Đau sau bọc răng sứ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bọc răng sứ là giải pháp cải thiện thẩm mỹ nụ cười và khắc phục các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người sau bọc răng sứ bị đau nhức kéo dài gây khó khăn cho việc ăn uống, sinh hoạt. Cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân sau bọc răng sứ bị đau nhức
Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng mão sứ chụp lên răng thật (đã được mài nhỏ để làm trụ) nhằm che đi khuyết điểm của răng. Kỹ thuật này đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao và bác sĩ trực hiện phải có kinh nghiệm cùng chuyên môn vững chắc để đảm bảo kết quả tốt nhất.
Hiện tượng đau nhức sau khi bọc răng sứ xảy ra do những nguyên nhân sau:
1. Không điều trị bệnh răng miệng triệt để trước khi bọc sứ
Về nguyên tắc, trước khi bọc răng sứ bác sĩ sẽ phải kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh để kịp thời xử lý các bệnh lý bất thường như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… Bởi vậy, nếu các bệnh lý này không được kiểm tra và điều trị kỹ trước khi bọc sứ thì sau khi bọc vết thương sẽ ngày càng nặng hơn và gây kích ứng cho dây thần kinh ở răng, tạo nên cơn đau nhức rất khó chịu.
2. Kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn xác
Kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ cũng góp phần gây nên cơn đau nhức kéo dài cho người bệnh. Do đó, các bước thực hiện của bác sĩ cần thận trọng và chuẩn xác từ bước thăm khám, phân tích tình trạng răng miệng cho tới khâu mài răng, lấy dấu hàm. Nếu làm qua loa hoặc làm sai phương pháp sẽ khiến bệnh nhân bị đau nhức, cơn đau kéo dài và ảnh hưởng tới việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, quá trình gắn sứ và cố định lên răng cũng rất quan trọng, nếu bác sĩ không thực hiện chuẩn xác sẽ làm lệch khớp cắn và gây đau nhức cho người bệnh khi ăn uống:
- Răng sứ đã vi phạm khoảng sinh học (khoảng sinh học chiều cao 2mm tính từ mào xương ổ răng về phía thân răng) đặt đường hoàn tất quá sâu dưới lợi. Khi khoảng sinh học bị xâm phạm cơ thể sẽ phát động phản ứng viêm tái tạo lại khoảng sinh học mới dẫn đến biểu hiện sưng nề lợi, đau tức âm ỉ bề mặt chân răng.
- Răng sứ bị dư, ôm không khít sát, hở chân răng: Tuy nhiên bạn không được nhầm răng sứ không khít sát với việc nha sĩ chủ động đặt đường hoàn tất trên lợi. Tính khít sát răng sứ xác định bằng cách nha sĩ rà thám trâm dọc đường nối răng sứ với răng thật và không thấy vấp. Đôi khi bạn nhìn thấy lộ phần ranh giới răng sứ và răng thật đặc biệt mặt trong của răng. Đây là thiết kế đường hoàn tất giúp bạn vệ sinh tốt hơn chứ không phải là răng sứ bị hở.
3. Chế độ ăn uống sau khi bọc sứ không hợp lý
Bọc răng sứ mặc dù giúp phục hồi khả năng ăn nhai nhưng bạn cũng không nên coi răng sứ như vật dụng cắn xé mà ăn đồ quá cứng hoặc quá dai. Vì với những loại thực phẩm này, khi ăn bạn sẽ phải sử dụng lực khá lớn, điều này gây ra vết nứt, khiến răng sứ bị bể, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào và phát triển tạo nên cơn đau nhức, khó chịu.
4. Chấn thương răng sứ
Chấn thương răng sứ tạo đường nứt gây vỡ sứ và sâu vào ngà răng sát tủy, có thể gây nhạy cảm buốt hặc đau thoáng qua khi ăn uống, răng mài nhiều sát tủy để ép hô có có thể gây đau nhức nhẹ trong một vài ngày đầu sau chụp bọc.
Chấn thương nứt răng, gãy thân răng, đường gãy qua tủy thân răng gây đau nhức dữ dội, Răng sứ chưa loại bỏ hết mô bệnh trước khi chụp bọc, vi khuẩn sẽ sinh sôi một cách âm thầm cho đến khi vào tủy gây ra tình trạng viêm tủy cấp đau nhức dữ dội, đau giật lên đầu.
5. Do bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
Để có thể thực hiện chức năng ăn nhai 2 hàm răng của chúng ta sẽ có những điểm chạm lồng múi một cách tối ưu giống như chìa khóa và ổ khóa. Lực được tạo ra từ vận động cơ năng của hàm dưới tác động lên hàm trên và phân tán lực lên vòm sọ tạo ra sự nghiền nát thức ăn. Các răng sau sẽ chịu lực tác động gấp ba lần nhóm răng cửa, khi có sự phân bố lực bất thường gây quá tải lực, ngoài sức chịu đựng sẽ gây tổn thương lên các răng và ảnh hưởng lên hệ thống khớp Thái Dương Hàm.
Đặc biệt như trong trường hợp làm thẩm mỹ 2 hàm sẽ có sự xáo trộn hoàn toàn điểm chạm khớp. Lực truyền theo dọc chân răng vào xương ổ lên mỏm lồi cầu khớp Thái Dương Hàm. Lực cắn bất lợi làm cho hệ thống khớp Thái Dương Hàm có các phản ứng nhạy cảm báo hiệu bất thường như tiếng kêu khớp, đau trước tai, đau mỏi cơ mặt hay cổ gáy, há miệng hạn chế, ăn uống khó khăn…
Theo nghiên cứu nguy cơ đặc biệt cao mắc phải rối loạn Thái Dương Hàm ở những bệnh nhân trước khi làm răng sứ tiềm ẩn bệnh vấn đề khớp cắn như hàm răng lệch lạc nhiều, sau khi làm răng sứ sự thay đổi khớp cắn đột ngột khiến hệ thống nhai không thể thích nghi gây bộc phát các triệu chứng TMJ. Đặc biệt với những bệnh nhân có sẵn hướng dẫn răng nanh từ trước, nếu bộ răng sứ tái tạo xóa mất hướng dẫn răng nanh thì sự khó chịu biểu hiện ngay lập tức và càng ngày càng trầm trọng.
Điều trị bọc răng sứ là điều trị xâm lấn trong nha khoa, quá trình thực hiện bao gồm gây tê, mài nhỏ răng thật và lắp răng mới với khớp cắn không giống khớp cắn trước đây bệnh nhân đã quen thuộc. Vì vậy không thể tránh khỏi cảm giác sang chấn gây đau buốt. Thời gian ban đầu bạn nên theo dõi, có thể sử dụng một số thuốc giảm đau nhẹ, nếu sau 2-4 tuần các triệu chứng không thuyên giảm mà xu hướng tăng lên thì nên thực hiện chẩn đoán và xử lý lại hoàn toàn chiếc răng sứ.
Đau sau bọc sứ phải làm sao?
Điều trị bọc răng sứ là điều trị xâm lấn trong nha khoa, quá trình thực hiện bao gồm gây tê, mài nhỏ răng thật và lắp răng mới với khớp cắn không giống khớp cắn trước đây bệnh nhân đã quen thuộc. Vì vậy không thể tránh khỏi cảm giác sang chấn gây đau buốt. Bạn có thể làm dịu cơn đau bằng những biện pháp dưới đây:
– Súc miệng bằng nước muối: Với tính sát khuẩn cao nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng sứ.
– Chườm lạnh: Đây là giải pháp tạm thời giúp tránh được những cơn đau nhức, ê buốt sau bọc sứ. Lưu ý chườm đá ở má khu vực gần răng sứ, không chườm trực tiếp vào răng sứ.
– Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophe… nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc uống.
– Dùng hàm bảo vệ răng: Nếu tình trạng đau sau bọc sứ do nghiến răng thì bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ răng để hạn chế sự va chạm giữa các răng.
Sau 2 – 4 tuần các triệu chứng không thuyên giảm mà xu hướng tăng lên thì bạn cần tới địa chỉ nha khoa đã thực hiện bọc sứ để bác sĩ thăm khám, kiêm trang và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Tùy từng tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất:
- Nếu răng sứ vi phạm khoảng sinh học thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật làm dài thân răng và làm lại răng sứ sau 3 – 6 tháng.
- Đau răng sứ do viêm lợi và dắt thức ăn thì bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng và điều trị viêm lợi.
- Trường hợp mão sứ bị dịch chuyển, không ôm sát vào nướu hoặc bị rỉ keo dán thì bác sĩ cũng sẽ xử lý được ngay, loại bỏ cơn đau nhức.
- Nếu nguyên nhân do bệnh lý răng miệng thì sẽ tháo răng sứ để điều trị lại các bệnh lý răng miệng sau đó phục hình lại bằng mão sứ cũ.
- Đau răng sứ do bệnh lý khớp thái dương hàm sẽ điều chỉnh lại khớp và điều trị bệnh khớp.
Khi làm bất kỳ vấn đề gì liên quan tới sức khỏe bạn đều cần phải tìm tới địa chỉ uy tín, với bọc răng sứ cũng vậy, khi được thực hiện tại nha khoa chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi, kỹ thuật tốt và có trách nhiệm thì chắc chắn việc điều trị sẽ diễn ra an toàn, hiệu quả.
Tại các nha khoa uy tín, thì chắc chắn họ sẽ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện địa để hỗ trợ cho quá trình điều trị, đảm bảo độ thẩm mỹ cho nụ cười và an toàn cho sức khỏe.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh