Sâu kẽ răng và phương pháp xử lý nhanh – hiệu quả – tiết kiệm
Sâu kẽ răng là hiện tượng thường gặp, nó xuất hiện từ răng sau cho đến răng trước. Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là sâu kẽ vùng răng trước, vì nó không chỉ liên quan đến chức năng ăn nhai, mà còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Trong bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp hàn đóng sâu kẽ bằng vật liệu composite.
Dấu hiệu nhận biết sâu kẽ
Sâu kẽ là một tình trạng sâu răng thông thường, đó là quá trình tổn thương mô cứng của răng do sự hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn, mảng bám răng và thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Một trong những dấu hiệu của sâu kẽ là có thể thấy hoặc không thấy là các lỗ sâu với kích thước khác nhau giữa kẽ hai răng. Thông thường bạn sẽ thấy đổi màu nâu đen ở vị trí giữa 2 răng này, hoặc kèm cảm giác ê buốt khi ăn nhai, uống nước nóng lạnh. Cùng với đó là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn tích tụ, gây ảnh hưởng đến chất lượng ăn nhai và sự tự tin khi giao tiếp.
Nguyên nhân gây sâu kẽ răng cửa thường gặp
Những nguyên nhân gây sâu kẽ phổ biến có thể kể tới gồm:
– Vệ sinh răng miệng sai cách và ăn các thực phẩm chứa nhiều đường chính là nguyên nhân gây cô đọng mảng bám thức ăn ở những kẽ răng, từ đó sẽ tạo cơ hội cho yếu tố vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng sâu răng nghiêm trọng.
– Tình trạng răng khấp khểnh là nguyên nhân thường gặp gây sâu kẽ các răng trước. Nó khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Với những trường hợp răng sắp xếp quá lộn xộn trên cung hàm, thì bạn cần thực hiện chỉnh nha để giải quyết triệt để tình trạng răng khấp khểnh, cùng các biện pháp khắc phục sâu kẽ răng gồm: dán sứ veneer, bọc răng sứ và trám răng thẩm mỹ.
Trong đó, dán sứ veneer và bọc răng sứ là 2 phương án điều trị được chỉ định cho những trường hợp răng có lỗ sâu lớn. Những chiếc răng sâu sau khi làm sạch hoàn toàn mà phần thân răng còn lại ít, sẽ không đủ vững ổn thì 2 phương án trên là giải pháp tối ưu nhất để khắc phục tình trạng sâu kẽ. Hay những răng có lỗ sâu đã vào tủy, thì bọc răng sau khi chữa tủy là lựa chọn được ưu tiên để đảm bảo tính vững chắc nhất cho răng.
Bọc răng sứ và veneer sẽ đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao, đồng thời giúp bạn ăn nhai thoải mái như răng thật. Tuy nhiên, chi phí để bạn trả cho loại phục hình này cao hơn nhiều lần so với giải pháp trám răng.
Phương pháp trám răng là gì?
Là phương pháp dùng vật liệu nhân tạo để thay thế cho phần mô răng bị khuyết thiếu nhằm khôi phục lại hình dáng, chức năng của những chiếc răng đó. Hàn răng là phương án tối ưu cho những trường hợp răng có lỗ sâu nhỏ, mô răng không bị phá hủy quá nhiều.
Vật liệu thường sử dụng để hàn răng là composite, vì chúng có màu sắc tương đồng với răng thật, lành tính và thân thiện với môi trường trong miệng. Đây cũng có thể là giải pháp thay thế tạm thời nếu bạn chưa đủ chi phí để thực hiện 2 loại phục hình trên.
Với ưu điểm an toàn, tiết kiệm và nhanh chóng, giải pháp hàn răng sẽ đem lại hiệu quả đáng trông thấy cho những chiếc răng bị sâu kẽ. Tại nha khoa Thùy Anh chi phí để thực hiện hàn thẩm mỹ một chiếc răng có giá từ 300-500 nghìn đồng.
Những chiếc răng cửa không chỉ cần đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, mà còn phải đảm bảo độ thẩm mỹ cao. Vì vậy, hàn những chiếc răng cửa sâu kẽ sẽ vừa khắc phục tình trạng bệnh lý, đồng thời giải quyết vấn đề thẩm mỹ cho bạn.
Thời gian hàn những chiếc răng này sẽ phụ thuộc vào từng lỗ sâu, thường trong vòng khoảng 20-45 phút.
Các bước thực hiện hàn răng bị sâu kẽ
Sau khi bác sĩ thăm khám, chụp phim X quang và đưa ra chỉ định phù hợp nhất đối với từng lỗ sâu, bạn sẽ được bác sĩ lên phương án cụ thể cho những chiếc răng sâu kẽ này. Nếu những chiếc răng của bạn có lỗ sâu đã gây viêm tủy, thì bạn cần chữa tủy trước khi thực hiện các phương pháp phục hồi răng. Nếu tình trạng tủy răng khỏe mạnh, bạn sẽ được thực hiện phục hồi răng ngay.
Chi tiết bước trám răng như sau:
– Đầu tiên, các bác sĩ sẽ phải làm sạch lỗ sâu bằng các dụng cụ nha khoa.
– Sau khi mô răng bệnh được loại bỏ, bác sĩ sẽ so màu răng thật của bạn để chọn màu của vật liệu composite phù hợp với màu răng.
– Tiếp theo, bác sĩ cô lập hoàn toàn chiếc răng để đảm bảo một môi trường không bị nhiễm nước bọt, máu. Những lỗ hổng của chiếc răng bây giờ sẽ được thay thế bằng các lớp composite nhằm tạo được hình thể giống như ban đầu.
– Và giai đoạn kết thúc, bác sĩ sẽ điều chỉnh khớp cắn để đem đến cho bạn một chức năng ăn nhai ổn định nhất. Đồng thời, miếng hàn composite cũng được chúng tôi đánh bóng một cách chỉnh chu nhất, đem lại vẻ đẹp tự nhiên bóng mịn như răng thật.
Nhược điểm của phương pháp trám răng bằng composite
Nhược điểm chưa khắc phục được của phương pháp hàn răng bằng composite chính là độ bền và tính thẩm mỹ so với bọc sứ – dán sứ veneer. Một phần tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc răng miệng, nếu bạn hay dùng thực phẩm có màu dễ bám như nước ngọt, thì những miếng hàn này có thể sẽ đổi màu rất nhanh, hoặc vỡ hay bong sút.
Bởi vậy sau khi hàn răng bằng composite bạn nên vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có màu. Sử dụng chỉ nha khoa để phòng ngừa những lỗ sâu kẽ răng trước, đồng thời, không được cắn những thức ăn cứng vào những vị trí răng trước, nhất là các răng đã được hàn.
Hàn sâu kẽ cũng có thể dễ bị tái phát trong khi với dán veneer và bọc sứ nguy cơ này ít hơn nhiều lần.
Trên đây là những tổng hợp hữu ích nhất về chủ đề sâu kẽ răng, khi phát hiện bản thân có những biểu hiện của sâu kẽ, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để có thể điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn sự phát triển của những lỗ sâu và sự lây lan của vi khuẩn gây sâu các răng bên cạnh.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bang-gia-nho-rang-sau-chuan-cho-tung-truong-hop/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Em bị sâu kẽ răng hàm..bây giờ em muốn bọc răng bị sâu. Vậy theo bác sỹ em có nên bọc răng hàm bên cạnh răng bị sâu ko?