Fluoride: Vai trò trong ngừa sâu răng và những câu hỏi thường gặp

Sâu răng là căn bệnh răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn trên toàn thế giới? Và Fluoride là một trong những phương pháp tốt nhất và an toàn nhất mà chúng ta có thể ngăn ngừa sâu răng, giúp tăng cường men răng. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của Fluoride trong bài viết dưới đây. 

Vai trò của Fluoride trong việc ngăn ngừa sâu răng

Fluor là vi chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà và men răng. Fluor còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và có ảnh hưởng đến sự điều hòa chuyển hóa canxi photpho. Trong cơ thể lượng fluor tập trung cao nhất ở xương và răng. Quá trình tích chứa fluor ở răng xảy ra lúc còn bé, trong thời kỳ hình thành và phát triển răng vĩnh viễn.

Tại sao trẻ cần fluor?

Fluor có vai trò chống sâu răng nhờ những lợi ích như: 

– Tham gia vào quá trình tạo ngà và men răng, giúp răng cứng hơn do có ái tính với canxi.

– Giảm khả năng tạo acid trong miệng do các vi khuẩn lên men đường và tinh bột gây bào mòn men răng.

– Thay thế các khoáng chất trong men răng làm tái khoáng hóa men răng trong giai đoạn sớm của sâu răng. Thức ăn nhiều acid, như là salad, nước trái cây và cà chua, hàng ngày có thể làm hòa tan khoáng chất trong men răng. 

Như vậy, Fluoride giúp cho quá trình tái khoáng hóa men răng , ngăn ngừa sâu răng và sự tiến triển sâu răng. Do đó Fluor được bổ sung vào nguồn nước trên nhiều quốc gia và vùng miền để giúp phòng ngừa men răng cho cộng đồng.

Nước fluor có an toàn không?

Các hiệp hội nha khoa khuyến cáo rằng việc dùng nước chứa fluor với nồng độ 0.7 mg/L là an toàn và giúp giảm sâu răng. Ở những vùng sử dụng nước máy thêm fluor, được chứng minh là giảm tỉ lệ sâu răng 25%. 

Làm sao biết nguồn nước bạn đang dùng có fluor với nồng độ thích hợp hay không? 

Nếu bạn sử dụng nước giếng, thì chỉ có cách là đem mẫu nước đi xét nghiệm. Nếu gia đình bạn sử dụng nước đóng chai để sinh hoạt, hãy xem bảng thành phần trên vỏ chai. Đa phần các nước đóng chai không chứa đủ lượng fluor cần thiết. Nếu bạn đang sử dụng nước máy, hãy hỏi công ty cấp nước của bạn có fluor trong đó không và nồng độ là bao nhiêu?

Nếu gia đình bạn sử dụng thêm các hệ thống lọc nước tại nhà, hãy hỏi NSX để biết rõ hàm lượng Fluor còn lại sau khi lọc nước qua hệ thống. Một số hệ thống có thể loại bỏ hết Fluor khỏi nước máy.

Phải làm gì khi nước không chứa nồng độ Fluor không thích hợp?

Hãy tham khảo ý kiến  bác sĩ nha khoa xem con bạn có nguy cơ sâu răng hay không? Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn mua nước có fluor hoặc kê đơn thuốc F dạng nhỏ giọt hoặc dạng viên cho con bạn.

Có nên bôi Vecni Fluor cho trẻ không?

Vecni fluor dùng để ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình sâu răng. Bác sĩ sẽ thoa vecni lên răng của con bạn từ khi mọc chiếc răng đầu tiên, thường lúc 6 tháng tuổi. Vecni bôi lên răng và cứng lại nhanh chóng (3 – 5 phút), sau đó chải sạch sau 4 – 12h. Khuyến cáo răng trẻ em nên bôi vecni fluor 2 – 4 lần mỗi năm( 3 – 6 tháng/lần) cho đến khi trẻ được 5 tuổi.

Nhiễm độc Fluor là gì?

Nhiễm độc Fluor gồm có 3 mức độ: 

+ Mức độ nhẹ: Biểu hiện bằng những đường nứt nhỏ màu trắng chạy ngang qua răng. Nhiễm fluor nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của răng.

+ Mức độ trung bình: Xuất hiện những mảng màu trắng trên răng. 

+ Mức độ nặng: Xuất hiện những mảng màu nâu trên răng, lúc này men răng bị hư hại đi nhiều nên sẽ dễ bị mẻ và gãy.

Tình trạng có thể là do sử dụng thuốc bổ sung Fluor trong các cộng đồng có nước đã bổ sung Fluor rồi và hoàn toàn có thể phòng được. Do đó muốn sử dụng thêm các loại thuốc này hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. 

Hoặc trẻ nhỏ nuốt nhiều kem đánh răng có chất F, để tránh chuyện này xảy ra, hãy dùng lượng kem phù hợp: lượng kem đánh răng cho  trẻ em dưới 3 tuổi bằng hạt gạo, trẻ từ 3 tuổi trở lên bằng hạt đậu; hoặc nguồn nước của bạn chứa nồng độ F quá cao > 1.5 mg/L.

Trong thực tế hiện tại nhiều bệnh viện kê đơn thuốc cho mẹ và trẻ sơ sinh đã có bổ sung Fluor dạng viên nén, tuy nhiên sau đó lại tiếp tục dùng fluor có trong nước uống hay các thực phẩm chức năng khác, điều này phản tác dụng và gây hiện tượng nhiễm màu răng do thừa fluor sau này. 

Bạn có cần Fluoride không?

Nếu chỉ chải răng thôi thì không thể ngăn ngừa sâu răng được. Răng của bạn cần được bổ sung Fluoride, theo lời khuyên từ các cố vấn của hiệp hội nha khoa Anh và chuyên gia Birmingham, Damien Walmsley. Các nhà nghiên cứu đánh giá các phân tích cho thấy không có  sự giảm xuống của lỗ sâu nếu chỉ chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa. 

Trẻ em và người lớn nên chải răng hai lần mỗi ngày trong vòng 2 phút là tối thiểu. Bạn có thể chống lại sự tấn công của acid lên răng bằng thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày có sử dụng fluoride.

Những đối tượng cần bổ sung Fluoride

+ Người đang sử dụng các loại thuốc: Có nhiều loại thuốc làm giảm sự tiết nước bọt như thuốc tăng huyết áp, thuốc chống dị ứng, v.v… dẫn đến khô miệng, giảm tiết nước bọt làm tăng nguy cơ sâu răng do thiếu đi các thành phần miễn dịch và các khoáng chất có trong nước bọt.

+ Tụt lợi: Thường gặp ở người lớn làm lộ một phần chân răng, những vùng  này xốp hơn men răng và dễ bị sâu răng tấn công.

+ Người mang răng giả : Người trưởng thành thường phục hình răng bằng cầu, mão răng hay hàm giả tháo lắp có nguy cơ sâu răng cao hơn bình thường.

+ Đối tượng đang chỉnh nha: Đeo mắc cài và các khí cụ trong miệng làm cản trở việc vệ sinh răng miệng nên có nguy cơ cao bị sâu răng.

+ Răng nhạy cảm: Chế độ ăn các thực phẩm giàu acid, dùng các sản phẩm làm trắng răng và tình trạng tụt lợi cũng khiến cho răng bị nhạy cảm. Fluoride có thể giúp cho tái khoáng men răng và giảm nhạy cảm răng.

+ Điều trị xạ trị: Những bệnh nhân trải qua điều trị ung thư bằng xạ trị thì có thể được hưởng lợi từ việc thoa fluor tại chỗ. Tia xạ làm hủy hoại tuyến nước bọt, do đó làm giảm tiết nước bọt. Nước bọt của bạn hoạt động như một chất đệm giữa thức ăn và răng, hơn nữa khi giảm tiết nước bọt thì dễ có nguy cơ sâu răng hơn.

+ Trẻ em cũng cần được bổ sung fluor để tăng cường men răng và giúp ngăn ngừa sâu răng. Đó là lý do tại sao nha sĩ thường trực tiếp bôi fluor lên răng của trẻ em sau mỗi lần vệ sinh răng định kỳ.

Fluor thường có ở đâu?

Trong kem đánh răng và nước súc miệng

+ Kem đánh răng chứa Fluor: Fluor đưa vào kem đánh răng từ năm 1960, nó giúp ngăn chặn sâu răng bởi những đặc tính như: tăng tái khoáng hóa men răng, ngăn cản sự tạo acid của vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó giúp tăng sự đề kháng với sâu răng. Vậy sử dụng loại kem này là thiết thực mỗi ngày và cần thiết cho mọi người. 

Lưu ý: Trẻ dưới 3 tuổi cần có người lớn chải răng cho bé. Chỉ thoa một lớp mỏng kem đánh răng có chứa Flour lên bàn chải của chúng. Kem đánh răng nên phủ ít hơn một nửa lông bàn chải hoặc không lớn hơn một hạt gạo. Điều này sẽ giúp  trải đều F lên răng và con bạn không nuốt quá nhiều, vì trẻ thực sự chưa thể nhổ. 

Trẻ từ 3 – 6 tuổi thì chỉ nên dùng kem đánh răng có chứa fluor có kích thước bằng hạt đậu. Bạn nên quan sát trẻ để đảm bảo trẻ nhổ kem đánh răng ra trong khi đánh răng.

+ Nước súc miệng chứa florua có thể giúp chống sâu răng, tuy nhiên trẻ từ 6 tuổi trở xuống không nên sử dụng nước súc miệng này trừ khi được nha sĩ khuyên dùng. 

Bổ sung fluor trong chế độ ăn uống.

+ Ở dạng thực phẩm, Fluor có trong cá biển, trà, rau, ngũ cốc (đậu, bắp…)

Những tác dụng phụ tiềm ẩn của fluoride?

F là một hợp chất tự nhiên nhưng nó vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ khi tiêu thụ quá liều. Một số tác dụng phụ của quá liều Fluor:

+ Răng nhiễm màu fluor

Xảy ra khi bạn dùng F quá nhiều trong khi răng của bạn vẫn đang hình thành và chưa mọc. Kết quả tạo ra những đốm trắng trên bề mặt men răng.

Tình trạng này có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ dưới 8 tuổi đang mọc răng vĩnh viễn. Trẻ em hay nuốt kem đánh răng mà trong đó lượng F nhiều hơn đáng kể so với nguồn nước. Nó chủ yếu là vấn đề thẩm mỹ không có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm Fluor, hãy dạy con bạn khạc nhổ, không nuốt kem đánh răng hoặc nước súc miệng sau khi sử dụng. Hãy nói chuyện với nha sĩ của bạn để biết sản phẩm nha khoa nào là phù hợp với con bạn. 

+ Xương bị nhiễm fluor

Tương tự như răng bị nhiễm F, nhưng ảnh hưởng tới xương thay vì răng. Các triệu chứng giai đoạn sớm bao gồm đau khớp và cứng khớp. Qua thời gian, nó làm thay đổi cấu trúc xương và canxi hóa các dây chằng.

Tóm lại, như bất cứ chất dinh dưỡng nào, F được bổ sung hàng ngày với liều lượng vừa đủ là tốt nhất. Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, giúp trẻ thực hiện các biện pháp vệ sinh nói chung, trong đó có vệ sinh răng miệng như biết chải răng với kem đánh răng đúng cách, đúng lúc.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/5-tieu-chi-can-nam-ro-khi-tim-hieu-lam-rang-o-dau-tot-nhat/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background