Tư thế lưỡi đúng và không đúng là như thế nào? Hướng dẫn cách đặt lưỡi chuẩn

Bình thường lưỡi của chúng ta nằm hoàn toàn trong khoang miệng. Lưỡi sẽ không gây ra lực đẩy lên các răng, tuy nhiên nếu lưỡi sai tư thế đặt vào giữa răng hàm trên hàm dưới, đẩy vào gót răng cửa hàm trên trong khi nuốt hoặc trạng thái nghỉ thì sẽ gây ra những tác dụng có hại về cả thẩm mỹ lẫn chức năng trên bộ răng. Tật đẩy lưỡi rất thường gặp ở trẻ nhỏ với tỷ lệ từ 60 – 90%. 

Thế nào là tư thế lưỡi đúng? Thế nào là tư thế lưỡi không đúng?

Tư thế lưỡi đúng là tư thế lưỡi đặt lên trong vòm họng một cách thụ động mà hoàn toàn không gây lực đẩy lên các răng trước cũng như gác lên răng. 

Bạn quan sát hình trên: Đây là vị trí của răng cửa trên, dưới – đây là vùng lợi răng cửa hàm trên, và đâu là các vân khẩu cái. Nói vân khẩu cái có thể khiến bạn khó hình dung, bạn có thể lấy ngón tay sờ lên trên vòm họng và cảm nhận thấy những nếp gấp. Lưỡi chúng ta sẽ đặt vào đó và tốt nhất là cách chân răng cửa hàm trên khoảng 2 – 3mm. 

Những tư thế lưỡi sai thường gặp của bệnh nhân bao gồm: Tư thế lưỡi đẩy vào răng cửa trên. Bạn hãy tự cảm nhận mỗi khi thư giãn, vô thức như xem ti vi, xem điện thoại hoặc lái xe làm việc tập trung, bạn đánh giá xem lúc đó lưỡi ở đâu. Nếu nó đẩy vào răng thì là sai. Một số tư thế lưỡi sai khác như đẩy vào hàm dưới, chèn giữa 2 hàm. Thậm chí nhiều bạn còn chèn vào cả răng hàm phía sau và gây hở khớp cắn răng sau ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. 

Tác hại của việc đặt lưỡi sai tư thế

Khi nói đến tập lưỡi, nhiều bạn có thể coi nhẹ, nghĩ rằng có phải con người ngày càng phức tạp hóa các vấn đề sức khỏe hay không, mà đến cái lưỡi cũng phải tập?

Theo các chuyên gia, bài tập lưỡi là bài tập quan trọng nhất trong tất cả các bài tập nhằm điều chỉnh sự hài hòa của hệ thống sọ mặt. Ngày xưa cũng vì chưa có nhiều kênh thông tin để phổ biến các kiến thức sức khỏe nha khoa cộng đồng nên nhiều người răng lệch lạc, hô, móm cũng như các vấn đề cột sống cổ, vai gáy không được điều trị. 

Tư thế lưỡi ngoài ảnh hưởng trong trạng thái tĩnh, thì còn ảnh hưởng trong trạng thái động tức là tư thế lưỡi sai dẫn tới nuốt cũng sai. Người bình thường có động tác nuốt khoảng 1000 – 2000 lần mỗi ngày. Và mỗi lần nuốt tạo ra lực đẩy khoảng 1800g (4 pound), lực bất lợi này nếu tác động thời gian lâu dài, mãn tính thì chắc chắn sẽ khiến răng lệch lạc mức độ từ trung bình đến nặng. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn đẩy lưỡi nặng là gây ra cắn hở, hô, thưa răng. Cắn hở nghĩa là hàm trên hàm dưới không thể cắn khít với nhau khi bạn đóng hàm tối đa. 

Điều trị cắn hở là một trong những điều trị khó nhất trong chuyên ngành nắn chỉnh răng. Nếu như trong thời gian đeo niềng nha sĩ có thể đóng cắn hở thì để duy trì được kết quả vẫn cần thêm những nỗ lực của bạn. Bạn cần tập lưỡi để giảm dần thậm chí loại bỏ thói quen xấu này. 

Các hậu quả dễ thấy của tư thế lưỡi sai là cắn hở răng trước, hô răng cửa, thưa răng, ngoài ra còn có thể gây sai tư thế đầu, bệnh lý thái dương hàm đau mỏi cơ vùng đầu mặt cổ. 

Tư thế lưỡi có tập được không? Nên chú ý đến tư thế lưỡi từ khi nào? Nên tập như thế nào?

Tư thế lưỡi hoàn toàn có thể tập được, tuy nhiên không phải ai cũng bị sai tư thế lưỡi, những bạn đúng rồi thì thôi. Vào giữa thế kỷ XX, giáo sư chỉnh hình răng mặt Jone Mew, sau quá trình điều trị chỉnh hình ông cho rằng tất cả các sai hình khớp cắn đều có nguồn gốc rất lớn từ lưỡi, vì vậy điều chỉnh tư thế lưỡi đúng từ bé sẽ giúp lớn lên có hàm răng đẹp, khuôn mặt đẹp với các đường nét rõ ràng, trường phái hướng dẫn tập lưỡi chữa bệnh này hiện nay được nối tiếp bởi con trai ông và lan ra khắp thế giới. 

Nghiên cứu về mewing phát hiện thêm điều thú vị là trong vòng chu thiên của đạo giáo ứng dụng tập khí công, joga lâu đời tại Châu Á đều đã có đề cập đến tư thế lưỡi khi để vận hành vòng chu thiên phải khóa phía trên bằng cách ấn lưỡi lên vòm họng và cắn nhẹ răng. Nó có lợi rất nhiều cho sức khỏe toàn thân. Nhiều điều văn hóa Á Đông đã có đề cập từ lâu và sau này y học hiện đại phát triển thành các trường phái độc đáo. 

Việc tập lưỡi với người lớn nên bắt đầu ngay khi phát hiện ra tư thế sai. Còn trẻ nhỏ thì có thể tập ngay khi chuyển pha từ bú sang ăn cháo. Quan sát động tác nuốt của các cháu nếu bất thường tức là khi nuốt lưỡi đẩy ra trước khì phải sửa. Đương nhiên chúng ta không thể tập cho trẻ khi chúng tuổi còn quá bé, lúc này nha sĩ sẽ đeo cho các khí cụ chức năng chặn tư thế lưỡi sai. Thời điểm 4 – 5 tuổi vẫn hợp lý và chưa muộn để can thiệp. 

Việc tập lưỡi bạn nên làm liên tục để sau khoảng 1 tháng hình thành được thói quen để lưỡi đúng vô thức. Việc tập lưỡi đã chứng minh nếu tiến hành tối thiểu mỗi ngày 4 – 6 tiếng và liên tục sau 1 tháng thì sẽ hình thành phản xạ đúng mà không cần tập. 

Tư thế lưỡi đúng có lợi thế nào?

Tư thế lưỡi đúng giúp trẻ đang độ tuổi tăng trưởng xương có một hàm răng đều đặn, tương quan xương hàm đúng trong phức hợp sọ mặt, ngoài ra các bé lớn lên sẽ có khuôn mặt đẹp với đường jawline sắc nét, gương mặt hiện đại. Với người trưởng thành tập lưỡi giúp cân bằng hệ thống cơ xương sọ mặt, bạn sẽ thấy thư giãn vùng đầu và vai hơn, với các bạn răng thưa có thể khép khe thưa do tật đẩy lưỡi trước đó, đặc biệt các bạn đang niềng răng việc tập lưỡi sẽ tránh tái phát răng thưa, răng hô…

Sở hữu tư thế lưỡi đúng rất quan trọng cho cơ thể, đặt biệt vùng đầu. Hơn 70% các bệnh tật gây ra là do thói quen xấu, điều chỉnh thói quen không chỉ có tác dụng chữa bệnh, tác dụng duy trì sự lành mạnh mà còn giúp chúng ta phòng bệnh nữa. 

Hướng dẫn cách tập lưỡi chuẩn 

+ Đầu tiên, bạn xác định vị trí đúng đầu lưỡi, để đầu lưỡi sau gót răng cửa. Tại vị trí này dịch ra sau gót răng tầm 2 – 3mm. Nếu khó khăn trong việc xác định vị trí đúng, bạn có thể phát âm chữ N kéo dài âm N ra, thì vị trí đầu lưỡi cuối cùng nhận được chính là vị trí đúng phải tìm. 

+ Sau khi tìm được vị trí đúng, bạn đặt được đầu lưỡi sau đó tiếp tục đẩy phần thân lưỡi – gốc lưỡi lưỡi lên vòm họng trong khi khóa phần đầu lại. 

+ Tiếp theo từ từ khép răng lại, 2 hàm cắn chạm khẽ vào nhau, không được nghiến hay siết chặt. Và cuối cùng thở đều bằng mũi. 

Tập lưỡi rất quan trọng, nó mang tới lợi ích cả về thẩm mỹ lẫn chức năng. Các bác sỹ điều trị bệnh lý khớp Thái Dương hàm, đau mỏi cơ vùng đầu mặt mãn tính thì tập lưỡi cũng là bước bắt buộc giúp duy trì kết quả lâu dài. Hãy cố gắng kiên trì tập luyện, bạn sẽ cảm nhận rõ sức mạnh của vị trí lưỡi đúng sau khoảng 1 tháng và tập đều đặn tối thiểu một ngày 4 – 6h. 

>>> Tìm hiểu thêm: https://nhakhoathuyanh.com/cong-nghe-nieng-rang-invisalign-thich-hop-cho-nhung-truong-hop-nao/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background