Vai trò của bác sĩ và labo trong việc tạo khí cụ chỉnh nha cho trẻ em

Hiện nay sức khỏe răng miệng trẻ em Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Dựa theo số liệu khảo sát của các chương trình “Nha học đường” cho thấy chỉ số khả quan hơn về tỷ lệ sâu răng, mất răng sớm độ tuổi từ 6 – 12 tuổi. Điều trị nha khoa trẻ em cũng tăng đáng kể. Ngoài ra các khảo sát về điều trị “tiền chỉnh nha” tăng lên với các thống kê đáng mừng.
Nói về điều trị “tiền chỉnh nha”, đây là những điều trị niềng răng cục bộ hoặc can thiệp vào hướng phát triển xương hàm giúp định hướng, tạo điều kiện xương hàm trên/hàm dưới phát triển hay sự mọc răng tự nhiên diễn ra theo hướng tốt. Điều quan trọng nhất là thực hiện vào giai đoạn răng hỗn hợp, khi trẻ vẫn đang độ tuổi tăng trưởng xương hàm từ 6 – 12 tuổi. Chính vì vậy tiền chỉnh nha còn có tên gọi khác là “Điều trị tăng trưởng”.
Tại nha khoa Thuỳ Anh, điều trị niềng răng tăng trưởng được các bác sĩ quan tâm từ lâu và thành công rất nhiều ca, vô hiệu hoá những cuộc đại phẫu thuật hàm mặt mà 10 năm sau biết đâu buộc phải diễn ra.
Tuy nhiên gần đây, chúng tôi có tiếp nhận nhiều phụ huynh đưa con đi khám thắc mắc: “Đã đeo khí cụ niềng răng tự mua ở các cửa hàng bày bán nhưng không thấy hiệu quả gì”, thậm chí một số không may răng các bé có thể bị tụt lợi, sâu răng nhiều hơn.
Bởi vậy trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin với bạn đọc về hệ giá trị cân bằng giữa vai trò của bác sĩ và labo thiết kế khí cụ chỉnh nha sớm tạo nên thành công ca điều trị như thế nào nhé.
Khí cụ chức năng trong chỉnh nha tăng trưởng phần lớn nằm trong 2 tình huống sau:
1. Khí cụ thiết kế theo tình trạng đặc thù ca, sau đó chuyển mẫu và những yêu cầu kỹ thuật cho labo. Labo sẽ xử lý kỹ thuật và tạo ra khí cụ như bản phác thảo ban đầu. Khí cụ được bác sĩ điều chỉnh trong mỗi lần hẹn.
2. Các khí cụ có sẵn theo form chung. Phân loại theo size, độ tuổi, dạng tác động. Khí cụ này được labo thiết kế sẵn và phân phối.
Vậy trong 2 trường hợp trên vai trò bác sĩ và labo là gì?
Quay lại quy trình điều trị chỉnh nha sớm đều phải đi qua các bước:
- Bước 1: Thu thập dữ liệu bao gồm khám lâm sàng, chụp phim X – quang tầm soát toàn bộ các vấn đề ca. Chụp ảnh để lên dữ liệu và lấy mẫu nghiên cứu.
- Bước 2: Lên phác đồ điều trị và thống nhất thông tin với gia đình.
- Bước 3: Tiến trình điều trị, bác sĩ chỉ định khí cụ có sẵn hoặc thiết kế khí cụ chuyên biệt cho bệnh nhân. Sau khi khí cụ gắn lên miệng, bác sĩ tiếp tục tiến trình điều trị theo dõi và điều chỉnh tác động của khí cụ lên răng và xương theo đúng hướng đã đưa ra.
- Bước 4: Kết thúc điều trị giai đoạn sớm.
Labo sau khi nhận thông tin sẽ xử lý kỹ thuật và trả sản phẩm cho bác sĩ. Sau đó bác sĩ lắp khí cụ lên miệng bệnh nhân. Khí cụ sẽ hoạt động trong miệng bệnh nhân và được điều chỉnh thông tin sau mỗi lần hẹn.
Vậy có nghĩa 2 trường hợp này khác nhau chỉ ở bước thứ 3 là bước vào tiến trình với những kĩ thuật khác nhau. Chính vì thế vai trò khám, tổng hợp vấn đề và đưa ra phác đồ chính xác của bác sĩ với ca điều trị là bước đầu tiên để có được thành công. Điều này là không thể phủ nhận đồng thời cũng đưa ra câu trả lời phủ định việc tự điều trị mà không cần bác sĩ.
Ngược lại, vai trò labo cũng vô cùng quan trọng. Labo tạo ra những sản phẩm chất lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật thì bác sĩ mới có thể về đúng đích một cách an toàn.
Cùng khảo sát 2 ví dụ tương ứng với 2 trường hợp chỉ định khí cụ chức năng tiền chỉnh nha dưới đây nhé:
Case 1: Trường hợp bác sĩ thiết kế khí cụ – labo chế tác khi cụ
Bệnh nhân nữ 10 tuổi có tình trạng móm, hẹp hàm trên mức độ nặng theo cả chiều trước sau và chiều ngang.

