Nhổ răng khôn có cần khâu không? Nha khoa Thùy Anh
Răng khôn mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm, không đóng nhiều vai trò trong chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng miệng. Mà ngược lại, khi mọc lại gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu nên thường được khuyến khích nhổ bỏ. Vậy sau khi nhổ răng khôn có cần khâu không? Không khâu có ảnh hưởng gì tới quá trình lành thương không?
Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số 8, răng cối thứ 3) là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm, thường được mọc trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi, khi xương hàm đã phát triển, những chiếc răng khác đã mọc cứng chắc, ổn định.
Vì vậy những chiếc răng khôn khi mọc lên thường thiếu khoảng trống để mọc, dẫn đến tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc bị lợi trùm. Vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn khi nó có dấu hiệu không bình thường, tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Vì sao cần phải nhổ răng khôn?
Như đã thông tin ở trên, răng khôn mọc lên ở giai đoạn xương đã phát triển hoàn thiện, các răng khác đã đứng đủ vị trí trong cung hàm nên thường mọc sai vị trí, mọc lệch, mọc ngầm. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng:
– Viêm lợi, viêm nướu
Tình trạng răng khôn mọc lên bị che lấp một phần hoặc che lấp toàn bộ bởi lợi. Thức ăn thừa thường tích tụ lại gây viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng hôi miệng, đau và sưng vùng lợi, khó chịu khi ăn uống và há miệng.
Đôi khi viêm lợi có thể vỡ ra gây nhiễm trùng, lây lan sang vùng lợi xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
– Sâu răng
Răng khôn không đủ khoảng để mọc, dẫn đến tình trạng mọc ngầm, mọc lệch đâm vào răng số 7. Từ đó tạo ra khe hở gây dắt thức ăn, tuy nhiên những vị trí này rất khó làm sạch, lâu ngày hình thành mảng bám và vi khuẩn có hại cho răng, gây sâu răng.
– Xuất hiện nang xung quanh răng
Các nang xung quanh răng có thể phát triển từ biểu mô xung quanh răng khôn mọc ngầm, có thể gây xô đẩy, tổn thương răng bên cạnh, thậm chí có thể phá hủy xương hàm.
Một số trường hợp gặp khối u do răng khôn mọc ngầm có thể dẫn tới gãy xương nếu kích thước khối u lớn.
Ngoài việc nhổ răng khôn để phòng tránh những biến chứng trên, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để phục vụ mục đích chỉnh nha. Cụ thể là răng hô, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn… sẽ thực hiện nhổ răng khôn để tạo khoảng, kéo răng về đúng vị trí chuẩn khớp cắn cũng như bảo vệ kết quả chỉnh nha.
Răng khôn không chỉ gây ra những biến chứng nguy hiểm mà còn không có chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ. Vì vậy, việc nhổ răng khôn là hoàn toàn cần thiết.
Nhổ răng khôn có cần khâu không?
Việc khâu lợi sau khi nhổ răng khôn còn tùy thuộc vào tình trạng vết thương, bác sĩ sẽ là người trực tiếp quyết định có cần khâu hay không. Theo chuyên gia, bác sĩ việc khâu vết thương sau khi nhổ răng có thể không cần thiết vì như vậy có thể kéo dài thời gian lành thương.
Thực chất, khi khâu vết thương bác sĩ chỉ khâu 1 phần chứ không khâu kín toàn bộ tại vị trí nhổ. Mục đích của việc khâu vết thương là cầm máu, tránh nhiễm trùng, hạn chế thức ăn bị nhét vào vết thương và giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn.
– Trường hợp nhổ răng khôn không cần khâu: Trường hợp răng mọc thẳng và dễ nhổ, vết thương nhỏ và ít chảy máu thì việc khâu không cần thiết.
– Trường hợp nhổ răng phải khâu: Trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, quá trình nhổ bỏ diễn ra phức tạp thì sau khi nhổ răng cần phải khâu lại, do các vết thương này thường lớn và sâu gây chảy máu nhiều. Việc khâu vết thương tránh những tác động mạnh làm chảy máu vị trí nhổ.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/cat-chi-sau-nho-rang-khon-co-dau-khong-nha-khoa-thuy-anh/
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Sau nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ dặn dò và chỉ định một số yêu cầu sau:
– Cắn chặt bông gạc đã được vô trùng tại vùng nhổ đến khi máu ngừng chảy.
– Sử dụng thuốc giảm đau đúng như liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
– Chườm lạnh để giảm đau trong 24h sau khi nhổ, chườm ấm 1-2 ngày tiếp theo để giảm sưng.
– Không khạc nhổ, súc miệng bằng nước muối trong ngày đầu. Vì cần thời gian cho các mạch máu tại vết thương được bịt kín lại, tránh tình trạng xuất huyết.
– Không nên sờ tay hay tác động vào vết thương mới nhổ, không nên chải răng vào vị trí nhổ trong những ngày đầu.
– Nên ăn thức ăn mềm, tránh đồ ăn dai cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Nhổ răng khôn là một tiểu phẫu trong nha khoa. Tuy nhiên, để việc nhổ răng khôn đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để có thể xác định tình trạng răng khôn của bạn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất,
Nhổ răng khôn nhẹ nhàng – chính xác – không đau tại nha khoa Thùy Anh
Thùy Anh tự hào là đơn vị nha khoa uy tín, hiện đại, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, 100% bác sĩ đều tốt nghiệp chính quy Đại học Y Hà Nội. Kinh nghiệm lâu năm thực hiện thành công cho hàng chục nghìn case nhổ răng khôn từ đơn giản tới phức tạp một cách nhẹ nhàng, an toàn, hiệu quả.
Bên cạnh đó, nha khoa Thùy Anh còn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, có phòng phẫu thuật riêng biệt đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Cùng với đó là máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại như máy siêu âm Piezotome, là thiết bị hỗ trợ nhổ răng tốt nhất hiện nay đảm bảo ca tiểu phẫu nhổ răng khôn an toàn, hiệu quả, tránh những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn có cần khâu không? Răng khôn vừa không có chức năng gì vừa gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bởi vậy khi tới thời điểm cần loại bỏ chiếc răng này, bạn hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để xử lý kịp thời nhé. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Nếu nhổ từ sáng mà tới 5 h chiều vẫn thấy chảy máu có sao ko ạ