Cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào? Bệnh lý Thái Dương Hàm

Tiếng kêu khớp nghĩa là bạn há miệng lớn hay ngáp thì có âm thanh phát ra. Tiếng kêu có thể là ở cả 2 thì há ngậm miệng đều nghe, hoặc chỉ xuất hiện 1 thì há miệng như trong trường hợp bị dính khớp tạm thời. Trường hợp dính khớp tạm thời hay gặp như khi bạn nằm ngủ, buổi sáng thức dậy không thể há miệng, sau khi gắng sức bạn nghe tiếng kêu khậc 1 cái thì mới cử động hàm trơn tru. Vậy cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao lại có tiếng kêu khớp? Cách chữa há miệng có tiếng kêu

Trước khi tìm hiểu về cách chữa há miệng có tiếng kêu và trả lời câu hỏi tại sao xuất hiện tiếng kêu khớp chúng ta cùng khảo sát giải phẫu bình thường, khỏe mạnh của khớp Thái Dương Hàm. 

Phần đĩa khớp màu xanh có dạng lõm ở giữa là một mô vô mạch đệm giữa lồi xương Thái Dương và lồi cầu. Bình thường đĩa khớp luôn nằm trên đầu lồi cầu, trong động tác há miệng lồi cầu đi ra trước và đĩa khớp cũng đi theo. Đến động tác ngậm miệng lồi cầu lui trở lại và đĩa khớp cũng lui theo giữ đúng tương quan như ban đầu. Một tương quan lồi cầu – đĩa khớp như vậy gọi là khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trượt đĩa khớp tái hồi lại là tương quan bất thường, đĩa khớp bị trượt ra trước khi cắn hàm, và lồi cầu có khả năng bắt lại đĩa khớp này nhằm đạt tương quan như bình thường mô tả ở cấu trúc sinh học khớp khỏe mạnh phần trên, vì khả năng bắt lại đĩa khớp khả thi nên gọi là tái hồi, tức là tái trở lại bình thường được. 

Trong hình mô tả bạn nhận thấy ban đầu đĩa khớp trật phía trước, đẩy lồi cầu về sau, khi bệnh nhân há miệng, lồi cầu bắt được đĩa khớp, thời điểm bắt đĩa là thời điểm có tiếng kêu đầu tiên. Khi ngậm miệng đĩa trật trở lại và xuất hiện tiếng kêu thứ 2. Như vậy bạn đã hiểu tại sao lại có tiếng kêu, đó chẳng qua là tiếng va chạm của đĩa khớp khi bắt được và khi rời khỏi đầu lồi cầu trong bệnh lý trật đĩa. 

Vậy cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào?

Thực tế, tiếng kêu khớp không phải là mục tiêu điều trị của TMD, tiếng kêu khớp cũng không liên quan đến các triệu chứng đau hay rối loạn chức năng. Nhiều nghiên cứu dịch tễ chỉ ra rằng tiếng kêu khớp có thể tự đến và tự đi. Cách chữa há miệng có tiếng kêu chỉ đặt ra khi tiếng kêu kèm theo đau, rối loạn hoạt động chức năng. 

Một khớp Thái Dương Hàm bị kêu vẫn có thể coi là ổn định do cơ thể đã thích nghi, nó chỉ xem xét không ổn định khi thỉnh thoảng gặp triệu chứng khóa hàm hoặc các vấn đề đau, rối loạn vận động. 

Tuy nhiên, nếu tiếng kêu khớp làm bệnh nhân khó chịu về mặt tâm lý. Bệnh nhân muốn há ngậm không còn bị kêu nữa mặc dù đây không phải bệnh lý nguy hiểm, thì có chữa được không? Câu trả lời là vẫn có thể chữa, nhưng chúng ta không thể tiên lượng được, vì khả năng tiên lượng thấp nên bác sĩ luôn ưu tiên lựa chọn điều trị bảo tồn thay vì phẫu thuật.

Cách chữa há miệng có tiếng kêu phổ biến

1. Liệu pháp hành vi

Bệnh nhân sẽ được chỉ dẫn chi tiết về bệnh lý mình mắc phải, hiểu rõ về tác hại và tiến triển của bệnh. Khi bệnh nhân biết rõ mình bị mắc phải vấn đề gì, hướng giải quyết như thế nào thì họ sẽ bớt lo lắng hơn. Họ cũng chủ động tìm kiếm thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình hợp tác điều trị. 

Tại Việt Nam thì nhiều thầy thuốc cho rằng bệnh nhân không có kiến thức về y khoa, nên chỉ giải thích qua loa, tuy nhiên thực tế điều đó không chính xác cho lắm. Hiện nay, việc tiếp cận thông tin y tế rất thuận lợi do sự phát triển của internet. Bệnh nhân càng biết rõ tình trạng mình mắc phải thì tâm lý càng thoải mái và vấn đề hợp tác cũng tối ưu hơn. 

