Lấy cao răng bị tụt lợi | Nha Khoa Thuỳ Anh
Cao răng (vôi răng) là lớp bám cứng đầu tồn tại giữa các kẽ răng và chân nướu. Lấy cao răng là biện pháp làm sạch răng thông thường với quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết lấy cao răng có bị tụt lợi không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không? Bài viết này sẽ cho bạn có được cái nhìn tổng quát và câu trả lời: “Lấy cao răng bị tụt lợi?”
Tại sao phải lấy cao răng?
Cao răng, mảng bám lâu ngày không được xử lý sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như viêm lợi, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi. Tiến triển nặng hơn của viêm lợi là viêm nha chu dẫn đến tiêu xương tụt lợi, răng bị ê buốt, đau nhức khi ăn nhai, nặng hơn viêm nha chu sẽ phá huỷ mô liên kết khiến răng bị lung lay và mất răng.
Lấy cao răng là phương pháp loại bỏ những mảng bám, cặn vụn bị vôi hoá bởi vi khuẩn bằng cách sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng. Việc này giúp ngăn chặn tình trạng hình thành vôi răng và các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Thông thường bạn nên lấy răng khoảng 6 tháng/lần đối với các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt và cao răng tít. Khoảng ¾ tháng lần nếu như bạn thường xuyên sử dụng cafe, thuốc lá, rượu bia và những trường hợp vệ sinh răng miệng kém, men răng sần sùi dễ tích tụ mảng bám.
Lấy cao răng bị tụt lợi?
Sau khi lấy cao răng, nhiều người thường có cảm giác phần lợi bị tụt. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết lấy cao răng bị tụt lợi là hoàn toàn sai vì trên thực tế dụng cụ lấy cao răng chỉ có tác động làm bong các mảng bám ở chân răng, kẽ răng, nướu và không ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh răng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt lợi như cao răng mảng bám quá nhiều mà lâu ngày không được làm sạch, mảng bám tích tụ và lấn sâu xuống nướu làm đẩy lùi lợi xuống dưới gây ra tình trạng tụt lợi. Đến khi cạo bỏ vôi răng, phần mảng bám bị loại bỏ sẽ khiến làm lộ chân răng. Chính vì thế mà nhiều người lầm tưởng lấy cao răng bị tụt lợi.
Cách xử lý khi bị tụt lợi
Tùy vào mức độ tụt lợi mà có thể xử lý theo những cách sau đây:
– Trường hợp tụt lợi nhẹ, bạn cần loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng và chân răng. Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì bạn nên sử dụng thêm các loại kem chải răng có chứa thành phần chống ê buốt hoặc ngậm gel flour dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
– Trường hợp tụt lợi nặng sẽ không thể áp dụng các biện pháp thông thường để khắc phục mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải quyết triệt để tình trạng này.
+ Kỹ thuật đặt vạt về phía thân răng: Được chỉ định cho trường hợp tụt lợi nhẹ. Kỹ thuật tạo vạt di chuyển sang bên áp dụng khi tình trạng tụt lợi xảy ra đơn lẻ ở một vài răng và vùng lợi kế bên đủ độ dày để phẫu thuật.
+ Ghép lợi và mô liên kết: Khi tình trạng tụt lợi xảy ra nặng, mô lợi thiếu hụt nhiều không đủ để che phủ bề mặt răng thì ghép mô liên kết sẽ được chỉ định. Thông thường mảnh ghép lấy tại vùng khẩu cái sau đó cấy ghép tại vùng thiếu hổng tổ chức mô. Đây là phương pháp thường được áp dụng nhiều và đem lại hiệu quả nhiều nhất.
Kết luận: Như đã phân tích ở trên, việc lấy cao răng bị tụt lợi là hoàn toàn sai sự thật và không có căn cứ khoa học. Bạn không nên lo lắng quá, thay vào đó hãy chú ý đến sức khỏe răng miệng và nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt hơn, thậm chí việc này còn giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi xảy ra.
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm… Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanhNHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM