Trẻ sâu răng khi niềng răng: Cách phát hiện và ngăn chặn sớm

Ở độ tuổi 6 -15 tuổi trẻ thường được bắt đầu chỉnh nha sớm, ở độ tuổi này có những biến đổi về tâm sinh lý, thay đổi hormon và những thói quen ăn uống không tốt khiến gia tăng nguy cơ sâu răng. Sâu răng ở trẻ em là vấn đề khó kiểm soát, và sẽ khó khăn hơn rất nhiều ở trẻ em điều trị chỉnh nha. 

Việc phát hiện sớm sâu răng ở trẻ chỉnh nha cần sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và bác sĩ điều trị. Vậy, dấu hiệu của sâu răng ở trẻ em khi chỉnh nha là gì? Bác sĩ Diễm (khoa nắn chỉnh răng nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn trong bài viết dưới đây. 

Điều đầu tiên chúng ta cần làm là trước khi điều trị chỉnh nha, trẻ sẽ được thăm khám tổng quát để phát hiện những răng mất khoáng, sâu lớn và xử lý chúng.

Trên những trẻ chưa được huấn luyện cách vệ sinh răng miệng đúng thường sẽ thấy những cặn thức ăn lắng đọng trên bề mặt răng, viền lợi thường nề đỏ động vào dễ chảy máu. 

Khi bắt đầu điều trị chỉnh nha, đối với niềng răng mắc cài việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn niềng răng bằng invisalign, khi ăn, thức ăn sẽ mắc vào những vị trí xung quanh mắc cài, nếu không được loại bỏ cẩn thận thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự tiến triển của sâu răng. 

Trên bệnh nhân niềng bằng invisalign, việc vệ sinh không kĩ mà đeo máng cũng sẽ tạo môi trường yếm khí thuận lợi cho sâu răng tiến triển, tuy nhiên việc vệ sinh ở bệnh nhân niềng invisalign sẽ dễ dàng hơn do không có nhiều khí cụ gắn trên bề mặt răng.

Ở nhà, để giúp trẻ và cha/mẹ tự phát hiện và đánh giá có thể sử dụng chất phát hiện mảng bám. Sau khi chải răng, chất chỉ thị được bôi lên bề mặt răng và giữ chúng trong vòng 1 phút, cho trẻ súc miệng, các mảng bám cũ có màu xanh dương, mảng bám mới có màu hồng. Chải lại những vùng chưa sạch đó, chải kỹ hơn trong những lần sau.

Hãy lựa chọn cho trẻ bàn chải đầu nhỏ, lông mềm, phù hợp với lứa tuổi, có thiết kế phần chải lưỡi phía sau. Vệ sinh kĩ những vùng kẽ tiếp xúc giữa các răng bằng chỉ tơ nha khoa,bàn chải kẽ và máy tăm nước.

Lựa chọn loại kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp theo độ tuổi. Có thể sử dụng thêm nước súc miệng Fluor ngừa sâu răng. Loại 225ppm có thể súc miệng hàng ngày hoặc 900ppm 1-2 lần/tuần.

Khi làm sạch những cặn thức ăn sẽ lộ ra bề mặt men răng mất khoáng. Trường hợp mất khoáng nhẹ trên bề mặt răng là có những đốm hoặc vệt trắng đục. Phụ huynh sẽ đưa con đến phòng khám bác sĩ sẽ vệ sinh sạch bề mặt răng, sử dụng đèn chuyên dụng (đèn led/đèn trùng hợp composite) chiếu kiểm tra mức độ sâu răng. Đèn chiếu từ chiếu từ phía lưỡi/vòm miệng để đánh giá độ nông, sâu của tổn thương: Càng sẫm màu thì càng nằm sâu trong men, ngà. Tổn thương nhìn thấy khi bề mặt men răng ướt sẽ nằm sâu hơn nếu chỉ thấy ở bề mặt men răng khi xì khô.

Các trường hợp tổn thương do hủy khoáng/kém khoáng hóa nên được điều trị tái khoáng hóa như sử dụng vanish fluoride. Đây là một biện pháp tại chỗ bằng cách kéo dài thời gian tiếp xúc của fluor lên bề mặt men răng và giải phóng dần fluoride làm cho những phần men ngà yếu được cứng chắc phần đáy tổn thương.

Khi trẻ có các tổn thương sâu răng sớm như tổn thương không tạo hốc và chớm tạo hốc, mới chạm vào ngà răng tại các vùng lưu giữ mảng bám hay các vùng có khâu, mắc cài chỉnh nha, bác sĩ có thể sử dụng điều trị bằng Icon- DMG – nghĩa là sẽ sử dụng một loại nhựa xâm nhập cho phép bít kín hoàn toàn các lỗ tổn thương và ngăn cản nhân tố bệnh lý tiếp xúc với các mô bị hủy khoáng, ngăn chặn sự hình thành tổn thương mới.

Đối với những trẻ có hình dạng hố rãnh dễ lắng đọng thức ăn, để phòng chống nguy cơ sâu răng, bác sĩ có thể tiến hành trám bít hỗ rãnh, nghĩa là tạo một bề mặt nhai của các răng hàm có độ trơn láng và dễ thoát cặn thức ăn trên bề mặt bằng GIC hoặc Composite.

Và mức độ nặng hơn, khi đã tổn thương sâu răng ở nhà răng, sự mất chất lớn thì bác sĩ sẽ loại bỏ những phần men răng, ngà răng sâu mủn, tái tạo lại thân răng bằng những vật liệu hàn như GIC hoặc Composite, miếng dán sứ.

Các tổn thương sâu răng đã vào đến tủy thì sẽ cần điều trị tủy và phục hồi, gia cố thân răng.

Thật là một câu chuyện buồn nếu trẻ niềng răng mà bị sâu răng đúng không các bạn, đối với những bệnh nhân như vậy, nếu không kiểm soát được sâu răng tiến triển thậm chí sẽ phải tháo mọi khí cụ, dừng điều trị chỉnh nha.

Cho trẻ đến tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ cũng là một biện pháp quản lý sâu răng sớm ở trẻ.

Hãy luôn đồng hành, động viên và khích lệ, nhấn mạnh ý thức, trách nhiệm của trẻ mà không nên áp đặt sẽ giúp trẻ hiểu, thúc đẩy những hành vi có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Trên đây là một số dấu hiệu sâu răng sớm ở trẻ khi niềng răng, hy vọng bài viết này hữu ích với quý phụ huynh trong việc kiểm soát vấn đề sâu răng cho trẻ khi niềng răng. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background