Nguyên nhân gây đau răng phổ biến bạn cần nắm rõ – nha khoa Thùy Anh
Đau răng là một vấn đề cực kỳ khó chịu và cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên một số bạn vẫn còn chủ quan trước tình trạng này, không thăm khám và điều trị kịp thời, để kéo dài lâu ngày dẫn tới mất răng, việc phục hình lại gây tốn kém hơn rất nhiều. Trong bài viết dưới đây nhakhoathuyanh.com sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây đau răng cũng như cách khắc phục, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Top 5 nguyên nhân gây đau răng thường gặp
Sâu răng
Đây là nguyên nhân gây đau răng rất phổ biến, thường xảy ra khi:
– Vệ sinh răng miệng kém.
– Ăn nhiều thực phẩm chứa axit, đường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
– Ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, làm yếu men răng, răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
– Ăn đồ ăn cứng hoặc cắn đồ cứng gây nứt, mẻ răng, hình thành các lỗ hổng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Triệu chứng:
– Răng xuất hiện các lỗ sâu nhỏ hoặc lớn, màu ố vàng, nâu hoặc đen
– Nhức răng, đau nặng hơn khi ăn đồ ngọt, đồ quá nóng, quá lạnh, hoặc thức ăn chèn vào lỗ sâu.
Nổi áp-xe răng
Áp-xe gồm 2 loại: áp-xe quanh chóp răng và áp-xe nha chu (túi nha chu hay túi mủ). Nguyên nhân:
– Biến chứng từ tình trạng nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám trên răng gây ra mủ.
– Cắn hoặc ăn đồ ăn cứng gây nứt, mẻ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tuỷ răng, gây nhiễm trùng, hình thành khối áp-xe.
– Vị trí răng bị sâu, lâu ngày không được điều trị gây viêm tủy răng và gây tình trạng nổi áp-xe.
Triệu chứng:
– Đau nhức răng do vùng áp-xe tạo áp lực chèn ép lên các dây thần kinh, nướu, chân răng và tuỷ răng. Cơn đau tăng khi thực hiện hoạt động nhai, cắn.
– Ê răng khi thời tiết nóng hoặc lạnh.
– Miệng có vị đắng, hơi thở có mùi hôi.
– Vùng bị áp-xe và các vị trí xung quanh sưng đỏ, nhức, đôi khi sẽ bị chảy mủ trắng hoặc vàng.
– Một số trường hợp có thể bị sốt, người nóng, mệt mỏi, sưng hạch cổ.
Mọc răng
Mọc răng cũng gây nên những cơn đau nhức răng, đặc biệt là quá trình mọc răng khôn:
– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt do bị lợi và xương che mất.
– Răng khôn mọc đâm sang răng số 7, gây đau nhức răng và nướu.
Triệu chứng:
– Đau nhức ở vị trí mọc răng và các răng xung quanh. Cơn đau âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, đau nhiều hơn khi răng phát triển, thời gian mọc răng có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
– Nướu răng sưng đỏ, ê buốt.
– Sốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đôi khi mất ngủ vì đau răng.
– Lâu ngày không điều trị tình trạng mọc sai vị trí của răng, có thể sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cận, đâm vào nướu làm nhiễm trùng nướu, thậm chí có thể đâm vào má.
Các bệnh về nướu
Các bệnh về nướu gồm có: nhiễm trùng nướu, viêm nướu, viêm nha chu… Tình trạng này cần được điều trị sớm nhất có thể để tránh gây hỏng răng.
Bệnh về nướu thường hình thành do sự kích ứng do độc tố tiết ra từ vi khuẩn có hại trú trong các mảng bám ở răng. Một số trường hợp khác, sự thay đổi hormone (ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai), tác dụng phụ của thuốc tây… cũng gây kích ứng nướu.
Triệu chứng:
– Đau nhức răng
– Nướu đau âm ỉ, dễ tổn thương và chảy máu, ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai.
– Tụt nướu, phần chân răng hiện ra nhiều hơn, lâu ngày xuất hiện các túi mủ quanh nướu.
– Nướu sưng, đỏ, không chắc chắn, không ôm sát chân răng.
Bệnh viêm khớp thái dương hàm
Khớp thái dương là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có chức năng hỗ trợ các hoạt động nhai, nói, nuốt… Nguyên nhân gây đau răng do viêm khớp thái dương hàm gồm:
– Thói quen nhai một bên hàm lâu ngày gây ra hội chứng loạn năng khớp thái dương.
Thoái hoá sụn trên khớp thái dương
– Mòn đĩa đệm
– Chấn thương do tai nạn
– Co thắt cơ quanh khớp
Triệu chứng:
– Đau nhức răng
– Vận động của răng, hàm như nhai, cắn, nói, há miệng… bị hạn chế
– Khi há miệng có tiếng lạo xạo ở vùng khớp thái dương hàm. Tình trạng này kéo dài gây giãn khớp thái dương hàm, dễ chuyển sang trật khớp.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-thi-uong-thuoc-gi-nha-khoa-thuy-anh/
Phương án điều trị hiệu quả là gì?
Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám và hỏi về tiền sử răng miệng của bạn như cơn đau bắt đầu, mức độ nghiêm trọng, vị trí, điều gì làm nặng thêm và điều gì làm dịu cơn đau… để đưa ra chẩn đoán.
Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, răng, lợi, hàm, lưỡi, họng, xoang, tai, mũi và cổ. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cũng như các xét nghiệm khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau răng.
Dựa trên nguyên nhân gây đau răng, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất, cụ thể:
+ Nếu là do sự xuất hiện lỗ sâu, nha sĩ có thể sẽ trám vào lỗ sâu hoặc nhổ răng.
+ Nếu cơn đau răng là do bệnh nhiễm trùng từ dây thần kinh của răng thì cần hút tủy răng. Bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng kháng sinh nếu bạn bị sốt hoặc sưng quai hàm.
+ Nếu nguyên nhân là do trám lỏng lẻo hoặc bị hỏng, bác sĩ sẽ loại bỏ mẫu trám và trám lại chỗ đó.
+ Nếu bạn bị đau và có viêm kèm theo, nha sĩ có thể khuyên sử dụng liệu pháp ánh sáng laser lạnh, thường sẽ kết hợp với một phương pháp khác nữa. Thuốc giảm đau không kê toa hoặc thuốc chống viêm không steroid cũng có thể được sử dụng.
+ Trong trường hợp bạn bị viêm khớp thái dương hàm phương án điều trị sẽ là sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hay gắn máng nhai để điều trị theo hướng bảo tồn.
Hiểu rõ nguyên nhân gây đau răng chính là phương án giúp bạn phòng ngừa và trị bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề điều trị đều cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhé. Hãy chủ động đến địa chỉ nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời khi nhận thấy những biểu hiện đau răng bất thường.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh