Những vấn đề về sức khỏe răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé là yếu tố quan trọng bởi sự hình thành và phát triển của răng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể của trẻ, ảnh hưởng tới hàm răng, nụ cười khi trưởng thành. Việc theo dõi sự thay đổi của răng, chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ sẽ giúp trẻ có một hàm răng chắc khỏe về sau. Chính vì thế bố mẹ cũng nên lưu ý về các bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ để có thể chủ động phòng tránh cũng như phát hiện sớm và kịp thời điều trị cho bé

Những vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ nhỏ

Sâu răng, viêm tuỷ răng

Đây là bệnh lý phổ biến mà trẻ thường gặp phải, bệnh lý này sẽ gây ra sự khó chịu cho trẻ. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ là do trẻ chưa ý thức và biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thêm nữa trẻ nhỏ lại thường có thói quen ăn nhiều đồ ngọt như: bánh kẹo, bim bim… hoặc đồ ăn có chứa axit làm cho men răng suy yếu. 

Khi sâu răng tiến triển nặng hơn sẽ làm tổn thương tới tuỷ răng khiến trẻ bị đau nhức, ê buốt, thậm chí là lên cơn sốt. Viêm tủy răng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy và các mô bao quanh răng. Nếu không điều trị sớm và kịp thời sẽ khiến cho vi khuẩn ăn sâu và tuỷ răng, gây sún răng, mất răng.

Viêm nướu

Bệnh lý này không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng dễ mắc phải. Dấu hiệu để nhận biết bệnh lý đó là bố mẹ có thể quan sát lợi của bé bị sưng đỏ, đau, chảy máu, hôi miệng, thậm chí có hiện tượng sưng tấy quanh răng… Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nướu ở bé có thể do mọc răng, do việc vệ sinh răng miệng kém… dẫn đến cao răng mảng bám tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.

Trong một số trường hợp khác, nếu răng của bé mọc chen chúc khấp khểnh thì việc vệ sinh sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, có đôi khi việc vệ sinh đúng cách, cẩn thận vẫn có thể khiến bé mắc các bệnh về viêm lợi, viêm nha chu.

Răng có sự sai lệch về khớp cắn

Trẻ em thường gặp một số vấn đề sai lệch về khớp cắn phổ biến như: hô, móm, khớp cắn chéo, răng lệch lạc… gây ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai và thẩm mỹ nụ cười. Có rất ít trẻ có hàm răng đẹp hoàn hảo và niềng răng – chỉnh nha ra đời sẽ giúp nắn chỉnh lại khớp cắn, sắp đều lại hàm răng giúp trẻ có được nụ cười đẹp rạng rỡ sau này. 

Vì vậy khi bố mẹ phát hiện ra những sự bất thường trong quá trình mọc răng của trẻ, hay liên hệ ngay với nha sĩ và cho trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Việc chỉnh nha tiền chức năng cho bé sẽ giúp việc nắn chỉnh răng một cách dễ dàng, thuận lợi hơn và hạn chế mức độ sai lệch răng của trẻ. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/tai-sao-nen-nieng-rang-cho-tre-som-co-dau-khong-gia-bao-nhieu-nieng-o-dau/

Tưa lưỡi 

Khi trẻ bị tưa lưỡi thường sẽ có biểu hiện ở niêm mạc miệng, nhất là bền mặt trên của lưỡi thường xuất hiện các mảng giả mạc răng. Những màng giả mạc này sẽ ngày càng lan rộng gây đau đớn, khó chịu và có thể bị chảy máu khi bóc. Nếu để lâu không có biện pháp chữa trị thì có thể gây ra các bệnh về tiêu hoá, thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến ung thư. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị tưa lưỡi là do sự phát triển mạnh mẽ của một loại nấm cơ hội Candida albicans trong cơ thể có sức đề kháng yếu. 

Nấm miệng

Khi trẻ mắc bệnh nấm miệng có thể bé sẽ cảm thấy rát trong miệng hoặc ở trong cổ họng. Khi bị nấm miệng mà không điều trị sớm, nấm mọc dày và có thể lây lan nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi hoặc tiêu chảy ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. 

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ có thể do: hệ thống miễn dịch suy yếu, dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài,viêm đường tiết niệu,… Khi mắc bệnh này lưỡi của trẻ sẽ xuất hiện những mảng màu trắng và trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng có những vết loét đỏ.

Mất răng ở trẻ em

Nhổ răng sữa khá đơn giản và nhẹ nhàng, thường không gây đau đớn đối với nhiều trẻ. Chiếc răng đầu tiên bị mất thường là một trong những chiếc răng cửa giữa, nó sẽ thay lung lay khi trẻ khoảng 6 tuổi và ở khoảng 13 tuổi sẽ sẽ mọc đầy đủ 28 chiếc răng vĩnh viễn. 

Khi ở độ tuổi thay răng, lúc này trẻ vẫn còn khá nhỏ và chưa có ý thức tốt trong việc vệ sinh răng miệng để bảo vệ hàm răng của mình. Vì vậy có rất nhiều trẻ gặp tình trạng răng số 6 bị sâu hỏng không thể giữ lại được nữa gây nhiều hệ quả về sau 

Biện pháp phòng ngừa các vấn đề về răng miệng ở trẻ

– Hạn chế cho trẻ ăn uống các thực phẩm có hàm lượng đường và độ ngọt cao

– Bổ sung các thực phẩm rau xanh, hoa quả và những thực phẩm dễ tiêu hoá. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn. 

– Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn quá lạnh, quá nóng bởi những đồ này có thể làm tổn thương đến vùng niêm mạc của trẻ

– Bố mẹ cũng nên chủ động vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đối với nhưng bé chưa mọc răng hay đang trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ hãy dùng gạc rơ miệng chuyên dụng có tẩm NaCl, NaHCO3 cho bé

– Cho bé thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị dứt điểm những bệnh lý về răng miệng ở trẻ nếu có 

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ có thêm những thông tin hữu ích để hiểu được các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn, bố mẹ có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background