Dính phanh lưỡi và mewing: Những vấn đề bạn cần hết sức lưu ý

Dính phanh lưỡi là dị tật bẩm sinh, có hơn 10% trẻ sơ sinh mắc nó gây hạn chế sự chuyển động của lưỡi, gây trở ngại cho việc bú sữa mẹ, nói chuyện cũng như ăn uống khi lớn hơn. Trong bài dưới đây, nhakhoathuyanh.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tật dính phanh lưỡi, tác hại của nó đối với mewing và phương pháp điều trị. 

Những khó khăn khi bị dính phanh lưỡi

Cấu trúc cơ bản của phanh lưỡi là một mô xơ sợi thành chuỗi ngắn và khá dài liên kết phần đầu lưỡi và sàn miệng.

Trong một vài trường hợp nếu dính phanh lưỡi ít có thể không gây ra vấn đề gì tuy nhiên khi phanh lưỡi dính chúng ta vẫn cần những thủ thuật đơn giản để điều trị.

+ Trẻ sơ sinh bị dính phanh lưỡi bú mẹ sẽ khó ngậm kín miệng nên bé ti mẹ khá khó khăn. 

+ Người lớn bị dính phanh lưỡi sẽ không thể đưa lưỡi lên trên vòm miệng, đôi khi ảnh hưởng đến cả quá trình ăn nói và nuốt. 

Các tình trạng dính phanh lưỡi thường gặp 

Dính phanh lưỡi thường chia làm hai loại chính là dính phía trước (loại I, II) và dính phía sau (loại III, IV). Có một hệ thống thang điểm thường được phân loại gọi là “Coryllos Ankyloglossia” để xác định kiểu dính phanh lưỡi của một cá nhân.

+ Loại I: Dải sợi dính ở phanh mỏng và đàn hồi được nối từ ngay phía sau các răng cửa và đầu lưỡi.

+ Loại II: Dải sợi dính ở phanh ở mức trung bình và còn đàn hồi, lưỡi được giữ từ 2 – 4 mm từ đầu sàn miệng gần với rãnh sau các răng cửa dưới.

+ Loại III: Dải sợi còn nhìn thấy nhưng dày và cứng hơn neo từ giữa dưới lưỡi đến sàn miệng.

+ Loại IV: Dải sợi dính ở phanh bị lấp phía sau hoặc không nhìn thấy nhưng chạm vào bằng đầu ngón tay có thể cảm nhận các sợi dai chắc neo giữ lưỡi.

Trên lâm sàng bác sĩ cần đánh giá rất kỹ tình trạng dính lưỡi của bệnh nhân theo cấp độ của phân loại Coryllos và lưỡi có chuyển động được tốt hay không để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp nhất.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng dính phanh lưỡi?

Một số cách thực nghiệm tại nhà mà bạn có thể tự thực hiện để kiểm tra xem mình có bị tật dính phanh lưỡi không?

– Lấy một ngón tay rửa sạch và vuốt qua gốc lưỡi của bạn, nếu ngón tay di chuyển suôn sẻ thì bạn không có dính lưỡi và ngược lại. 

– Thè lưỡi thẳng ra, cố gắng nâng đầu lưỡi một cách độc lập mà không di chuyển phần còn lại của lưỡi. Bạn di chuyển xem phần đầu lưỡi của mình có hạn chế nào không.

– Bạn hãy mở miệng rộng nhất có thể, sau đó đưa đầu lưỡi của bạn chạm vào phía sau răng cửa trên.

– Kiểm tra xem bạn có thể thoải mái đưa lưỡi của mình lên mặt ngoài răng cửa hàm trên hàm dưới không.

Điều trị dính phanh lưỡi như thế nào?

Trước đây, tật dính phanh lưỡi ở người lớn rất ít được nói đến. Nhưng hiện nay nhận thức về sức khỏe răng miệng đã có nhiều thay đổi, các nha sĩ, bác sĩ phẫu thuật trong miệng và tai mũi họng có thể khám cũng như điều trị tật dính lưỡi cho người lớn.

Tình trạng dính phanh lưỡi ở người lớn khác với trẻ sơ sinh vì có nhiều tình trạng khác đi kèm gây khó khăn cho điều trị hơn.

Trường hợp cụ thể:

Michelle đã gặp nhiều khó khăn trước khi được điều trị tật dính lưỡi của mình

“Tôi đã bị suy nhược thiếu năng lượng. Thật khó để vượt qua một tuần làm việc, những giấc ngủ chiều ngắn và chứng thèm đồ ngọt để cung cấp năng lượng. Giấc ngủ luôn bị gián đoạn, tôi được chẩn đoán bị chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy chỉ số AHI – chỉ số ngưng thở là 30.

Tôi được điều trị CPAP cách đây 3 năm, trong đó AHI của tôi giảm xuống còn 1/2. Nhưng nó chưa đủ làm tôi thoải mái, không thể phủ nhận CPAP đã giúp được một chút nhưng tôi vẫn mệt đến nỗi không thể giải trí hay thả lỏng.

Tôi bị đau cổ và lưng mãn tính, đặc biệt tại một điểm trên xương bả vai bên phải và lan qua vai và vùng ngực.

Cơn đau cũng bao gồm cả khớp thái dương hàm. Tôi bị TMD có nghĩa là hàm của tôi sẽ mở sang trái và sang phải theo hình zig zag. Tôi thức dậy vào buổi sáng thường xuyên bị đau hàm và đau nửa đầu mãn tính.

Đau hàm vào buổi sáng có thể do tôi nghiến răng vào ban đêm. Răng tôi bị nhạy cảm mỗi khi uống nước lạnh, tôi sẽ có thể bị dính môi khi ngủ vì môi tôi quá khô do thở miệng khi ngủ.

Giấc ngủ của tôi rất ít và kém chất lượng. Tôi sẽ thức dậy với chứng trào ngược dạ dày và rất stress. Cố gắng để ngủ lại là rất khó khăn, tôi đã phải đi gặp bác sĩ tâm lý vì quá lo lắng.”

Quá trình điều trị của Michelle?

Michelle đã trải qua một chương trình trị liệu cơ năng kéo dài 8 tuần kết hợp với giải phóng phanh lưỡi bằng tia laser. Mục tiêu trị liệu bao gồm:

– Thở bằng mũi

– Tư thế lưỡi đúng

–  Tư thế môi khép kín

Liệu pháp này giúp cho lưỡi nghỉ ngơi được trên vòm miệng. Sau 4 tuần điều trị cơ năng, Michelle cho biết: “Tôi vẫn thấy không thoải mái khi giữ đúng tư thế lưỡi, tôi cố gắng giữ tại bốn điểm (tại chỗ, trung tâm, trên và bên) để giúp đặt lưỡi đúng nhưng tôi cảm thấy ở gốc lưỡi bị quá chặt.”

Tiếp theo là những thay đổi tích cực:

–  Cải thiện việc thở bằng mũi với tư thế lưỡi đúng

–  Cải thiện giấc ngủ

–  Môi khép kín cả ngày

–  Thức dậy với tư thế lưỡi tốt

4 tuần sau phẫu thuật cắt phanh lưỡi:

“Thời gian ngủ của tôi được cải thiện, vẫn có những khoảng thời gian thức giấc nhưng có thể ngủ trở lại.

Tôi nhận thấy có thể giữ miệng mình kín qua ngày. Không còn cần những giấc ngủ ngắn buổi chiều nữa, cơ thể có nhiều năng lượng và tỉnh táo vào buổi tối hơn. Các vấn đề về tiêu hóa cũng tốt hơn, chứng trào ngược đã được giải quyết.

Đầu lưỡi đã có thể đưa lên trên vòm miệng. Cổ có thể đưa thẳng ra khi tập luyện, áp lực ở lưng và cổ được giải phóng gần như ngay sau khi cắt phanh lưỡi. Tình trạng nghiến răng của tôi dường như đã hết và chứng ê buốt cũng giảm hẳn.

Tôi không còn bị đau đầu hoặc đau nửa đầu nữa, tôi cũng giảm được 5kg kể từ khi làm thủ thuật.”

Tôi không còn liên tục bị thèm ăn và phụ thuộc vào đường để cung cấp năng lượng nữa, tôi cũng cảm thấy bình tĩnh hơn rất nhiều. Cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều.”

Mối liên hệ giữa tật dính phanh lưỡi và bài tập Mewing

Triệu chứng chính của dính phanh lưỡi là hạn chế sự di chuyển của lưỡi vì vậy việc đặt tư thế lưỡi đúng là không thể. Nếu bạn cố đặt lưỡi lên vòm miệng thì bạn cần phải căng cơ và rất cố gắng. Bởi vậy bạn cần giải quyết sớm tình trạng này bằng cách đến gặp bác sĩ của bạn ngay.

Điều trị tật dính lưỡi

Có thể cần điều trị trong trường hợp chúng cản trở việc cho con bú, nói chuyện hoặc gây đau. Có hai loại quy trình trong việc giải phóng tật dính lưỡi.

+ Cắt dây chằng (Phẫu thuật cắt thắng lưỡi): Đây là một thủ thuật nhằm giải phóng dính lưỡi để cử động lưỡi không còn bị hạn chế. Hầu hết trẻ sơ sinh trải qua quy trình này sẽ bú được ngay lập tức.

+ Phẫu thuật tạo hình phức tạp: Được tiến hành trong các trường hợp dính lưỡi cần chỉnh sửa tạo hình cả phanh lưỡi. Quá trình phục hồi có thể bao gồm trị liệu ngôn ngữ và các bài tập lưỡi.

Mặc dù cũng có một vài yếu tố nguy cơ như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương ống nước bọt và thở khó nhưng bạn cần giải quyết chúng càng sớm càng tốt. Tốt nhất, bạn nên bạn cần chọn bác sĩ uy tín dày dạn kinh nghiệm và chăm sóc sau hậu phẫu thật tốt các bạn nhé.

Tật dính phanh lưỡi có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, thói quen thở và chất lượng giấc ngủ. Các triệu chứng của tật dính phanh lưỡi chưa được chẩn đoán bao gồm thở miệng, ngưng thở khi ngủ, đau cổ mãn tính, các vấn đề tiêu hóa và lo lắng. Khi gặp vấn đề hoặc nghi ngờ mình có dính phanh lưỡi hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị hợp lý nhất. Mọi thông tin chi tiết về tình trạng này cũng như nhu cầu được tư vấn bạn đọc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dich-vu-tu-van-nha-khoa-chuyen-nghiep-va-tan-tam-tai-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

4 thoughts on “Dính phanh lưỡi và mewing: Những vấn đề bạn cần hết sức lưu ý

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, bé 3 tháng thì có thể thực hiện cắt thắng lưỡi được rồi ạ. Hiện nay việc cắt thắng lưỡi bằng laser sẽ kiểm soát được tốt và lành thương nhanh, không đau và không chảy máu bạn ạ. Chi phí sẽ dao động từ 500-1 triệu.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

  1. Nguyễn Hoàng Ly says:

    Em nay đã 30t bị dính thắng lưỡi vậy có phẫu thuật được không ạ? Và nếu phẫu thuật có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không ạ?
    Mong bác sĩ tư vấn giùm ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, 30 tuổi thì vẫn có thể phẫu thuật cắt thắng lưỡi được ạ. Phẫu thuật thắng lưỡi có thể thực hiện bằng phương pháp lazer, không đau, không chảy máu. Phẫu thuật thắng lưỡi là một tiểu phẫu trong nha khoa nên sẽ không hề ảnh hưởng tới sức khoẻ của mình đâu ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp niềng răng, bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background