Nâng khớp trong chỉnh nha và các vấn đề thường gặp khi nâng khớp

Nâng khớp (Bite turbo) là 1 kỹ thuật quan trọng trong chỉnh nha, tuy nhiên nhiều người chưa hiểu vì sao nha sĩ lại gắn nâng khớp lên răng và khi nào thì cần nâng khớp, nâng trong bao lâu thì được tháo? Điều này sẽ được bác sỹ Diệu – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng nha khoa Thùy Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Chức năng chủ yếu của việc nâng khớp là tạo ra khoảng hở giữa 2 hàm khi niềng răng nhằm giúp điều chỉnh khớp cắn và giúp giảm lực tác động không mong muốn, bảo vệ răng và mô nha chu trong quá trình chỉnh nha.

Trường hợp nào cần nâng khớp trong chỉnh nha?

Không phải trường hợp nào cũng cần phải nâng khớp, kỹ thuật này thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

    • Khớp cắn sâu: Hầu hết trường hợp này đều có chỉ định nâng khớp bởi sau khi gắn mắc cài với ca cắn sâu sẽ có sự va chạm giữa răng và mắc cài khi cắn làm cho mắc cài dễ bị bung. 
    • Khớp cắn ngược/cắn chéo: Việc nâng khớp giúp tạo ra khoảng không gian thuận lợi hỗ trợ điều chỉnh những răng cắn chéo di chuyển về đúng vị trí.
    • Mất răng hàm/mòn răng: Việc nâng khớp giúp tạo ra khoảng trống để tái tạo lại kích thước dọc khớp cắn
    • Ngoài ra, nâng khớp còn được chỉ định trong trường hợp có rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) giúp giảm áp lực lên khớp và giúp cân bằng lực nhai

Nhiều người lo ngại không biết nâng khớp có phải gắn vĩnh viễn trên răng không? Thực tế đây chỉ là một khí cụ được áp dụng để hỗ trợ tạm thời, sau khi khớp cắn của bạn được cải thiện và không cần sử dụng nâng khớp nữa thì bác sĩ sẽ tháo bỏ. Việc nâng khớp sẽ kéo dài trong vòng một vài tháng hoặc lâu hơn tùy vào chỉ định của từng bác sĩ và trong từng trường hợp khác nhau.

Các dạng nâng khớp thường gặp khi niềng răng

1. Máng nâng khớp tháo lắp

2. Nâng khớp bằng vật liệu hàn răng

3. Nâng khớp bằng khí cụ gắn cố định

Các vị trí nâng khớp và chỉ định từng trường  hợp

1. Nâng khớp ở phía trước

    • Nâng khớp thường được gắn ở răng cửa trên hoặc răng cửa dưới
    • Nâng khớp ở răng cửa hàm trên thường được gắn ở các trường hợp răng hô hoặc có cắn sâu
    • Nâng khớp ở răng cửa dưới thường gắn trong trường hợp có cắn ngược răng cửa, tạo khoảng trống để kéo hàm dưới ra sau.

2. Nâng khớp ở phía sau

Được đặt ở vị trí răng hàm, có thể nâng khớp ở 1 bên hoặc cả 2 bên

    • Nâng khớp 1 bên thường dùng trong trường hợp có cắn chéo hoặc cần dựng trục răng hàm đổ lưỡi
    • Nâng khớp 2 bên thường áp dụng ở nhiều trường hợp như cắn sâu, cắn chạm mắc cài sau gắn, cắn chéo, răng khấp khểnh… giúp tránh những cản trở trong quá trình di chuyển răng.

Cảm giác gặp phải khi nâng khớp 

Khi gắn một vật lạ nào trên miệng đều sẽ gây ra một số khó chịu nhất định, và dưới đây là một số ảnh hưởng mà nâng khớp có thể mang lại sau khi gắn và một số cách để thích nghi mà nha sĩ có thể khuyên bạn trong thời gian phải nâng khớp:

1. Cảm giác cộm, lạ miệng

Đây là cảm giác đầu tiên mà bạn có thể cảm nhận sau khi nâng khớp. Sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để thích nghi. Trong thời gian này, nên nhai chậm và tránh dùng lực quá mạnh. Nếu sau vài tuần vẫn cảm thấy quá cộm hoặc khó chịu nhiều, bác sĩ có thể điều chỉnh lại độ cao nâng khớp.

2. Đau cơ hoặc mỏi hàm

Việc thay đổi chiều cao khớp cắn buộc các cơ nhai phải thích nghi, dễ gây mỏi cơ hoặc đau hàm, đặc biệt khi ăn nhai. Một số bệnh nhân có thể bị căng cơ do thay đổi tư thế nhai đột ngột.

Khi gặp phải vấn đề này nên ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu để giảm áp lực lên cơ hàm, kết hợp Massage nhẹ nhàng vùng cơ hàm hoặc chườm ấm để giảm đau. Nếu tình trạng đau kéo dài hơn 2-3 tuần, cần báo lại với bác sĩ để kiểm tra.

3. Khó khăn khi nhai, ăn uống

Khi gắn nâng khớp, bệnh nhân có thể cảm thấy không quen khi cắn thức ăn, đặc biệt là khi nâng khớp làm thay đổi điểm tiếp xúc giữa các răng. Một số trường hợp, chỉ một số răng chạm nhau, khiến việc nhai trở nên khó khăn hơn.

Thời gian này nên chọn thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, sữa chua, trái cây mềm trong giai đoạn đầu; Tránh nhai thức ăn quá cứng hoặc dính để hạn chế sự khó chịu. Dần dần tập làm quen với cách nhai mới, cơ hàm sẽ thích ứng theo thời gian.

4. Phát âm bị ảnh hưởng

Nâng khớp có thể làm thay đổi vị trí lưỡi khi phát âm, gây khó khăn trong việc nói chuyện. Thường gặp trong trường hợp nâng khớp vùng răng cửa hoặc răng hàm nhỏ.

Vấn đề này sẽ không kéo dài lâu, việc luyện tập nói chậm và rõ ràng trong vài ngày đầu lưỡi sẽ làm quen với vị trí mới và việc phát âm sẽ được cải thiện, không ảnh hưởng nhiều đến việc giao tiếp hàng ngày

5. Ê buốt răng

Khi răng bị nâng khớp, áp lực cắn sẽ thay đổi, có thể gây ê buốt, đặc biệt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Một số trường hợp có thể bị kích ứng nhẹ do vật liệu nâng khớp tiếp xúc với răng.

Dưới đây là một số cách khắc phục:

    • Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để giảm ê buốt.
    • Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong những ngày đầu.
    • Nếu ê buốt kéo dài, bác sĩ có thể điều chỉnh lại độ cao hoặc vật liệu nâng khớp.

6. Rơi hoặc bong tróc nâng khớp

Vật liệu nâng khớp có thể bị bong nếu bệnh nhân cắn mạnh, ăn thực phẩm quá cứng hoặc nhai kẹo cao su. Cũng có một số trường hợp, nước bọt và áp lực nhai làm giảm độ bám của vật liệu nâng khớp.

Nên tránh nhai thức ăn cứng hoặc dùng răng để cắn vật cứng. Nếu nâng khớp bị bong, cần đến bác sĩ để gắn lại, không tự ý sửa chữa tại nhà.

Tóm lại, việc nâng khớp trong chỉnh nha là một giải pháp quan trọng giúp điều chỉnh khớp cắn, bảo vệ răng và mô nha chu, đồng thời hỗ trợ sự di chuyển của răng trong quá trình điều trị. Dù nâng khớp có mang lại một vài khó chịu nhỏ trong quá trình niềng nhưng nó chỉ được sử dụng trong một thời gian và sẽ được tháo bỏ khi răng cũng như khớp cắn đã được đưa về vị trí mong muốn, việc kiên trì 1 – 2 tuần thích nghi sẽ giúp bạn làm quen dần khi có nâng khớp trên răng.

    Đăng kí tư vấn miễn phí




    Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

      Đăng kí tư vấn miễn phí




      Bác sĩ sẽ liên hệ ngay tới bạn

      NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

      ‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

      Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

      Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

      Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Bài viết cùng chuyên mục
      phone
      phone no background