Liệu pháp hành vi còn nhấn mạnh vào việc kiểm soát cảm xúc, thực phẩm tốt cho sức khỏe, giấc ngủ. Ví dụ như không hút thuốc, không uống cafe trước khi ngủ, không uống rượu trước khi ngủ…

2. Sử dụng bài tập vật lý trị liệu 

Cách chữa há miệng có tiếng kêu này nổi tiếng phải kể đến bài tập Isokinetic. Năm 1993 tác giả Au và Klineberg sử dụng tập isokinetic trên 22 bệnh nhân than phiền về tiếng kêu khớp. Bài tập bao gồm mở và đóng hàm trong khoảng 15mm, di chuyển hàm sang trái phải 5mm. Khi hàm di chuyển thì sử dụng tay làm lực cưỡng bức nhẹ nhàng. Sau 6 tháng tập luyện và theo dõi, tiếng kêu khớp biến mất ở 82% bệnh nhân. 

Trong 1 nghiên cứu khác tác giá Yoda 2003, nhận thấy tiếng kêu khớp giảm rõ rệt ở 61,9% bệnh nhân sau 3 tháng tập luyện bài tập đưa hàm ra trước, lùi hàm về phía sau. 

Sơ đồ bài tập được khuyến cáo của nhóm tác giả Yoda.

Phương pháp tập luyện cơ chức năng hoàn toàn có thể loại bỏ tiếng kêu khớp mà lại không tốn kém, không gây hại cho cơ thể.

3. Sử dụng máng nhai

Năm 2011 tác giả Huang điều trị 59 bệnh nhân có tiếng kêu khớp không đau bằng máng nhai ổn định (stabilization splint), sau 6 tháng nhận thấy tiếng kêu khớp biến mất ở 71,2% số trường hợp.

Conti năm 2006 nghiên cứu trên 57 bệnh nhân có than phiền đau và kêu khớp. Bệnh nhân chia thành 3 nhóm:

– Nhóm mang máng cân bằng khớp cắn 2 bên.

– Nhóm mang máng có hướng dẫn răng nanh.

– Nhóm mang máng giả không có phần nhựa ôm khớp cắn. 

Kết quả: Nhóm bệnh nhân đeo máng cải thiện đau cũng như biến mất tiếng kêu khớp tỷ lệ cao hơn hẳn nhóm dùng máng giả (điều này chứng tỏ hiệu quả của máng nhai so với hiệu ứng giả dược placebo effect).

4. Tiêm Hyaluronic acid vào khớp (HA)

Mặc dù chưa có những bằng chứng rõ ràng về việc giảm hoạt dịch trong khớp TMJ ảnh hướng đến sự xuất hiện hay hồi phục của tiếng kêu khớp. Hyaluronic acid (HA) vẫn được sử dụng để điều trị các vấn đề bệnh lý về nội khớp. 

Bastezi và cộng sự vào năm 2009, điều trị 20 bệnh nhân trượt đĩa tái hồi, tiếng kêu khớp 2 thì, bằng cách tiêm HA vào trong khớp trong 3 tuần với liều lượng định sẵn. Sau 1 năm theo dõi thấy rằng có sự giảm đáng kể triệu chứng tiếng kêu khớp. Tuy nhiên nghiên cứu này không thiết kế nhóm chứng vì vậy cần thêm nhiều nghiên cứu rõ ràng hơn để đưa vào ứng dụng thực tiễn rộng rãi. 

Ngoài các cách làm bảo tồn không xâm lấn kể trên thì còn có thể điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên điều trị phẫu thuật khớp đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng. Vì vậy chỉ khi các triệu chứng khó chịu như đau hay há miệng hạn chế, rối loạn chức năng ăn nhai đi kèm mới tính đến. Còn phẫu thuật để loại bỏ tiếng kêu khớp thì không nên thực hiện, chưa kể phẫu thuật cũng đã chứng minh không phải là cách hiệu quả điều trị tiếng kêu.
Trên đây là những cách chữa há miệng có tiếng kêu phổ biến hiện nay. Hiện nay tại nha khoa Thùy Anh chúng tôi luôn ưu tiên áp dụng biện pháp điều trị bảo tồn nhằm mang tới kết quả tối ưu và an toàn nhất cho mỗi khách hàng. Mọi thông tin chi tiết về cách điều trị tình trạng há miệng có tiếng kêu mình đang gặp phải, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

16 thoughts on “Cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào? Bệnh lý Thái Dương Hàm

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, bệnh lý khớp thái dương hàm tuy không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu như không điều trị thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn gây khó chịu và làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày bạn ạ
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, há miệng có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Tuy nhiên để chính xác hơn thì bác sĩ sẽ cần chụp thêm phim XQ CT Conebeam để chẩn đoán bạn ạ. Bạn nên đi thăm khám tại các bệnh viện, nha khoa với bác sĩ chuyên về khớp để có hướng điều trị cụ thể nhé ạ
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

      • Ngân says:

        Chào bác sĩ ạ, bác sĩ cho em hỏi em bị mở há miệng có tiếng kêu lục cục, bình thường không há được to tự nhiên nhưng khi mình cố há to thì mới được và lại có tiếng kêu lục cục, khi mở miệng thì miệng mở theo hình zic zac, em không bị đau vậy về lâu dài nếu vẫn như thế này có ảnh hưởng gì sức khỏe sau này không ạ . Răng em khấp khểnh chen chúc, trước kia đi ngủ bị nghiến răng nhiều ( giờ đỡ nhiểu rồi ạ ). Và trường hợp của em có thể niềng răng để khắc phục không ạ ?

        • nhakhoathuyanh says:

          Chào em, há miệng hạn chế và có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Tuy chưa có hiện tượng đau nhức nhưng em nên đi thăm khám và kiểm tra em nhé để có thể xử lý kịp thời. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này có thể do việc nghiến răng, do sai lệch khớp cắn…. khi khớp thái dương hàm ổn định thì mình có thể niềng để sắp đều răng, nắn chỉnh lại khớp cắn để có nụ cười đẹp hơn và 1 khớp cắn khoẻ hơn em nhé.
          Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể nhắn tin qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ!

  1. Lưu Thị Khánh Linh says:

    Thưa bác sĩ
    Tôi cũng có triệu chứng há miệng có tiếng kêu lục cục thậm chí còn rất đau nữa ạ
    Ko biết là bệnh gì ạ?
    Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, há miệng có tiếng kêu kèm theo đau nhức là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Bác sĩ sẽ cần chụp phim XQ để đánh giá nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể hơn bạn ạ. Bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm để cuộc sống sinh hoạt hàng ngày không bị ảnh hưởng bạn nhé.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  2. HT says:

    Chào bác sĩ ạ. Con năm nay 16 tuổi hiện đang điều trị lấy tủy răng cối lớn ( răng số 7 ) hàm trên được 8 lần rồi ạ đến giờ con vẫn còn đau nha sĩ bảo hạ khớp răng cho con sau khi về nhà con cử động hàm nhẹ nhàng thì hàm kêu khiến con rất lo ạ con không biết nên làm gì ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn,khi nhai hoặc há miệng có tiếng kêu lộc cộc là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Trường hợp há mở miệng, ăn nhai có tiếng kêu nhưng chưa kèm biểu hiện đau nhức thì mình có thể theo dõi thêm bạn ạ. Còn nếu có kèm theo biểu hiện đau nhức thì mình nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra được hướng điều trị cho mình cụ thể, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Khánh Huyền says:

      khi há – ngậm miệng thì hàm trái cháu có tiếng kêu nhưng không đau
      vậy có bị sao hay ảnh hưởng gì đến sau không ạ
      và cách khắc phục sao ạ

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào bạn, há miệng có tiếng kêu lộp cộp là một trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Nếu như hiện tượng há mở miệng có tiếng kêu và không kèm theo hiện tượng đau nhức thì bác sĩ có thể áp dụng cho bạn sử dụng liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, các bài tập bác sĩ đã hướng dẫn trong video, hoặc sử dụng máng nhai, tuy nhiên thì vẫn cần được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn tập sao đúng nhất, phù hợp nhất bạn ạ.

        Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

  3. Oanh says:

    Trường hợp dính khớp tạm thời thì sao ạ bác sĩ? Mỗi sáng dậy em bị khoá hàm, không mở miệng lớn được. Có vài lần em lấy tay bẻ, có vài lần em tự chuyển động hàm thì nghe một cái cộp. Chờ một lúc lâu thì hàm trở lại bình thường.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, há miệng hạn chế là 1 trong những biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm. bác sĩ sẽ cần nắn chỉnh khớp cắn, sau đó sử dụng máng nhai để điều trị nữa ạ. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

  4. Oanh says:

    Hiện em đang đeo mang nhai vào buổi tối được 2 tháng hơn rồi, cũng đã giảm được tình trạng này. Nhưng vẫn bị một vài lần, lần nào em cũng tự đưa hàm về như cũ, mỗi lần vậy em stress lắm. Tình trạng này mình điều trị bằng tập luyện hàng ngày được không ạ? Hay phải phẫu thuật này nọ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục