Tại sao lại bị tụt lợi? Tụt lợi có tự khỏi không?

Tụt lợi là tình trạng chân răng bị lộ ra ngoài, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kèm theo ê buốt, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy nguyên nhân tụt lợi là do đâu? Tụt lợi có tự khỏi không?

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, đây là tình trạng phần nướu bao quanh chân răng có xu hướng dịch chuyển xuống cuống răng, lợi bị co lên làm cho thân răng bị lộ rõ ra bên ngoài, xuất hiện kẻ hở giữa chân răng, khiến chân răng dài hơn bình thường. Tụt lợi thường xảy ra sẽ kèm với một số triệu chứng như lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, hôi miệng, răng lung lay…

Tại sao lại bị tụt lợi?

– Nguyên nhân do bệnh lý

Khi bạn ăn uống, thức ăn thừa bị nhét vào các kẽ răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới sâu răng, viêm quanh răng, viêm lợi và nguy cơ bị tụt lợi rất cao. 

– Nguyên nhân do sinh lý

+ Tuổi tác cao, hệ miễn dịch bị suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi

+ Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ (dậy thì, mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh) làm cho lợi bị nhạy cảm, vi khuẩn dễ tấn công gây tụt lợi.

– Nguyên nhân khác

Việc sử dụng bàn chải không phù hợp, đánh răng sai cách, chải răng quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn thương cho nướu, dẫn tới tụt lợi.

– Chế độ ăn uống, không đầy đủ chất

Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu Scorbut, và tụt lợi chính là một trong những biến chứng mà căn bệnh này gây ra.

– Thói quen hút thuốc lá, trong thuốc lá có nhiều chất gây hại cho hệ miễn dịch của con người (Nicotine, Acid Cyanhydric, Monoxide Carbon,). Khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, người hút thuốc lá sẽ dễ bị mắc những bệnh lý về răng miệng, tụt lợi cũng là một hệ quả của việc hút thuốc lá.

Những triệu chứng thường gặp khi bị tụt lợi

– Đau nhức, khó chịu vùng lợi, lợi thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

– Phần nướu, lợi xuất hiện các khe hở, không ôm sát vào chân răng hoặc bị sưng đỏ là những triệu chứng thường gặp khi bị tụt lợi.

– Răng và lợi nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh, ê buốt khi ăn những đồ ăn chua cay.

– Hơi thở thường xuyên có mùi khó chịu

Tụt lợi nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng tụt lợi đôi khi không quá nguy hiểm, nhưng tụt lợi có thể để lại một số hậu quả như: 

– Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Tụt lợi khiến chân răng bị lộ ra, răng dài hơn bình thường, kẽ răng thưa ra, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ nụ cười.

– Răng nhạy cảm hơn

Chân răng lộ ra ngoài, dễ bị sâu chân răng, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, khi ăn đồ ăn cay nóng, chua sẽ có cảm giác ê buốt, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu chân răng bị lộ ra ngoài lâu quá dẫn tới hiện tượng mòn chân răng, răng sẽ yếu hơn bình thường, nguy cơ gây mất răng là rất cao.

– Gây ra bệnh lý về răng miệng

Tụt lợi tạo điều kiện cho vụn thức ăn thừa, mảng bám tích tụ ở vùng kẽ răng, gây hôi miệng và mắc phải các bệnh lý về răng miệng, nguy hiểm hơn nữa có thể dẫn tới tình trạng mất răng vĩnh viễn.

Tụt lợi có tự khỏi được không?

Tụt lợi có tự khỏi không là thắc mắc của nhiều người đang gặp tình trạng này. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì tụt lợi không thể tự khỏi được, bởi vì nướu không có khả năng tự bồi đắp lại như ban đầu. 

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp, không quá nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng tụt lợi không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm phía sau.

Khắc phục tụt lợi như thế nào?

– Nếu trường hợp bạn bị tụt lợi nhẹ, không có cảm giác ê buốt hay đau nhức thì bạn chỉ cần chú trọng trong vệ sinh răng miệng, thay đổi cách chải răng, chú ý thao tác nhẹ nhàng và uống thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm theo chỉ định của bác sĩ.

Nên thăm khám định kỳ và lấy vôi răng 4-6 tháng/lần.

 

– Đối với những tình trạng tụt lợi tiến triển ở giai đoạn nghiêm trọng, chân răng bị lộ, phần cổ răng có dấu hiệu bị mài mòn, bạn nên tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị dứt điểm như: kỹ thuật đặt vạt về phía thân răng, ghép lợi và mô liên kết..

Những trường hợp tụt lợi nặng, bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán tình trạng tụt lợi lên phác đồ điều trị cấy mô nướu. Việc phẫu thuật cấy mô nướu giúp hồi phục lại phần lợi đã bị tụt. 

Bên cạnh đó, bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một trong những biện pháp thường được áp dụng khi bị tụt lợi kết hợp có khuyết điểm về mặt thẩm mỹ hay đối với tình trạng răng bị nhiễm màu mà không áp dụng được những phương pháp tẩy trắng răng thông thường. 

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc nguyên nhân gây ra tụt lợi và tụt lợi có tự khỏi được không. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách thăm khám định kỳ thường xuyên. Hy vọng bạn đã nắm rõ những nguyên nhân gây tụt lợi và có những biện pháp để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Nha khoa Thùy Anh để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background