Bệnh nhân được thăm khám, chụp chiếu các phim xquang cần thiết để khảo sát tổng thể nguyên nhân, mức độ sai lệch xương, kiểu hình xương, hướng tăng trưởng hiện tại. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được tính mức độ tăng trưởng dựa theo độ cốt hóa xương đốt sống cổ/xương đốt bàn tay.
Kết luận của khảo sát dữ liệu, chúng tôi đưa ra chẩn đoán ca:
- Bệnh nhân nữ, 10 tuổi đang trong độ tuổi tăng trưởng xương hàm.
- Móm nặng do xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau. Hướng phát triển dạng góc đóng, xương hàm dưới xoay ra trước ngược chiều kim đồng hồ.
- Hẹp hàm trên nặng toàn bộ cung răng từ trước ra sau do xương hàm trên kém phát triển theo chiều ngang. Hàm dưới bình thường.
- Bệnh nhân tâm lý ổn định, hợp tác tốt. Thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
+ Kế hoạch điều trị
Điều trị chỉnh nha sớm với mục tiêu định hướng, tạo điều kiện và kích thích xương hàm trên phát triển ra trước, xoay hàm trên xuống dưới. đồng thời mở rộng cung hàm hàm trên theo chiều ngang.
+ Khí cụ điều trị
- RPE – khí cụ nong nhanh kết hợp máng nâng khớp tách khoá khớp ngược 2 hàm (khí cụ cần được đo và thiết kế riêng với từng bệnh nhân).
- Facemask ngoài mặt kết hợp chun kéo ngoài mặt liên kết với RPE trong miệng (khí cụ phân phối sẵn có).
Dưới đây là hình ảnh hiệu quả nong rộng hàm trên của RPE được thiết kế bởi labo SOL – labo tại nha khoa Thuỳ Anh khi mới gắn và gắn được 1 tháng.


Case 2: Điều trị với khí cụ thiết kế sẵn

Bệnh nhân được thăm khám, chụp chiếu các phim xquang cần thiết để khảo sát tổng thể nguyên nhân, mức độ sai lệch xương, kiểu hình xương, hướng tăng trưởng hiện tại. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được tính mức độ tăng trưởng dựa theo độ cốt hóa xương đốt sống cổ/xương đốt bàn tay.
Kết luận của khảo sát dữ liệu, chúng tôi đưa ra chẩn đoán ca:
- Bệnh nhân nữ, 10 tuổi đang trong độ tuổi tăng trưởng xương hàm.
- Móm nặng do xương hàm trên kém phát triển theo chiều trước sau. Hướng phát triển dạng góc đóng, xương hàm dưới xoay ra trước ngược chiều kim đồng hồ.
- Hẹp hàm trên nặng toàn bộ cung răng từ trước ra sau do xương hàm trên kém phát triển theo chiều ngang. Hàm dưới bình thường.
- Bệnh nhân tâm lý ổn định, hợp tác tốt. Thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
+ Kế hoạch điều trị
Điều trị chỉnh nha sớm với mục tiêu định hướng, tạo điều kiện và kích thích xương hàm trên phát triển ra trước, xoay hàm trên xuống dưới. đồng thời mở rộng cung hàm hàm trên theo chiều ngang.
+ Khí cụ điều trị
- RPE – khí cụ nong nhanh kết hợp máng nâng khớp tách khoá khớp ngược 2 hàm (khí cụ cần được đo và thiết kế riêng với từng bệnh nhân).
- Facemask ngoài mặt kết hợp chun kéo ngoài mặt liên kết với RPE trong miệng (khí cụ phân phối sẵn có).
Dưới đây là hình ảnh hiệu quả nong rộng hàm trên của RPE được thiết kế bởi labo SOL – labo tại nha khoa Thuỳ Anh khi mới gắn và gắn được 1 tháng.

Phân loại bệnh lý và lên kế hoạch điều trị cũng như đưa ra lựa chọn khí cụ phù hợp, với mục tiêu giải quyết được các vấn đề sai lệch khớp cắn của trẻ là vấn đề tiên quyết. Ngoài ra cả bác sĩ và phụ huynh còn cần quan tâm đến mức độ can thiệp phù hợp sao cho can thiệp là ít nhất và dễ chấp nhận nhất ở trẻ. Chính vì vậy dù là những can thiệp nhỏ nhất đều cần được kiểm tra, theo dõi cẩn thận của bác sĩ để kết quả điều trị được đảm bảo.
Một ca điều trị với khí cụ: Mặt phẳng nghiêng kết hợp máng nâng khớp cũng giúp điều trị cắn ngược sớm do răng tương tự nhưng mức độ năng hơn mà bác sĩ là lực chọn cho ca điều trị:


Tổng kết: Cả 3 trường hợp với nền sai khớp cắn hạng 3 do xương và răng trong độ tuổi tăng trưởng, tương ứng có 3 kế hoạch và khí cụ điều trị được chỉ định hoàn toàn khác nhau. Các khí cụ được lựa chọn dựa theo các yêu cầu về điều trị như khả năng tác động của khí cụ, mức độ hợp tác của bệnh nhân và hạn chế mức độ can thiệp là thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả.
Vì vậy bất kì một điều trị chỉnh nha nào cũng đều cần được thực hiện với bác sĩ chuyên sâu. Hy vọng bài viết có thể phần nào giúp ích cho các phụ huynh trong việc đưa ra các lựa chọn điều trị chính xác cho con em mình.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh