Trẻ em sau khi trám răng sâu cần chú ý điều gì?

Theo thống kê của Bộ Y Tế, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó hơn 85% trẻ em 6 – 8 tuổi bị sâu răng sữa. Sâu răng trẻ em nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Rõ ràng, sâu răng là hiện tượng phổ biến nhưng đó không thực sự là vấn đề (mặc dù thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt có thể giúp ích rất nhiều). Vấn đề lớn hơn là điều gì sẽ xảy ra khi sâu răng phát triển và việc điều trị nó có nghĩa là ngăn chặn sâu răng ảnh hưởng đến con bạn đến mức khiến chúng đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là một bệnh răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này gồm:

    • Em bé sâu răng do ngậm bình sữa khi ngủ, đường trong sữa sẽ bám quanh răng và gây sâu răng.
    • Cho trẻ ngậm ti bú mẹ trong thời gian dài hoặc để trẻ ngủ quên trong khi đang bú.
    • Em bé bị sâu răng khi ăn uống nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
    • Bé bị sâu răng nếu không có thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách.
    • Trẻ em có men răng kém khoáng hóa (men răng thiếu sản) nên sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến sâu răng.
    • Nếu cha mẹ bị sâu răng thì nguy cơ bé bị sâu răng sẽ cao hơn do di truyền men răng yếu.

Bệnh căn và bệnh sinh bệnh sâu răng có thể giải thích qua sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố gây mất ổn định:

1. Yếu tố gây mất ổn định 

    • Chế độ ăn + vi khuẩn = acid 
    • Giảm dòng chảy nước bọt 
    • Chất nền (trung hòa) ít 
    • Vệ sinh răng miệng kém 
    • Nước bọt acid, chứa các acid ăn mòn.

2. Yếu tố bảo vệ

    • Nước bọt và các chất trung hòa.
    • Nồng độ ion Canxi và phosphate trong môi trường miệng.
    • Chất nền và sự tái khoáng.
    • Vệ sinh răng miệng tốt.
    • Fluor

Những dấu hiệu khi trẻ bị sâu răng

Trẻ bị sâu răng ở giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng rõ ràng. Bố mẹ có thể nhận biết liệu con mình có đang bị sâu răng hay không thông qua các biểu hiện sau:

    • Răng của trẻ bị ê buốt hoặc đau khi ăn uống, đánh răng.
    • Trẻ bị đau răng nhưng không có lý do.
    • Răng bị nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
    • Hơi thở có mùi hôi trong thời gian dài.
    • Răng trẻ xuất hiện các đốm màu trắng ngà hoặc chấm đen có thể quan sát bằng mắt thường.

Điều quan trọng cần nhớ là không phải tất cả các lỗ sâu răng đều biểu hiện các triệu chứng đáng chú ý, đặc biệt ở giai đoạn đầu. Khám răng định kì là rất quan trọng để phát hiện sâu răng trước khi các triệu chứng trở nên nghiệm trọng.

Trám răng cho trẻ là như thế nào và tại sao cần thiết?

Thông thường, chất trám được sử dụng để lấp đầy phần răng bị sâu (lỗ sâu). Việc bị sâu răng khi còn trẻ nghe có vẻ đáng báo động, nhưng nó cũng phổ biến một cách đáng ngạc nhiên. Theo đánh giá gần đây nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tỷ lệ sâu răng toàn phần (không được điều trị và đã điều trị) là 45,8% trong năm 2015 – 2016. Bằng cách dạy trẻ thực hành vệ sinh răng miệng tốt, bố mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa sâu răng một cách hiệu quả và trám răng cần thiết để điều trị sâu răng.

Điều gì xảy ra trong quá trình trám răng?

Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ:

    1. Thăm khám và tư vấn: Bác sĩ sẽ khám tổng quát kỹ lưỡng răng miệng, kiểm tra các bề mặt để xác định vị trí, tình trạng lỗ sâu.
    2. Chụp X – quang nếu cần để xem lỗ sâu đã phát triển đến tủy răng hay chưa, có cần phải điều trị tủy không?

3. Bác sĩ sẽ giúp con bạn cảm thấy thoải mái và thậm chí có thể cố gắng làm cho trải nghiệm trở nên thú vị.

4. Giải thích những gì họ sẽ làm cho trẻ và bố mẹ hiểu.

5. Sử dụng thuốc gây tê cục bộ (có thể).

6. Làm sạch lỗ sâu, tạo hình xoang trám với tay khoan tốc độ nhanh và chậm sau đó tiến hành trám răng. 

Nếu con bạn có một hoặc nhiều răng cần được điều trị khi đó có thể lên lịch khám nhiều lần để giảm bớt căng thẳng cho con bạn.

Điều gì xảy ra sau khi trám răng cho trẻ? 

Việc trám răng cho trẻ tại phòng khám có thể không gây đau đớn và nhanh chóng. Sau đó, trẻ về nhà và một số chú ý sau có thể giúp bố mẹ chăm sóc trẻ sau khi trám răng:

    • Cảm giác tê bì ngay sau khi hàn răng

Trẻ có thể sẽ được tiêm tê trong quá trình điều trị, có thể gây nên cảm giác tê bì sau điều trị khi mà thuốc tê chưa hết. Tuy hầu như không gây khó chịu nhưng trẻ lại thấy cảm giác lạ và cố cắn vào đó như một trò chơi. Và sau khi hết thuốc tê sẽ để lại một vết thương loét gây đau nhức cho trẻ, nên bố mẹ cần lưu ý là chú ý đến trẻ, tránh để trẻ cắn cào môi má. 

Thông thường thuốc tê sẽ có tác dụng trong 2-3 giờ đồng hồ từ lúc tiêm tê, tùy thuộc lượng thuốc tê sử dụng. Vấn đề này luôn được các chúng tôi nhấn mạnh vì nó thực sự hay gặp và hoàn toàn có thể phòng tránh được.

    • Chất trám chưa đông cứng hoàn toàn

Nên trẻ cần kiêng nhai vào vùng răng đã chữa trong vòng 2 giờ đồng hồ để tránh trường hợp bị vỡ hoặc bong mối trám.

    • Theo dõi xem trẻ có khó chịu không

Trẻ sẽ cảm thấy ít hoặc không đau sau khi trám răng, nhưng hãy để ý đến chúng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, bố mẹ có thể chườm túi nước đá lên bề mặt nơi bác sĩ đã trám răng trong 15 phút mỗi lần. Nếu trẻ phàn nàn về sự khó chịu khi nhai sau vài ngày, vui lòng đưa trẻ tới phòng khám để bác sĩ có thể điều chỉnh độ cao miếng trám. Đây là thủ thuật ngắn gọn và không gây đau đớn.

Những điều bố mẹ cần lưu ý sau trám răng cho trẻ

    • Đánh răng và dùng chỉ nha khoa

Bố mẹ không cần lo lắng về việc vệ sinh răng miệng của con mình sau khi trám răng. Sẽ hoàn toàn an toàn nếu tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và chỉ nha khoa sau buổi hẹn khám răng.

    • Sử dụng chế độ ăn uống hợp lý để có lợi cho trẻ

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả giúp con bạn khỏe mạnh và điều đó còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

Không nên ăn quá nhiều đồ uống có đường và đồ ăn nhanh vì chúng có thể sẽ gây hại cho sức khỏe tổng thể của trẻ. Đường thúc đẩy sự phát triển của mảng bám, đây là nguyên nhân sâu xa gây ra sâu răng cho trẻ. Cố gắng hạn chế lượng đường ăn vào và khuyến khích trẻ đánh răng sau khi ăn.

    • Lên lịch tái khám răng miệng định kỳ

Nên thực hiện thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần để bác sĩ có thể kiểm tra răng miệng cho trẻ và phát hiện sớm các vấn đề mắc phải.

Trên đây là chia sẻ của bác sĩ Ngọc Linh (nha khoa Thùy Anh) về những điều cần lưu ý sau khi trám răng sâu cho trẻ. Nếu quý phụ huynh còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background