Tại sao tụt lợi chân răng gây ê buốt? Khắc phục như thế nào?

Tụt lợi là tình trạng chân răng lộ do lợi bị co, gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và chức năng răng. Đây là 1 trong 3 bệnh lý răng miệng phổ biến nhất tại Việt Nam, sau sâu răng và nha chu.

Theo 1 nghiên cứu của bệnh viện răng hàm mặt quốc gia Việt Nam năm 2022, tỷ lệ tụt lợi trung bình của người Việt Nam là 25%, thường gặp sau 40 tuổi, ở lứa tuổi 80 – 90, tỷ lệ tụt lợi lên đến trên 90%. 

Ngoài ảnh hưởng thẩm mỹ, 1 trong những biến chứng thường gặp nhất của tụt lợi là ê buốt răng. Vấn đề là tại sao tụt lợi lại gây ê buốt răng? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Bác sĩ Bùi Nhung – trực thuộc khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn trong bài viết dưới đây. 

Giải phẫu của răng

Như hình ảnh, chúng ta có thể hiểu đơn giản, răng gồm 3 thành phần chính: Lớp ngoài cùng là men răng tương ứng với thân răng và cement là lớp ngoài cùng của chân răng, ngà răng là lớp thứ 2, và tủy răng thành phần trong cùng. 

    • Men răng: Cấu tạo từ các tinh thể phosphat dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác để bảo vệ răng. Thành phần chính của men răng là các muối vô cơ, đến 96% là hydroxyapatite. Đây là tổ chức cứng nhất trong cơ thể con người. Độ dày men răng khác nhau tùy vị trí, có những chỗ dày đến 2,5mm, tạo thành 1 hàng rào bảo vệ vững chắc cho thân răng. 
    • Cement: Là lớp mỏng cấu trúc dạng xương bao bọc quanh chân răng và là nơi bám của dây chằng nha chu. Nó được cấu tạo từ các sợi collagen và khoáng chất như hydroxyapatite, canxi carbonat, canxi photphat. Khác với men răng, cement chân răng không có tính chất cứng chắc như men răng. Nên khi tụt lợi xảy ra, cement chân răng lộ ra ngoài môi trường miệng rất dễ bị mài mòn, bong, vỡ làm lộ ngà răng và gây hiện tượng ê buốt.
    • Ngà răng: Trong ngà răng có các ống ngà, chiếm 20% – 30% khối lượng ngà răng. Dịch tự do chiếm khoảng 22% tổng thể tích ngà. Dòng chất lỏng chảy nhanh trong ống ngà được cho là 1 nguyên nhân ê buốt răng.

Trong ống ngà còn chứa các sợi thần kinh A chủ yếu ở ranh giới ngà tủy ( A-delta, A-beta). Sợi A là những sợi thần kinh có bao myelin, dẫn truyền cảm giác đau nhanh, chói, thoáng qua. Sự ê buốt răng xảy ra khi có kích thích đến các đầu tận cùng thần kinh của sợi A denta hoặc A beta.

    • Tủy răng: Là 1 tổ chức đặc biệt chứa nhiều thần kinh và mạch máu. Sợi C chiếm 70-80%, còn lại là các sợi A (90% A-delta và 10% là A-beta). Khác với sợi A nằm ngoài vi mô tủy, sợi C nằm sâu hơn là sợi thần kinh không có bao myelin, dẫn truyền các cảm giác đau chậm và âm ỉ kéo dài hơn.

Giải thích cho hiện tượng ê buốt khi tụt lợi, có rất nhiều giả thuyết được đưa ra. Trong đó, thuyết Thủy động lực học (hydrodynamic) được đưa ra bởi Brannstrom và Astrom năm 1963 dựa trên giả thuyết của Kramer, 1955 được chấp nhận rộng rãi nhất cho đến nay: Giả thuyết giải thích nguyên nhân gây ra cơn đau do nhạy cảm ngà là do sự di chuyển chất dịch bên trong lòng các ống ngà. Sự dịch chuyển này làm thay đổi áp suất dọc theo ngà răng, làm hoạt hóa các sợi thần kinh tại ống ngà hoặc ranh giới ngà tủy, chủ yếu là các sợi A delta, gây ra cảm giác ê buốt tức thì.

Trong 1 số thí nghiệm trên răng đã nhổ ra ngoài, người ta thấy kích thích nóng, lạnh và các dung dịch có tính thấm gây ra sự chuyển động của dịch ngà. Lộ ngà sẽ gây ê buốt ở bệnh nhân có ống ngà còn mở thông và ngược lại, sẽ không còn ê buốt nếu các ống ngà đã bít kín.

Vậy tại sao tụt lợi lại gây ê buốt răng?

Khi tụt lợi xảy ra, lớp cement chân răng không còn được bảo vệ mà bị lộ ra ngoài môi trường và sẽ bị mài mòn dưới tác động của các hoạt động ăn uống, vệ sinh răng miệng. Khi lớp cement mất đi, lớp ngà răng sẽ bị bộc lộ. Các tác nhân ngoại sinh như nóng, lạnh,… tạo ra dòng chảy trong ống ngà, kích thích các đầu tận cùng thần kinh trong ống ngà và tủy răng, gây ra hiện tượng ê buốt. Triệu chứng ê buốt này diễn ra rất nhanh, và gần như hết ngay sau khi hết kích thích. Thuyết thủy động học này hiện nay là thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất giải thích các cơn đau buốt do lộ ngà chân răng. 

Ê buốt tuy không phải là 1 cơn đau cấp tính, dữ dội nhưng sự khó chịu từ ngày này qua ngày khác mà nó gây ra lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Việc sử dụng sản phẩm chống ê buốt mang lại hiệu quả khá tốt trong các trường hợp này. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết triệt để nguyên nhân “tụt lợi”. Chúng ta hoàn toàn có thể đưa lợi mọc cao trở lại bằng phương pháp “ghép lợi”. 

Ghép lợi là 1 thủ thuật tạo hình, lấy lợi ở 1 vị trí được gọi là vùng cho như là mặt trong khẩu cái hoặc lồi củ hàm trên, sau đó đưa đến ghép và cố định vào vị trí thiếu được gọi là vùng nhận. 

 2 kỹ thuật ghép lợi chính 

+ Thứ nhất là kỹ thuật ghép mô liên kết thường điều trị tụt lợi kết hợp với kỹ thuật kéo lợi về phía thân răng.

Lợi được kéo lên thường mỏng và k đủ lợi sừng hóa. Do vậy, 1 dải mô liên kết lấy từ phía vòm miệng, sau khi xử lý loại bỏ biểu mô và các mô mỡ, mô tuyến sẽ được khâu cố định vào vị trí bị tụt. Bước tiếp theo là giảm căng vạt lợi và kéo lên, che phủ toàn bộ lên bề mặt của miếng mô liên kết này. Khi đó, miếng mô liên kết sẽ đóng vai trò như 1 lớp đệm để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi trở lại sau lành thương. 

ị trí cho mô liên kết sẽ được khâu lại và che phủ bằng 1 miếng collagen để tránh các kích thích trong miệng. Vùng cho sẽ lành hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần.

+ Thứ hai đó là kỹ thuật ghép lợi tự do

 Cũng giống như ghép mô liên kết, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mảnh mô lợi ở vùng vòm miệng, sau đó tiến hành loại bỏ mô mỡ, mô tuyến và khâu cố định vào vùng nhận. Vùng nhận trước đó đã được xử lý loại bỏ biểu mô, bộc lộ mô liên kết tại chỗ. Khâu cố định mảnh lợi vào vùng nhận. Kết quả điều trị cũng giúp tăng bề dày và chiều cao của lợi sừng hóa, đồng thời làm tăng độ sâu ngách hành lang. 

Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ, phương pháp này không mang lại hiệu quả tối ưu, do sự khác biệt về màu sắc của 2 vùng lợi. Lợi ghép sẽ có màu hồng nhạt hơn, giống với màu của vòm miệng ban đầu. Do vậy không nên thực hiện kỹ thuật này ở các vùng yêu cầu thẩm mỹ. 

Ngoài ra, với các trường hợp tụt lợi nhẹ, mô lợi sừng hóa còn đủ chiều cao và bề dày, chúng ta hoàn toàn có thể kéo lợi lên bằng các vạt dịch chuyển vị trí về phía cổ răng và khâu cố định lại.

Như ở case lâm sàng sau đây, chị khách hàng đến với chúng tôi để khám vì thấy răng cửa dưới của mình ngày càng dài ra, tình trạng ê buốt tăng dần khiến chị ăn uống không thoải mái. Xác định nguyên nhân gây ê buốt do tụt lợi vị trí R31, bs đã tiến hành ghép mô liên kết và thực hiện vạt định vị về phía thân răng. Kết quả sau 1 tuần lợi đã phủ cao lên, che kín phần chân răng bị hở. Tình trạng ê buốt cũng hết ngay sau đó.

Case thứ 2 là 1 trường hợp tụt lợi trên 1 nhóm các răng hàm dưới, R42, 43,44. Khách hàng cũng được tiến hành điều trị tụt lợi bằng ghép mô liên kết và dùng vạt bao che phủ lên trên. Sau phẫu thuật 1 tuần ta thấy đường viền lợi mới bắt đầu được hình thành quanh mức ranh giới men cement.

1 tình huống ê buốt răng cũng rất hay gặp đó là tụt lợi kèm theo sâu/mòn cổ răng. Ở case này, bác sĩ tiến hành hàn trước phần cổ răng. Sau đó cũng thực hiện lấy mô liên kết và khâu cố định vạt lợi như các trường hợp tụt lợi khác. Việc giải quyết đồng thời cả 2 nguyên nhân sẽ giúp kết thúc hoàn toàn hiện tượng ê buốt.

Trên đây là 1 vài chia sẻ về vấn đề ê buốt răng và tụt lợi thường gặp cùng 1 vài case lâm sàng để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách xử lý trong từng trường hợp. Hy vọng các thông tin bác sĩ Nhung cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background