Răng bị chạy lại sau khi tháo niềng nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn đang tìm hiểu về niềng răng và lo lắng mình có thể gặp tình trạng răng bị chạy lại sau khi tháo niềng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ tình trạng này, nguyên nhân và biết cách xử lý hiệu quả.
Răng bị chạy lại sau khi tháo niềng là như thế nào?
Ở vùng hàm mặt, cũng có kí ức như não bộ của chúng ta. Kí ức xương, ở răng và ở dây chằng nha chu. Do đó, răng luôn có xu hướng quay trở lại vị trí ban đầu như trước khi được di chuyển bởi chỉnh nha. Để di chuyển toàn bộ lại như trạng thái ban đầu là rất khó, tuy nhiên, các răng sẽ trở lại trạng thái cũ khoảng 30% nếu bạn không tuân thủ duy trì và tái khám đúng hẹn theo lời dặn của nha sĩ.
Tác giả Oppenheim đã từng phát biểu rằng: “Duy trì kết quả là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong chỉnh nha, quả thực, nó là một vấn đề nan giải”.
Thực tế, cho đến tận bây giờ, vấn đề răng bị tái phát chạy lại vẫn chưa có bài toán tối ưu.
Trước câu hỏi “Tôi phải đeo duy trì đến khi nào?” của bệnh nhân. Có lẽ câu trả lời chuẩn xác nhất là: “Đeo đến chừng nào bạn muốn hàm răng, nụ cười đẹp như hiện tại”
Dấu hiệu nhận biết răng chạy lại sau tháo niềng
Một số dấu hiệu nhận biết răng chạy lại vị trí cũ sau niềng như sau:
1. Khi bạn đeo hàm duy trì các răng bị căng tức
Nguyên nhân thường đến từ việc bạn quên đeo hàm duy trì thời gian ngắn, có thể là một vài ngày, khi đó răng bắt đầu tái phát xoay nhẹ trở lại, và khi bạn chăm chỉ đeo lại, thì vài ngày sau sẽ dễ chịu. Nhưng nếu, việc bạn quên hay không đeo hàm duy trì kéo dài từ vài tuần, đến vài tháng khiến cho bạn dù làm tất cả mọi cách không thể đeo nữa, thì khả năng chỉnh nha lại của bạn là rất cao.
2. Xuất hiện khoảng trống giữa các răng
Dấu hiệu này thường thấy ở bệnh nhân đến vì đóng khe thưa hay bệnh nhân chỉnh nha có nhổ răng. Các khoảng trống vùng răng cửa, cần kiểm soát phanh môi và dải xơ sẹo do cắt, gắn cung duy trì mặt trong các răng cửa.
Đề phòng khoảng trống ở bệnh nhân có nhổ răng cần kiểm soát lực kéo tối ưu di chuyển cả thân và chân răng, sau khi đóng hết khoảng cần được chụp phim xquang kiểm tra vị trí chân răng đã tối ưu chưa. Sau đó có thể dùng dao cắt đứt các bó sợi nhỏ ở khoảng trống giữa răng di chuyển
3. Tái phát cắn hở
Nguyên nhân là do không kiểm soát thói quen xấu như: Tật đẩy lưỡi, thở miệng, mút ngón tay hay giải quyết triệt để các bệnh lý liên quan của tai mũi họng: Viêm Amidan, VA…
4. Cung hàm bị hẹp lại
Các trường hợp có nong hàm phải duy trì đủ lâu tối thiểu là 4 năm. Khi nong hàm không nên duy trì bằng máng trong suốt mà nên duy trì bằng hàm nhựa cứng có thanh ngang khẩu cái.
5. Tái phát cắn sâu: thường xảy ra ở các răng được đánh lún.
6. Tái phát cắn ngược
Các răng cửa hàm dưới đi ra ngoài so với các răng cửa hàm trên. Thường xảy ra ở bệnh nhân đang trưởng thành, liên quan đến xu hướng tăng trưởng: Ở độ tuổi thay răng, khi các răng sữa đã được chỉnh sửa nhưng đến độ tuổi thay răng không được duy trì tốt các răng vĩnh viễn mọc lên dễ có xu hướng tái phát cắn ngược trở lại.
7. Tái phát do răng khôn
Răng khôn có xu hướng mọc lệch mà không được xử lý có nguy cơ làm ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha rất cao. Thường dễ gặp ở bệnh nhân có răng lệch lạc, hô mà hướng mọc răng khôn nghiêng gần.
Nguyên nhân khiến răng chạy lại sau khi tháo niềng
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng chạy lại sau khi tháo niềng này bao gồm:
1. Không đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng hoặc sử dụng hàm sai cách
Một trong những nguyên nhân chính khiến răng bị chạy lại sau khi tháo niềng là do bệnh nhân không tuân thủ việc đeo hàm duy trì sau điều trị hoặc sử dụng hàm sai cách, làm cho răng không giữ được vị trí mới. Việc đeo hàm duy trì được chỉ định bởi bác sĩ nhằm giữ vững vị trí của răng và duy trì kết quả sau khi hoàn thành quá trình điều trị nha khoa. Quá trình đeo hàm duy trì thường kéo dài cho đến khi bác sĩ xác nhận rằng xương hàm và răng đã ổn định hoàn toàn.
2. Kỹ năng của bác sĩ không đạt yêu cầu
Nếu bác sĩ điều chỉnh lực xiết quá mạnh hoặc quá yếu trong quá trình điều trị, có thể khiến cho răng di chuyển không đúng cách và sau đó chạy lại sau khi tháo niềng.
Việc điều chỉnh khớp cắn chưa hoàn thành trước khi tháo niềng, lực tác động không đồng đều lên răng có thể làm chúng di chuyển sai lệch. Do đó, việc điều chỉnh khớp cắn và lập kế hoạch điều trị trước khi niềng răng rất quan trọng.
Đảm bảo bạn được chỉnh nha bởi một bác sĩ có kỹ năng cao và một nha khoa uy tín. Lực tác động không đều lên răng có thể làm cho chúng chạy lại sau quá trình điều trị nha khoa.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/top-5-dia-chi-nieng-rang-uy-tin-tai-ha-noi/
Cách khắc phục tình trạng răng chạy lại sau khi niềng răng
Với 2 nguyên nhân được đề cập ở trên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng răng bị chạy lại sau khi tháo niềng. Bạn chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ về việc đeo hàm duy trì và chọn lựa một trung tâm nha khoa uy tín. Bạn sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề răng bị di chuyển sai lệch sau khi chỉnh nha.
Trong quá trình đeo hàm duy trì, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng hàm đúng cách và thời gian đeo phù hợp để đảm bảo răng ổn định một cách tối ưu.
Nếu sau khi hoàn thành quá trình chỉnh nha mà răng vẫn di chuyển nhiều, có thể cần phải thực hiện niềng răng lần hai để khắc phục. Trong trường hợp đó, việc chọn lựa một địa chỉ nha khoa uy tín là rất quan trọng. Để đảm bảo có bác sĩ có kỹ năng cao, trang thiết bị hiện đại và vật liệu chỉnh nha chính hãng, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng răng chạy lại sau khi tháo niềng.
1. Đeo hàm duy trì đúng cách
- Thời gian đeo hàm duy trì
Sau khi tháo niềng, bác sĩ sẽ tạo ra hàm duy trì dựa trên dấu hàm của bạn. Việc sử dụng hàm duy trì sẽ tiếp tục cho đến khi xương hàm và răng của bạn hoàn toàn ổn định và không có dấu hiệu “chạy” trở lại vị trí ban đầu nữa.
Ban đầu sau khi tháo niềng, bạn cần đeo hàm duy trì liên tục trong 24 giờ. Thời gian này sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ và tình trạng của răng.
>>> Xem chi tiết: https://nhakhoathuyanh.com/phai-deo-ham-duy-tri-bao-lau-sau-nieng-rang/
- Vệ sinh hàm duy trì
Do hàm duy trì dễ tháo lắp, bạn có thể dễ dàng làm sạch hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không giữ gìn sạch sẽ, có thể dẫn đến viêm nhiễm cho răng miệng của bạn.
2. Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi tháo niềng
Để tránh tình trạng răng chạy lại sau khi tháo niềng, ngoài việc đeo hàm duy trì, bạn cũng nên thực hiện các bước sau:
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm hoặc bàn chải nha khoa chuyên dụng. Chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa trước khi chải răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Không sử dụng tăm xỉa răng vì có thể gây tổn thương cho răng và nướu.
- Súc miệng bằng nước muối ấm và sử dụng máy tăm nước để loại bỏ mảng bám còn sót lại trên kẽ răng.
- Tránh các thói quen như đẩy lưỡi, mút tay, cắn móng tay vì chúng có thể làm răng trở nên yếu và dễ di chuyển sau khi tháo niềng.
- Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất và tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Thực hiện khám răng định kỳ sau khi tháo niềng để đảm bảo răng không chạy trở lại vị trí ban đầu.
3. Xử lý loại bỏ răng khôn có nguy cơ đẩy răng lệch lạc và tiếp tục đeo duy trì.
4. Xử lý triệt để các thói quen xấu và các bệnh lý chuyên khoa khác liên quan.
5. Tái khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được phát hiện và chỉnh sửa tái phát kịp thời.
Bằng cách tuân thủ các biện pháp trên và duy trì sự chăm sóc sau điều trị, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ răng bị chạy lại sau khi tháo niềng. Tuy nhiên, nếu gặp bất kỳ vấn đề nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh