thôi. 

Giữa vô vàn bệnh lý khác nhau của từng cá nhân, thật khó để bạn hình dung ra khi nào nên lựa chọn cái gì, sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý để bạn tham khảo: 

    • Bọc sứ có thể phục hồi chức năng của răng vì vậy thường chỉ định trong những trường hợp cần khôi phục chức năng (mất răng, răng điều trị tủy, sâu vỡ lớn, cắn hở,..) bên cạnh đó vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao…. 
    • Dán sứ không thay đổi về chức năng của răng mà chỉ thay đổi hình dạng, màu sắc (thẩm mỹ) thường dùng trong những trường hợp tổn khuyết răng ít (vỡ mẻ nhỏ, khe thưa nhỏ, màu sắc xấu ở mức độ nhẹ hoặc trung bình,..).  

Thực tế là trong tất cả các trường hợp bạn đều có thể bọc sứ được nhưng điều đó có thích đáng hay không? Chúng ta nên bảo tồn tối đa mô răng hiện có giống như cái cách mà miếng dán sứ đang hướng tới (mài ít mô răng hơn), đồng nghĩa với việc chụp răng chỉ nên làm trong những trường hợp không thể nào làm được miếng dán sứ.

3 trường hợp dán sứ tốt hơn bọc sứ 

1. Thay đổi về hình dạng

Gồm 3 trường hợp ví dụ dưới đây: 

    • Một vài trường hợp răng dị dạng cần phục hồi hình thể hay gặp là các răng cửa bên có hình chêm, nhỏ, hơi nhọn gây mất thẩm mỹ. Veneer sẽ giúp phục hồi lại hình thể răng tốt hơn mà vẫn đảm bảo màu sắc tự nhiên.
2 răng cửa bên hàm trên nhỏ nhọn, hình thể bất thường cùng khe thưa vùng răng cửa trước được tái tạo thẩm mỹ hơn nhờ 4 miếng dán sứ
    • Khe thưa vùng răng cửa: Đây là tình trạng thường gặp nhất trên lâm sàng, khe thưa do bất hài hòa kích thước răng, răng quá nhỏ so với cung hàm. Tuy nhiên chỉ nên đóng khe thưa ở tình trạng thưa <2mm, nếu lớn hơn chúng ta cần cân nhắc trao đổi với bác sĩ niềng răng để cân đối kích thước răng phù hợp.
    • Thân răng vỡ mẻ (dưới 1/3 thân răng): Do thói quen ăn nhai các đồ cứng hoặc chấn thương vỡ mẻ không quá lớn, chưa ảnh hưởng đến tủy thì dán sứ là giải pháp tối ưu cho tình huống này.

2. Thay đổi về màu sắc 

    • Nhiễm màu răng nhẹ: Với các tình huống nhiễm màu ngoại lai (răng đổi màu theo thời gian do ăn uống, tuổi tác), hoặc nhiễm màu nội sinh (ví dụ như màu tetracyclin nhẹ và trung bình) có thể dán sứ để cải thiện màu sắc. 
    • Răng cửa có lỗ sâu mặt bên: 1 vài răng cửa có lỗ sâu gây mất thẩm mỹ và ê buốt, hàn răng sẽ khó đạt được thẩm mỹ tối ưu do màu rìa mối hàn có thể đổi màu theo thời gian, mối hàn cũng dễ bong rơi khó tạo ra một tiếp xúc bên lí tưởng, dán sứ có thể giúp khắc phục tất cả các nhược điểm này. 

Tuy nhiên nếu lỗ sâu lớn, sát tủy hay màu sắc đổi màu quanh rìa lỗ sâu quá xám đen thì chúng ta nên cân nhắc lượng men răng còn lại và có thể chuyển phương án chụp bọc.

a- Răng làm sạch lỗ sâu nhìn từ phía trước, b-Răng sau khi làm sạch lỗ sâu nhìn từ rìa cắn, c- Miếng dán sứ hoàn thiện.

3. Sai lệch khớp cắn rất nhỏ 

Như các răng xoay, vếch nhẹ, hoặc ngả trong rất ít, trong giới hạn mài kiểm soát dán dính được thì hoàn toàn có thể chỉ định dán sứ. Hoặc 1 vài trường hợp răng cửa mòn ngắn, loại trừ không có các nguy cơ khớp cắn đối đầu, cản trở cắn trong quá trình trượt hàm ăn nhai hay nghiến răng, dán sứ cũng nên được cân nhắc. 

Trường hợp bọc răng sứ tốt hơn dán răng sứ 

Ngoài các trường hợp được kể trên thì chúng ta nên bọc răng sứ thì tốt hơn, cùng điểm qua một vài trường hợp tương ứng với 3 nhóm này: 

1. Hình dạng răng

    • Răng bị sâu vỡ quá lớn, hoặc răng đã điều trị tủy cụt vỡ nhiều phần, cần phải tái tạo lại và tạo lưu giữ tốt hơn khi làm chụp răng
    • Những răng chất lượng men kém (thiểu sản, nhiễm fluor), không có đủ lượng men để dán sứ thì cần làm chụp bọc

2. Thẩm mỹ  

Những trường hợp răng nhiễm màu nặng, răng sâu có thêm ánh xám đen vàng đậm thì việc lên màu của miếng dán sứ sẽ không được trong và tự nhiên, nếu yêu cầu về màu sắc của bạn cao thì chụp sứ là quyết định sáng suốt hơn cả. 

3. Sai lệch khớp cắn

    • Những trường hợp răng quá lệch lạc, chìa, móm hay răng khểnh cao, cần phải niềng răng sắp đều trước khi nghĩ tới yếu tố thẩm mỹ. Răng lệch lạc mức độ trung bình thì chụp sứ có thể tùy chỉnh, đưa răng về đều cung mà vẫn đảm bảo sự tự nhiên cũng như khớp cắn chức năng. 
    • Đặc biệt trong những trường mòn răng- răng, mất kích thước dọc, chụp sứ sẽ thay đổi để khớp cắn tối ưu hơn, tăng hiệu quả ăn nhai. 
    • Ngoài ra những bạn có tật nghiến răng, thói quen siết chặt hàm, thì chụp sứ đảm bảo an toàn hơn so với dán sứ vì khớp cắn không thuận lợi là yếu tố dẫn đến thất bại khi làm dán sứ. 
    • Răng nứt : thường được phát hiện qua triệu chứng lâm sàng và các đặc điểm hình thể răng, việc bọc sứ giúp giảm hấp thụ áp lực cắn, ngăn đường nứt tách ra, bảo vệ răng khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa các tổn thương nghiêm trọng. 

4. Nhu cầu về kinh tế

Đây cũng là 1 yếu tố khá quan trọng quyết định đến sự lựa chọn của bạn. Chi phí cho dán sứ có thể cao hơn một chụp sứ tầm trung do vật liệu chuyên biệt, kỹ thuật chế tác và quy trình tỉ mỉ, phức tạp hơn. Tùy vào điều kiện tài chính, khi được bác sĩ tư vấn, bạn sẽ tìm ra phương án phù hợp nhất. 

Thời gian bọc sứ và dán sứ như thế nào?

Bọc răng sứ hay dán răng sứ tốt hơn về thời gian tồn tại thì vào năm 2018, Ryan C.Olley đã báo cáo một nghiên cứu hồi cứu về khả năng tồn tại của chụp răng và mặt dán sứ theo dõi 50 năm trong thực hành nha khoa, kết luận khả năng tồn tại của cả 2 loại phục hình này đều cao hơn 50 năm kèm theo điều kiện thăm khám định kỳ hàng năm và vệ sinh răng miệng tốt. Như vậy, rõ ràng với 1 chỉ định đúng kết hợp thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng chuẩn mực thì bất kể là loại phục hình nào cũng có thể tồn tại lâu dài.

Tóm lại, dán sứ là lựa chọn tốt hơn trong những trường hợp cần sửa chữa thẩm mỹ nhỏ với điều kiện khớp cắn thuận lợi; còn chụp răng sẽ tốt hơn trong những trường hợp ưu tiên trên phương diện phục hồi chức năng của răng, những trường hợp không thể dán được sứ. 

Việc chọn phương pháp nào đòi hỏi phải xem xét các đặc điểm lâm sàng và phân tích nhiều yếu tố kèm theo. Bạn nên tìm một cơ sở nha khoa uy tín cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để có thể giải quyết được các tình trạng răng miệng của mình phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chi-phi-lam-rang-su-bang-gia-rang-su-tot-nhat-nam/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background