Cắm chốt răng: Giải pháp ưu việt giúp tăng tuổi thọ răng thật bị sâu vỡ

Răng của chúng ta tuy rất cứng nhưng vẫn sẽ bị tổn thương và mất chất từ nhẹ tới nặng, có thể dẫn tới bệnh lý tủy. Khi đó bác sĩ nha khoa sẽ phải lấy tủy trước khi phục hồi chiếc răng đó cho bạn. Thời gian gần đây, số lượng điều trị tủy tăng cao và cho kết quả tốt, chủ yếu là nhờ sự áp dụng các phương pháp khử trùng hiệu quả, các loại vật liệu có tính tương hợp sinh học với khả năng bịt kín xuất sắc.

Sau bước lấy tủy, đóng chốt răng là giai đoạn quan trọng, nhất là các răng cửa, răng hàm nhỏ và những răng vỡ lớn. Chốt giúp răng khỏe hơn và phục hồi sau này bền vững hơn không bị rớt ra ngoài. Như vậy các bạn có thể hình dung sơ qua, chốt chỉ áp dụng cho những răng đã điều trị tủy và điều trị tủy tốt. Còn răng chưa lấy tủy thì không thể chỉ định vì bản chất của chốt là cắm vào ống tủy. Mời các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp cắm chốt răng trong bài viết dưới đây. 

Thông tin bài viết được cung cấp bởi bác sĩ Hoàng Minh Huy – đến từ khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng tại nha khoa Thùy Anh.

Phương pháp tái tạo răng có chốt là như thế nào?

Cắm chốt răng (Tái tạo răng có chốt) là phương pháp nha sĩ thực hiện đưa một chốt hình trụ dài vào ống tủy chân răng giúp neo cùi răng. Phần cùi răng này và mô chân răng sẽ liên kết với nhau thông qua chốt giúp lực nhai truyền tải xuống chân răng hiệu quả nhất mà không nứt gãy chân răng, nhờ đó bạn có thể sử dụng chiếc răng một cách thoải mái an toàn. 

Sau khi đặt chốt, nha sĩ sẽ trám tái tạo thân răng thành cùi giả để bọc sứ cho bạn. Việc trám tái tạo có thể được thực hiện bởi các vật liệu như nhựa Composite hay ionomer thủy tinh…

Quy trình cắm chốt sẽ gồm 2 lần hẹn

Lần hẹn thứ nhất: Nha sĩ sẽ khoan rộng ống tủy, lựa chọn chốt phù hợp với chiều dài và đường kính của ống tủy đã khoan rồi thực hiện gắn bằng cement đặc hiệu. Sau đó nha sĩ trám tái tạo cùi răng bên trên với vật liệu trám vĩnh viễn sau đó thực hiện việc lấy khuôn răng. 

Lần hẹn thứ 2: Sau khoảng 2 – 4 ngày khuôn răng được gửi đi chế tác tại labo, bạn sẽ có chiếc răng vĩnh viễn để gắn. Quá trình này đòi hỏi tính cẩn thận rất cao nhằm đảm bảo chính xác, vì mọi sửa chữa sau đó đều rất khó khăn.

Đối với những ca phải đóng chốt tăng sức bền cho răng sau khi điều trị nội nha các bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh luôn chú trọng khâu đánh giá điều trị trước khi thực hiện phục hình răng. Kết quả sau khi đóng chốt phải đảm bảo:

– Kích thước chốt thích hợp với hình dạng ống tủy chân răng.

– Chốt phải vừa vặn và lớp trám bít phải kín.

– Nội nha không còn viêm nhiễm.

– Mô nha chu khỏe mạnh.

Tại sao cần đặt chốt răng sau điều trị tủy?

Quá trình điều trị tủy sẽ loại bỏ một phần mô cứng men ngà. Bản thân răng đã bị mất tổ chức cứng do quá trình bệnh lý thì sau khi điều trị tủy còn bị khoét rộng thêm. Răng sau điều trị tủy cũng có sự thay đổi về đặc tính hóa học ở ngà răng do mất chất ẩm trong quá trình thao tác. 

Mặt khác, tủy răng có chứa thần kinh, do mất mô tủy nên răng chữa tủy sẽ mất đi cơ quan nhận cảm áp lực, dẫn đến việc chịu lực quá mức mà không thể cảm nhận gây gãy vỡ.

Do đó mà răng đã điều trị tủy sẽ yếu hơn và có tiên lượng tồn tại kém hơn răng bình thường. Việc đặt chốt vào bên trong chân răng giúp sự phân bố lực nhai không bị dồn vào chân răng, như vậy vừa giúp cho cùi răng tái tạo được gắn chặt vào mô răng thật còn lại vừa giúp cho chiếc răng sứ của bạn rất khó bị bong sút.

Các loại chốt trong nha khoa

Trước đây chốt mà nha sĩ dùng được làm bằng kim loại (thép không gỉ, titan, kim loại đúc). Nhưng hiện nay có nhiều loại vật liệu để lựa chọn, như chốt zirconia hoặc chốt sợi carbon, chốt sợi thủy tinh… Mỗi loại sẽ có các ưu nhược điểm khác nhau ảnh hưởng tới độ cứng, độ bền, và tính thẩm mỹ lên răng khác nhau. 

+ Chốt kim loại: Thiết kế của nó sẽ có ren, do đó giúp hỗ trợ lưu giữ tốt trong ống tủy bằng liên kết cơ học nên khó bong sút. Tuy nhiên nhược điểm của loại này bao gồm tối màu, bám dính kém, thẩm mỹ cũng kém, nhất là hay gây nứt chân răng ở vùng chóp. 

+ Chốt sợi: Có tính thẩm mỹ cao, độ đàn hồi tương ứng với ngà răng nên hấp thụ lực tốt hơn, ít truyền lực vào chân răng hơn do đó khó bị nứt tét chân răng vùng chóp. Nhược điểm là có nguy cơ dễ bị sút khỏi ống tủy do dẻo và dễ biến dạng dưới tác động mạnh. 

Tùy từng trường hợp mà nha sĩ sẽ chỉ định dùng loại chốt nào cho phù hợp .

Trường hợp cần thực hiện tái tạo thân răng có chốt?

Những răng bị mất chất lớn, chỉ còn lại một nửa thân răng hoặc thậm chí chỉ còn lại chân răng  vẫn có có thể được bảo tồn bằng phương pháp cắm chốt phục hình. Tại nha khoa Thùy Anh rất nhiều những trường hợp bệnh nhân đến có nhu cầu nhổ những chiếc răng đã bị sâu, sứt mẻ hay gãy vỡ nhưng các bác sĩ đã giúp giữ lại được chiếc răng thật  theo quy trình điều trị nội nha – cắm chốt – phục hình răng sứ chỉ qua một vài lần hẹn. 

Nên bạn hoàn toàn có hi vọng và có cơ hội được bảo tồn chiếc răng tưởng chừng như đã hỏng và không còn sử dụng được, miễn là vẫn đủ chân răng khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng quá nặng. Tuy nhiên hãy đến với cơ sở nha khoa uy tín sớm nhất có thể để tăng cơ hội cứu sống cho chiếc răng của bạn nhé, để lâu có thể sẽ phải nhổ bỏ.

Các biến chứng có thể gặp sau khi đặt chốt 

Mặc dù đặt chốt răng là một phương pháp hiệu quả và an toàn nhưng nếu không sử dụng đúng chỉ định và đúng cách thì cũng có thể gây ra nhiều biến chứng. Một trong những thất bại thường gặp nhất sau khi đặt chốt ống tủy đó chính là nứt chân răng. Tỷ lệ này nhiều đến nỗi nha sĩ đã rất sợ hãi khi sử dụng chốt kim loại và dần chuyển sang chốt sợi. 

Tuy nhiên chốt sợi lại hay bị sút. Vậy để khắc phục những hậu quả không đáng có như vậy thì bạn phải tìm một cơ sở nha khoa uy tín, để bác sĩ chọn cho bạn phương án tốt nhất. Và cũng đừng phiền lòng nếu bác sĩ phải thao tác thời gian lâu hơn bình thường để đảm bảo các chỉ số kỹ thuật cho chiếc chốt đặt sâu vào ống tủy.

Hình ảnh điều trị cắm chốt tái tạo răng tại nha khoa Thùy Anh: 

Bệnh nhân có chiếc răng hàm nhỏ bị vỡ lớn, nếu cứ thế hàn vào sẽ dễ bị bong cả tảng chất hàn. Nếu mài để làm bọc thì cũng sẽ không đảm bảo.
Bác sĩ quyết định khoan thẳng vào ống tủy, tạo hình để cắm trực tiếp chốt vào gia tăng sức mạnh cho răng. Chốt này đóng vai trò như chiếc cột kết nối răng và chụp sứ sau này.
Hình ảnh cắm 2 chốt sợi và tạo khuôn tái tạo răng
Hình ảnh răng sau khi hoàn thiện cắm chốt và chuẩn bị để bọc sứ
Kết quả cuối cùng

Qua những thông tin mà bác sĩ Huy cung cấp, hi vọng rằng đã giúp bạn hiểu được tại sao cần đóng chốt răng sau khi chữa tủy. Tại nha khoa Thùy Anh, các bác sĩ luôn cố gắng mang tới cho bệnh nhân giải pháp điều trị tốt nhất, bảo tồn răng thật tối đa, nếu bạn đang gặp phải vấn đề tương tự, hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ tại Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp nhé. 

>>>Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/5-tieu-chi-can-nam-ro-khi-tim-hieu-lam-rang-o-dau-tot-nhat/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background