Tất tần tật vấn đề cắt lợi sau niềng răng – bác sĩ Đăng

Quá trình chỉnh nha giúp sắp đều, sửa chữa bất tương xứng liên quan đến răng, và sự thật là thỉnh thoảng sau tháo mắc cài lợi của bạn có thể không cân đối nhau, vẫn cần bấm thêm một chút thì kết quả sẽ đẹp hơn rất nhiều. Đây là điều trị thêm nhiều bạn niềng răng rất quan tâm. 

Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Đăng – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin đến bạn về vấn đề cắt lợi chỉnh nha. Từ đó giúp bạn tìm thấy những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể cho case của mình, cần cắt vị trí nào, bao nhiêu mm thì sẽ đẹp hơn và là chuẩn nhất.

Cắt lợi nên diễn ra trước trong hay sau tháo mắc cài?

Việc cắt lợi trước, trong, hay sau tháo mắc cài sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu lợi phù nề quá phát làm cho việc gắn mắc cài khó khăn, nghĩa là khi gắn, chiếc mắc cài quá gần với đường lợi, tệ hơn tiên lượng lợi sẽ bao phủ lên mắc cài thì nha sĩ bắt buộc bấm lợi trước cho bạn như minh họa dưới đây. 

Hình trên, bên trái màn hình các bạn thấy lợi rất sát thậm chí bao phủ mắc cài, điều này gây khó chịu, viêm lợi trong quá trình kéo răng, rất không tốt. Hình bên dưới cho thấy nha sĩ đã tỉa lợi ngay lập tức thuận lợi vệ sinh răng miệng hơn.

Tình huống cắt lợi ngay trong giai đoạn niềng răng còn bắt gặp khi bệnh nhân có viêm, phì đại lan tỏa, tạo ra những túi lợi rất sâu mà việc cạo vôi răng thông thường không thể khống chế hết được. Ví dụ: 

Viêm lợi là kẻ thù niềng răng, nha sĩ không thể yên tâm di chuyển răng trên nền một viêm lợi nặng. Điều trị triệt để bao gồm việc loại bỏ túi tức là cắt lợi.

Tuy nhiên, hầu hết các ca nha sĩ sẽ thực hiện điều chỉnh lợi sau tháo niềng, đặc biệt thủ thuật nâng cao cắt lợi có tạo hình xương ổ răng. Nguyên nhân tại sao lại vậy, bởi vì khi đeo khí cụ vướng víu môi má tất nhiên khiến nụ cười bệnh nhân chưa chuẩn chỉ, vậy làm sao tham chiếu điều chỉnh đường lợi cho hài hòa nhất, mặt khác chăm sóc hậu phẫu vết thương lan rộng như cắt lợi sẽ nhiều nguy cơ hơn. Đợi sau tháo mắc cài việc ăn uống chăm sóc vệ sinh bình thường làm tiểu phẫu cũng chưa muộn.

Bệnh nhân sau niềng răng được cắt lợi khiến nụ cười rất cân đối

Như vậy tùy tình huống mà nha sĩ sẽ quyết định sao cho tốt nhất đối với bạn, hãy trao đổi cùng nha sĩ thật kỹ vì mỗi ca lại có một sự khác nhau các bạn nhé. 

Phần tiếp theo chúng tôi muốn phân tích đó là việc cắt lợi nên dựa trên các tiêu chí tiêu chuẩn nào, tại sao biết được ca mình cần cắt lợi?

Nụ cười đẹp không chỉ là răng đều, hết hô móm mà còn liên quan đến 3 yếu tố quan trọng đánh giá thẩm mỹ nụ cười đó là đường cười, cung cười và độ rộng ngách hành lang miệng. 

Đánh giá thẩm mỹ đường cười chính là đánh giá độ lộ lợi, tức là cười hở lợi. Có 3 loại đường cười:

A – Đường cười cao: Khi cười lớn sẽ lộ toàn bộ răng cửa trên và tình trạng hở lợi 3mm trở lên. Sau khi chỉnh nha, cắt lợi thường áp dụng đối với trường hợp này.

B – Đường cười trung bình: Khi cười lớn sẽ lộ 75 – 100% răng cửa trên và tình trạng lợi lộ ra tối đa 2mm, đây được coi là bình thường và là một tiêu chuẩn cho nụ cười đẹp.

C – Đường cười thấp: Cười lộ dưới 75% răng cửa trên. Không lộ lợi chút nào. 

Như vậy, đối với bệnh nhân chỉnh nha cắt lợi thường áp dụng ca đường cười cao, lợi thừa nhiều và thân răng lâm sàng ngắn. Cắt lợi để răng dài hơn, tỷ lệ lợi và răng chuẩn hơn. 

Một thân răng tiêu chuẩn có tỉ lệ chiều ngang/chiều dài thân răng là 75%. Khi tỉ lệ này không còn chuẩn xác (lớn hơn 80%) thì sẽ cần điều chỉnh. 

