Tiêu chuẩn khớp cắn cần đạt được khi kết thúc chỉnh nha

Ổn định kết quả sau tháo niềng là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của giới chuyên môn. Tỉ lệ niềng răng lại do tái phát tăng lên do nhiều nguyên nhân từ chủ quan thuộc phía bệnh nhân đến khách quan đặc điểm cấu trúc mô nha chu, mô mềm và khớp cắn sau niềng. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Thanh Huyền – trực thuộc khoa năn chỉnh răng nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn những tiêu chuẩn khớp cắn kết thúc chỉnh nha thành công và cách để có một khớp cắn ổn định sau niềng.
Niềng răng ngoài chức năng cải thiện tính thẩm mỹ nụ cười thì đây là phương thức giúp tái lập lại hệ thống khớp cắn sinh lý khoẻ mạnh để đảm bảo việc ăn nhai hiệu quả, bền vững mà không cản trở vận động hàm hay bệnh lý tiềm ẩn. Việc thiết lập khớp cắn sau chỉnh nha cũng chính là mô tả lại tương quan khớp cắn sinh lý bình thường nhưng đạt chuẩn này.
Khớp cắn là một phân ngành quan trọng trong răng hàm mặt. Dưới đây chỉ là những thông tin chọn lọc quan trọng cho chủ đề kết thúc niềng răng, bao gồm:
- Khớp cắn là gì?
- 4 yếu tố cho khớp cắn lý tưởng bình thường.
- Chìa khoá khớp cắn quan trọng.
I. Khớp cắn là gì?
Năm 1907, Angle – ông tổ ngành chỉnh nha thế giới đưa ra định nghĩa khớp cắn là tương quan bình thường của các diện tiếp khớp dạng mặt phẳng nghiêng giữa các răng đóng hàm. Sai khớp cắn chỉ là sự sai khác với tương quan chuẩn.
Năm 1974, RamFjord cho rằng: Khớp cắn là khoa học về cấu trúc và chức năng của hệ thống nhai.
Năm 1974, tiến sĩ bác sĩ Ricketts, người đã có nhiều đóng góp quan trọng đặc biệt là chỉnh nha qua triết lý động học và tăng trưởng sọ mặt. Ông đã đưa ra quan điểm: Khớp cắn là khoa học về sự tiếp khớp răng mà liên quan đến sự đóng góp của răng và hàm vào sức khoẻ tinh thần, thể chất và xã hội tốt đẹp của con người.
Như vậy khớp cắn được hiểu đơn giản là sự tiếp khớp các răng một cách khoa học để đóng góp chức năng hệ thống nhai vào nuôi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần con người.


II. 4 yếu tố cho khớp cắn sinh lý lý tưởng
1. Overbite, Overjet – độ cắn phủ
OB: Là mức độ che phủ răng cửa trên lên răng cửa dưới theo chiều dọc.
OJ: Khoảng cách từ rìa cắn răng cửa trên đến mặt ngoài răng cửa dưới theo chiều trước sau:
- Độ cắn chìa tiêu chuẩn OB= 2+-1 (30% chiều dài răng cửa dưới)
- Độ cắn phủ tiêu chuẩn OJ= 2 (+- 2)
- Độ cắn phủ, cắn chìa đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn vận động hàm dưới ra trước với hướng dẫn răng cửa và nhả khớp răng hàm. Điều này giúp cho hàm dưới của chúng ta có thể di chuyển ra trước mà không bị cản trở.
2. Góc liên răng cửa 2 hàm
Góc trung bình giữa trục răng cửa trên và trục răng cửa dưới :interincisal angle( IA) =126 +- 4. theo nghiên cứu của Ricketts bên dưới:
Góc liên răng cửa thay đổi tăng dần theo tuổi. Ở 8 tuổi là 124 và đến 23 là 128 độ theo nghiên cứu cắt ngang 1977.
Để kiểm soát trục răng cửa cho chuẩn, bác sĩ sẽ chụp phim X – quang theo dõi điều trị và điều chỉnh nếu cần. Dưới đây là hình ảnh X – quang so sánh một ca điều trị trục răng cửa ban đầu bị tăng (cụp răng) với IA= 134 và góc IA tiêu chuẩn 128 sau niềng. Ngoài ra quan sát phim cũng có thể thấy tương quan OB; OJ cũng được cải thiện rõ ràng.

3. Tương quan răng nanh trong cung hàm
Răng nanh là răng quan trọng trong hệ thống khớp cắn do đảm nhận chức năng hướng dẫn vận động hàm sang bên. Ngoài ra nó cũng là vị trí được Angle lựa chọn làm tham chiếu khớp cắn trong phân loại sai khớp cắn của ông.
– Độ nghiêng chân răng (độ torque) của răng 3 hàm trên với 7 độ và răng 3 hàm dưới với 2 – 7 độ được cho là ổn định nhất với những hoạt động chức năng của hàm mà nó đảm nhận.
Điều này giúp cho vị trí răng 3 vẫn có khoảng overjet nhất định để tạo khoảng hở tự do nhất định cho hàm dưới trước khi nó thực hiện chức năng hướng dẫn hàm dưới sang bên. Trong những trường hợp thiếu OJ tại răng 3 thì hàm dưới có hiện tượng bị khoá khớp và không thực hiện di chuyển sang bên được.
4. Hình thể cung răng
Có 5 dạng cung răng sẽ gặp:

– Dạng cung răng thông thường với các ca không nhổ răng là Normal (70%) hoặc Avoid (30%)
– Dạng cung răng của các ca nhổ răng: Normal (50%) hoặc narrow avoid (50%)
Lưu ý với dạng cung răng tapered hoặc narrow tapered xuất hiện ở những ca nhổ răng cửa hàm dưới gây hẹp cung răng phía trước hàm dưới. Từ đó khuyến cáo là không nên chỉ định nhổ răng cửa hàm dưới vì mục đích chỉnh nha. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào nền khớp cắn và nha chu ban đầu mà có nhiều lý do để quyết định có nhổ răng cửa hàm dưới hay không.
III. Chìa khoá khớp cắn quan trọng
Ngoài các yếu tố tương quan quan trọng bên trên, khớp cắn tốt được quyết định rất nhiều bởi các diện tiếp xúc khớp cắn giữa 2 hàm ở tư thế cắn khít và tư thế hoạt động chức năng.
+ Đầu tiên là tư thế cắn khít
Các răng 3 và răng 6 ở tương quan hạng 1 theo angle. Các răng lồng khớp với nhanh dạng diện tiếp khớp tương ứng lợp múi hình vẩy cá cho kết quả ổn định lâu dài.

Tiếp xúc dạng múi hố rãnh không còn được cho là lý tưởng đối với hoạt động chức năng và ổn định khớp cắn. Hiện nay dạng tiếp xúc diện khớp theo mặt phẳng nghiêng của các gờ bên và các diện phía gần – xa của các múi ngoài, múi trong của các răng đang là triết lý được đồng thuận hơn cả. Đây là hình ảnh các điểm chạm dạng diện phẳng nghiêng của Ricketts:

Ngoài ra các thông số về đường cong spee, đường cong wilson sẽ được mô tả sau chỉnh nha giống như tự nhiên nhất. Điều này giúp khớp cắn ổn định khi hoạt động chức năng.
Để kiểm tra các điểm chạm khớp cắn và các thông số lý tưởng, chúng ta có thể sử dụng hệ thống số hoá scan các dữ liệu lên máy tính. Như vậy sẽ dễ dàng quan sát từ cả mặt trong và mặt ngoài các tiếp xúc khớp cắn tương quan hai hàm.
+ Tại tư thế hoạt động chức năng
Các hướng dẫn răng định hướng hàm ra trước và sang bên được kiểm tra kỹ càng.
Với hướng dẫn răng trước, khi hàm dưới ra trước các răng cửa trên tiếp xúc với răng cửa dưới tại cả 4 răng và nhả khớp hoàn toàn răng sau. Tất cả các điểm chạm cản trở răng sau phải được xử lý hoàn toàn bằng cách dựng trục răng hàm.
Với hướng dẫn sang bên: Răng 3 là răng giúp hướng dẫn hàm sang bên để hoạt động nhai được an toàn nhất. Khi hàm sang bên, các răng phía sau, phía trước phải được nhả khớp. Các răng 3 sẽ định hướng hàm sang 2 bên. Với các trường hợp răng 3 mòn nặng cần tái tạo hình thể răng 3 để có thể hoạt động chức năng hiệu quả.
Khớp cắn sau niềng răng đã được thay đổi trong một thời gian dài và từ từ. Chính điều này khiến cho khớp cắn có tính thích nghi cao.Và ngay thời điểm tháo mắc cài không hẳn là vị trí mong muốn cuối cùng của răng. Có những tái phát sau niềng là cần thiết cho sự ổn định khớp cắn. Cùng với cân bằng hệ thống cơ và kiểm soát thói quen xấu. Kết quả niềng răng sẽ ổn định với việc duy trì đơn giản sau niềng.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh