5 vật liệu bọc răng phổ biến hiện nay nên chọn loại nào phù hợp?
Bọc răng là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng vỡ mẻ, mất răng làm cầu, điều trị tủy hoặc phục hình cải thiện thẩm mỹ, duy trì chức năng ăn nhai. Để giúp bạn có thể chọn cho mình loại vật liệu phù hợp, bài viết dưới đây bác sĩ Tùng sẽ gợi ý cho bạn cách để chọn răng phù hợp nhất khi làm chụp răng.
Các vật liệu làm bọc răng phổ biến hiện nay
Thường 1 chiếc răng sứ sẽ có 2 phần đó là phần lõi nâng đỡ bên trong có thể làm bằng kim loại hoặc toàn sứ CAD/CAM. Và phần sứ bao phủ phía ngoài.
Vì vậy, khi mới xuất hiện chụp răng mới chỉ có phần bên trong, tức là 1 khối kim loại thôi, chứ chưa có phủ sứ, khối kim loại được dùng là thép.
Tuy nhiên với kim loại thép nó có độ cứng quá cao, có vị kim loại sau một thời gian sử dụng, bị rỉ gây khó chịu cho bệnh nhân. Hiện nay mão thép kim loại chỉ còn được dùng cho trẻ em để bọc lại chiếc răng sữa, khi đến tuổi thay thì chiếc mão kim loại sẽ trồi lên cùng răng sữa và được nhổ đi.
Nha sĩ khắc phục nhược điểm của răng full kim loại bằng các loại quý kim như sau:
Chụp răng kim loại toàn bộ bằng Vàng
Đã có một lịch sử ứng dụng rất lâu đời trong chuyên nghành phục hình nha khoa, tuy nhiên ở Việt Nam gần đây thì bị lãng quên. Khi chúng tôi thăm khám răng cho các bệnh nhân nước ngoài, thì vẫn thấy những mão răng, các miếng hàn inlay, onlay bằng vàng rất đẹp. Vì vàng nguyên chất thì mềm nên trong nha khoa các nha sĩ sẽ sử dụng vàng hợp kim. Lựa chọn này sẽ chiến thắng tất cả các lựa chọn khác, trừ tính thẩm mỹ.
Bạn có thể dùng vàng để làm chụp răng, các mối hàn inlay, onlay, overlay… với những ưu điểm sau:
+ Chỉ mài đi rất ít mô răng
+ Chụp răng cách xa tủy răng, nên an toàn với tủy, giảm tối đa các nguy cơ ê buốt sau khi lắp.
+ Có tốc độ mòn phù hợp với tốc độ mòn của men, nên rất tốt để bảo tồn các răng đối diện. Vì nếu chụp răng quá cứng thì khi cọ xát sẽ khiến răng đối diện bị mòn đi, đôi khi bị mất chất quá nhiều sẽ phải điều trị tủy sau này. Còn khi tốc độ mòn của các răng đối gần bằng nhau, sẽ tránh được các nguy cơ về nứt tét răng, ê buốt răng đối diện, đặc biệt với người nghiến răng ban đêm.
+ Răng bằng kim loại vàng có đường viền được dát mỏng, ôm khít sát cơ học vào răng nên ngăn chặn sự xâm nhập cửa nước bọt, vi khuẩn vào cấu trúc răng đã được mài mòn bên trong.
Mão sứ kim loại
Tuy mão kim loại full vàng thì rất tốt, nhưng tính thẩm mỹ lại kém do bị lộ. Do đó người ta tận dụng những ưu điểm về tính dát mỏng của kim loại titan làm lớp lót bên trong, và bên ngoài thì phủ sứ nha khoa mô phỏng chính xác màu răng thật, giúp thẩm mỹ tốt hơn.
Tuy nhiên nhược điểm của loại răng này không phù hợp cho vùng răng cửa do lớp kim loại màu đen vì sau một thời gian sử dụng bị hắt ánh đen ra bên ngoài, thâm nhiễm kim loại vào đường viền lợi gây đen đường viền lợi. Các răng kim loại cũng cản quang, không cho ánh sáng đi qua nên khi đứng trước ánh đèn sân khẫu, bạn sẽ có nụ cười titanium, mất thẩm mỹ.
Lựa chọn này phù hợp cho vùng răng hàm nếu bạn muốn có tính thẩm mỹ tốt hơn là răng full vàng. Chi phí loại răng này cũng khá rẻ.
Mão toàn sứ
Cấu tạo: Phần lõi nâng đỡ phía trong làm bằng lớp sứ CAM/CAM nguyên khối vững chắc, bên ngoài đắp sứ thẩm mỹ. Không có một loại răng nào trên thị trường mà tính thẩm mỹ vượt qua được răng toàn sứ:
+ Nhìn giống hết răng thật: Răng toàn sứ mô tả xuất sắc hình thể, màu sắc của răng. Nó còn có khả năng thấu quang, khúc xạ ánh sáng như răng thật.
+ Nó rất cứng, khỏe nên rất khó bị hỏng
+ Giảm nhạy cảm: Có chiều dày phù hợp (lớp đệm tốt) giúp giảm nhạy cảm kích thích khi ăn nóng lạnh. Ngoài ra không có kim loại nên những bệnh nhân dị ứng với kim loại sử dụng rất tốt.
Tuy nhiên răng toàn sứ cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:
+ Răng toàn sứ cứng hơn men răng tự nhiên, vì vậy khi bệnh nhân có thói quen nghiến răng thì răng toàn sứ sẽ gây mòn răng đối diện nhiều hơn.
+ Sử dụng răng toàn sứ bạn cũng phải mài đi nhiều cấu trúc mô răng hơn mới đủ chiều dày đảm bảo cho các thông số để một răng sứ bền vững. Vì vậy nếu răng của bạn có nhiều tổn thương mất cấu trúc men, thì các lựa chọn khác sẽ phù hợp hơn.
+ Chi phí cao vì vật liệu đắt đỏ và công chế tác rất cao.
+ Độ bền không cao bằng răng full kim loại quý, răng sứ kim loại tuổi thọ có thể là 5 -15 năm.
Như vậy nếu bạn muốn cải thiện thẩm mỹ vùng răng cửa thì răng toàn sứ là lựa chọn tuyệt vời, còn với vùng răng hàm thì nó không được ưu tiên.
Răng toàn sứ full CAD/CAM
Cấu tạo: Phần lõi được cắt hoàn toàn bằng sườn ziconia, không có phần sứ đắp tạo thẩm mỹ bên ngoài. Mời bạn tham khảo thử nghiệm về độ bền của loại răng này:
Trước đây người ta hy vọng tính chất cứng chắc này sẽ có lợi trong việc thực hiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên sự thật thì chụp răng quá cứng sẽ gây mòn hỏng răng đối diện.
Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi ít sử dụng loại răng này do giá thành cao và không có ưu điểm gì nổi bật so với các dòng răng sứ khác với chi phí hợp lý hơn.
Răng Lithium – Disilicat, sử dụng công nghệ dán như Emax press
Cấu tạo: Được hình thành từ khối sườn sứ Lithium – Disilicat. Cũng là răng toàn sứ tuy nhiên không có lớp sườn bên trong, răng emax press sử dụng công nghệ dán là bước phát triển tiếp theo của phục hình nha khoa hiện đại,
Các răng emax có thẩm mỹ tốt, vì là răng 1 khối nên khả năng chịu lực nhai tốt, dán lên răng theo cơ chế hóa họa, cơ học lưu giữ nên bạn không phải mài quá nhiều mô răng như với răng toàn sứ ở trên, răng emax có xuất sứ từ Thụy Sĩ.
Răng emax có thể mô phỏng chính xác răng thật, thậm chí khi chụp x-quang cũng không phân biệt được đâu là răng sứ đâu là răng thật. Tuy nhiên cũng vì đặc điểm này mà với những bộ răng màu quá xỉn thì sẽ khó che màu để lên tone.
Nên chọn loại răng sứ nào phù hợp?
Bạn cần xác định nhu cầu bọc răng của mình, bọc vùng răng nào, tình trạng hiện tại để lựa chọn. Cụ thể:
+ Với vùng răng hàm bạn có thể chọn răng vàng, răng sứ kim loại titan
+ Với răng cửa, khi cười bị lộ thì bạn nên chọn răng toàn sứ, hoặc các răng emax với công nghệ dán.
+ Với những răng hàm bị mất chất nhiều vỡ lớn, thì các răng full vàng thực sự rất tốt, các miếng dán inlay, onlay, endocrown cũng giúp bảo tồn mô răng tối đa, có thể đảm bảo chức năng ăn nhai.
Tại phòng khám thì những dòng răng như răng sứ titan, răng toàn sứ Venus, Ceramill và emax được rất nhiều người lựa chọn. Hi vọng thông tin bài viết sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt cho mình khi thực hiện bọc sứ phục hình răng.