Tuy nhiên, để biết chính xác việc chúng ta sẽ cắt được bao nhiêu, cần chụp CT Conebeam và xác định men răng, xương ổ răng từ đó lên kế hoạch vị trí cắt. Cần dựa vào hình dạng khuôn mặt, nét tổng thể để có một đường viền lợi hài hòa. Và lên kế hoạch thiết kế trước luôn cần thiết. 

Quá trình cắt lợi diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tê bề mặt và tiêm tê trước khi cắt lợi. Sau đó sử dụng các loại dụng cụ cắt lợi khác nhau như: laser, dao điện hoặc dao phẫu thuật. Lời khuyên của bác sĩ Đăng dành cho bạn là bất cứ lúc nào có thể nên sử dụng laser, cắt bằng laser bạn không bị chảy máu, thời gian lành thương rất nhanh và quan trọng là đường lợi sau cắt cực kỳ đẹp với tùy biến vô cùng linh hoạt. 

Các bạn cần lưu ý, việc cắt lợi không nên cắt các răng bằng nhau, vì tiêu chuẩn đường viền lợi đẹp là 2 răng cửa bằng nhau và bằng 2 răng nanh, viền lợi răng số 2 thấp hơn răng số 1 khoảng 1 – 2mm. Các răng 4, 5, 6 đều đặn thấp hơn răng nanh.

Trường hợp được xử lý lợi sau điều trị chỉnh nha 

Cắt lợi có nguy hiểm gì không? Có làm răng yếu đi không?

Cắt lợi sau chỉnh nha là một xâm lấn nhỏ, đảm bảo sự lành mạnh của xương ổ răng, men răng và lợi nên không làm răng bị yếu đi, thường ít gây chảy máu và thời gian lành thương ngắn. Thậm chí những ca túi lợi sâu, lợi phì đại viêm nha chu thì cắt lợi là giải pháp điều trị viêm nha chu hiệu quả mang lại sức khỏe sự lành mạnh cho răng thật. 

Tuy nhiên nó có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ nên được phân tích cẩn thận. Nếu cắt quá lố làm mất nhú lợi dẫn đến xuất hiện tam giác đen, hoặc có thể nhạy cảm ngà, hở chẽ chân răng.

Bạn nên yêu cầu nha sĩ làm thử smile design xem trước, tức là chụp ảnh và thử cắt lợi giả định trên máy tính từ đó bạn xác định chính xác cắt bao nhiêu mm sẽ đẹp, và cắt cá nhân hóa vào răng nào. 

Một số lưu ý sau khi cắt lợi 

+ Chế độ vệ sinh răng

Khác với cắt lợi có can thiệp xương ổ răng, cắt lợi sau chỉnh nha nhẹ nhàng hơn, trong 3 ngày đầu tiên bạn nên kiêng chải răng tuy nhiên có thể sử dụng tăm bông tẩm nước muối hỗ trợ vệ sinh bề mặt răng thật tốt. Dùng nước súc miệng kháng khuẩn như chlorhexidine 0,12% cũng rất tốt. 

+ Uống thuốc theo đơn bác sĩ 

Đơn thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm chống phù nề sẽ giúp bạn an toàn, lành thương nhanh hơn, thông thường đơn thuốc kéo dài 5 – 7 ngày. 

+ Chế độ ăn

Bạn nên ăn mềm trong 3 ngày đầu tiên, tránh thức ăn cứng cọ xát vào vùng lợi mới phẫu thuật gây chảy máu. Những loại thức ăn mềm, tính lạnh khuyến cáo sử dụng, thức ăn dai, cay, nóng bạn nên kiêng. Bạn cũng nên bổ sung các loại vitamin, rau xanh rất tốt cho sức khỏe mô lợi

Cắt lợi có mọc lại hay không? 

Thông thường việc cắt lợi được khảo sát rất kỹ trước khi tiến hành, nguyên nhân chính tái phát là do chẩn đoán sai từ đó mà chỉ định sai. Thực ra trong cắt lợi có 2 kỹ thuật khác nhau là cắt bấm lợi đơn thuần và cắt lợi có tạo hình xương ổ răng. Những tình huống bệnh nhân lợi mọc cao kèm xương ổ răng cũng mọc cao thì cần tiến hành bước bóc vạt mài tạo hình xương ổ mới đảm bảo không tái phát. Điều may mắn trong chỉnh nha thường chỉ phải cắt lợi đơn thuần và rất ít tái phát. 

Trên đây là thông tin về cắt lợi sau niềng răng bạn cần nắm rõ. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và yên tâm điều trị nếu có chỉ định từ bác sĩ. Mọi thắc mắc bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.  

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dieu-tri-cuoi-ho-loi-bang-cach-nao-an-toan-khong-tai-phat/

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background