Nên nhổ răng trước hay sau khi thực hiện gắn mắc cài? Nha khoa Thùy Anh

Sau khi thăm khám niềng răng, bác sĩ lên phác đồ điều trị và có thể sẽ đưa ra kế hoạch chỉnh nha có nhổ răng, lúc này chắc hẳn các bạn sẽ băn khoăn: Mình sẽ được nhổ răng vào khoảng thời gian nào? Trước khi gắn mắc cài? Hay  sau khi gắn mắc cài?. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về việc nhổ răng khi chỉnh nha, để giúp bạn chuẩn bị được tâm lý sẵn sàng bước vào hành trình dài. 

Nhổ răng khi chỉnh nha vào thời điểm nào?

Nhổ răng chỉnh nha là một trong những phương pháp tạo khoảng để sắp đều các răng, kéo lùi giảm hô. Nhổ răng nào và nhổ vào thời điểm nào sẽ được bác sĩ xác định rõ trong kế hoạch điều trị. Thông thường có các thời điểm nhổ răng:

Thứ 1: Trước khi gắn mắc cài. 

+ Trường hợp răng khấp khểnh, chen chúc nặng khiến các răng mọc lệch ra khỏi cung hàm không gắn được mắc cài thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm nhỏ (răng số 4 hoặc số 5). Nhổ răng trước gắn để việc nhổ răng thuận lợi hơn, vị trí phẫu thuật không bị vướng bởi mắc cài và dây cung. 

Ví dụ: Bạn khách hàng của nha khoa Thùy Anh gặp tình trạng răng chen chúc nặng và hô, kế hoạch điều trị chỉnh nha cần nhổ R15,24,34,44. Trong khi các răng này nằm lệch ra khỏi cung không thể gắn mắc cài thuận lợi nên bác sĩ chỉ định nhổ trước khi tiến hành đeo niềng.

+ Nhổ răng số 8: Nếu bạn có răng số 8 mọc ngầm, mọc kẹt thì bác sĩ sẽ loại bỏ răng đó nhằm mục đích tạo khoảng kéo lui toàn hàm, và cũng nên nhổ trước khi gắn mắc cài. Bởi việc nhổ răng cần phẫu trường đủ rộng giúp bác sĩ phẫu thuật có thể lấy răng ra dễ dàng. Việc gắn mắc cài vào răng số 6 số 7 đôi khi làm việc há miệng  của bạn cũng như thao tác và tầm nhìn của bác sĩ bị hạn chế trong quá trình phẫu thuật.

+ Răng kẹ, răng thừa vùng trước cửa: Sự xuất hiện của răng kẹ khiến răng cửa bị thưa, xoay lệch, nên các răng này cần nhổ bỏ sớm trước khi gắn mắc cài để  tạo khoảng cho các răng cửa nhanh chóng xoay lại đúng vị trí. 

Bệnh nhân có một răng kẹ giữa hai răng cửa, bác sĩ Thùy Anh sẽ tiến hành nhổ bỏ răng này trước khi gắn mắc cài cho bạn ấy.

+ Khớp cắn hở: Với tình trạng này khi thao tác đưa hàm về vị trí ổn định có điểm vướng khớp cắn tại các răng hàm, kế hoạch điều trị lại bao gồm nhổ răng hàm thì việc nhổ sớm từ đầu giúp đóng cắn hở một cách tự nhiên cũng mang lại nhiều thuận lợi cho cả kế hoạch chỉnh nha.

Ví dụ: 

Cắn hở xuất hiện từ răng số 4 bên này tới răng 4 bên kia
Việc loại bỏ sớm răng số 6 giúp đóng cắn sâu thuận lợi vì vậy bác sĩ sẽ thực hiện nhổ sớm trước khi gắn mắc cài.

Răng sâu vỡ lớn có chân răng bị viêm nang: Răng vỡ lớn chỉ còn chân răng nằm trong chỉ định nhổ cũng nên nhổ sớm trước khi gắn mắc cài giúp loại bỏ vùng viêm và đảm bảo việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn sau khi gắn niềng. 

Ví dụ bạn bệnh nhân này của chúng tôi tồn tại nhiều răng vỡ chỉ còn chân răng, chân răng đổi màu gây viêm nhiễm, khó vệ sinh do đó cần nhổ sớm.

Tại nha khoa Thùy Anh, nếu răng hàm nhỏ của bạn có thể gắn mắc cài thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sau khi gắn khoảng 3 – 4 tuần. Đây là thời điểm mô quanh răng đáp ứng với lực do mắc cài và dây cung tạo ra nên hệ thống dây chằng quanh răng giãn rộng hơn, các răng có hiện tượng lung lay nhẹ do đó việc nhổ răng dễ dàng – giảm sang chấn và giảm đau sau nhổ.

Một vài trường hợp có sai khớp cắn do xương nhưng bị che đậy bởi trục của răng như trường hợp xương hạng 2 (hô xương) nhưng trục răng cửa cụp hoặc trường hợp răng chen chúc nhưng cung răng hẹp. Để đánh giá chính xác tình trạng hô chúng tôi thường gắn mắc cài trước để dựng thẳng trục hoặc nong hàm sắp đều các răng khi đó mới quyết định nhổ răng nào tùy vào mức độ hô. Vì với những trường hợp này nếu chúng ta quyết định vội vàng nhổ răng hàm nhỏ sớm đôi khi có thể thừa khoảng do không đánh giá chính xác mức độ hô.

Một số trường hợp đặc biệt liên quan tới khả năng đóng khoảng sau khi nhổ răng như:

+ Bệnh nhân có tật đẩy lưỡi, tật nghiến răng  sẽ làm cản trở việc đóng khoảng sau nhổ răng. Do đó chúng tôi sẽ gắn mắc cài trước, hướng dẫn bệnh nhân tập lưỡi đúng vị trí, loại bỏ thói quen nghiến răng sau đó đánh giá lại mới quyết định nhổ răng.

+ Bệnh nhân có xương vỏ mỏng hoặc tình trạng nha chu không khỏe mạnh việc nhổ răng đóng khoảng có thể gặp khó khăn. Bác sĩ có thể lựa chọn gắn mắc cài theo dõi sự đáp ứng của vùng xương vỏ, chân răng sau đó mới quyết định có nên nhổ răng kéo lùi hay không.

Trên đây là những trường hợp cụ thể quyết định thời điểm nhổ răng trong quá trình chỉnh nha của bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích, trang bị cho hành trình chỉnh nha của mình.

>>> Tìm hiểu thêm: https://nhakhoathuyanh.com/thoi-gian-nieng-rang-ho-mat-bao-lau-de-co-khop-can-hoan-hao/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

One thought on “Nên nhổ răng trước hay sau khi thực hiện gắn mắc cài? Nha khoa Thùy Anh

  1. Khang says:

    bác sĩ ơi cho em hỏi, nếu hàm trên đang đeo mắc cài và hàm dưới được bác sĩ kêu sẽ nhổ cái răng khôn còn lại ( mọc ngầm, lệch ) và niềng luôn cùng lúc thì có ảnh hưởng nhiều và đau nhiều không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background