Răng hàm bị lung lay phải xử lý như thế nào?

Tình trạng răng hàm bị lung lay không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể nếu không được xử lý kịp thời. Vậy, khi răng hàm bị lung lay phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao răng hàm bị lung lay?
Răng hàm bị lung lay là hiện tượng răng không còn đứng vững chắc trong ổ xương hàm. Răng có thể di chuyển khi tác động lực, gây cảm giác lỏng lẻo và đôi khi kèm theo đau nhức. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng về răng miệng hoặc sức khỏe xương hàm.
Răng hàm không chỉ đóng vai trò trong việc ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cấu trúc khuôn mặt. Nếu không được xử lý đúng cách, răng lung lay có thể dẫn đến mất răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và gây mất cân bằng hàm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng hàm lung lay, bao gồm:
1. Viêm nha chu
Viêm nha chu là một bệnh lý thường gặp, xảy ra khi vi khuẩn tích tụ ở nướu và chân răng, gây viêm nhiễm. Tình trạng này khiến nướu yếu đi, tụt khỏi chân răng, dẫn đến xương ổ răng bị tiêu hủy, làm răng mất đi sự ổn định.

2. Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm là hiện tượng mất dần mô xương xung quanh chân răng, khiến răng không được nâng đỡ vững chắc. Nguyên nhân có thể do viêm nhiễm, mất răng không được phục hình hoặc tuổi tác.
3. Tác động lực mạnh
Các chấn thương như va đập vào miệng, tai nạn, hoặc cắn phải vật cứng có thể làm răng bị tổn thương và trở nên lung lay.
4. Sâu răng nặng
Sâu răng kéo dài không được điều trị kịp thời có thể ăn mòn men răng và lan xuống chân răng, gây viêm tủy hoặc nhiễm trùng xương ổ răng, khiến răng lung lay.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/benh-sau-rang-trieu-chung-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-hieu-qua/
5. Nghiến răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc trong trạng thái căng thẳng gây áp lực lớn lên răng, làm tổn thương men răng, nướu và mô xung quanh.
6. Thay đổi nội tiết tố
Phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc trong giai đoạn mãn kinh dễ gặp tình trạng răng lung lay do sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến nướu và xương hàm.
7. Bệnh loãng xương
Loãng xương làm suy yếu cấu trúc xương trong cơ thể, bao gồm cả xương hàm, khiến răng dễ bị lung lay và gãy rụng.
Dấu hiệu cảnh báo răng hàm lung lay
Bạn cần chú ý các dấu hiệu dưới đây để phát hiện sớm tình trạng răng hàm lung lay:
- Răng cảm giác lỏng lẻo, không còn cố định chắc chắn.
- Đau nhức, khó chịu khi ăn nhai hoặc tác động lực.
- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu.
- Có mủ hoặc dịch viêm ở quanh chân răng.
- Hơi thở có mùi khó chịu, dù vệ sinh răng miệng kỹ.
- Khoảng cách giữa các răng tăng lên, răng có xu hướng xô lệch.
Răng hàm bị lung lay phải làm sao?
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:
1. Điều trị viêm nha chu
- Lấy cao răng: Làm sạch cao răng và vi khuẩn tích tụ quanh chân răng để giảm viêm.
- Ghép nướu: Trong trường hợp nướu bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện ghép nướu để tái tạo mô mềm.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chi-phi-dieu-tri-tut-loi-la-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/
2. Ghép xương hàm
Nếu tiêu xương là nguyên nhân khiến răng lung lay, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật ghép xương để phục hồi xương ổ răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
3. Nẹp cố định răng
Răng lung lay do tác động lực có thể được nẹp cố định để ổn định vị trí và giúp răng phục hồi.
4. Điều chỉnh thói quen nghiến răng

Sử dụng máng chống nghiến hoặc chỉnh khớp cắn giúp giảm áp lực lên răng và ngăn chặn tổn thương.
5. Nhổ răng và phục hình
Trong trường hợp răng không thể bảo tồn, bác sĩ sẽ nhổ răng và đề xuất phương pháp phục hình như làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Cách phòng tránh tình trạng răng hàm bị lung lay
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giảm vi khuẩn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi (sữa, cá, hạnh nhân) và vitamin D (ánh nắng mặt trời, trứng).
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột để ngăn ngừa sâu răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
- Đi khám răng miệng 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề và điều trị kịp thời.
Hạn chế thói quen xấu
Tránh nghiến răng, cắn bút hoặc nhai đá.
Không hút thuốc lá vì chất nicotine làm suy yếu nướu và xương răng.
Tăng cường sức khỏe tổng thể
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho khoang miệng.
- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu, giúp nướu khỏe mạnh hơn.
Tình trạng răng hàm bị lung lay là vấn đề không thể xem nhẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bảo tồn răng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh