Cách khắc phục thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng là một bệnh lý có thể gặp ở mọi độ tuổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và làm giảm chức năng ăn nhai cũng như các vấn đề sức khỏe răng miệng khác của hàm răng. Vậy làm thế nào để khắc phục thiểu sản men răng?
Thiểu sản men răng là gì?
Thiểu sản men răng là sự thiếu hụt số lượng men răng do sự hình thành không hoàn toàn hoặc trong giai đoạn hình thành men răng, cấu trúc men răng bị lỗi. Với những người bị thiểu sản men răng, men răng thường mềm, không đủ độ dày, dễ vỡ và làm lộ lớp ngà răng bên dưới.
Thiểu sản men răng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, gây ê buốt khi ăn và làm giảm chức năng nhai, thẩm mỹ của răng. Nghiêm trọng hơn cả, thiểu sản men răng nếu không điều trị kịp thời sẽ làm mòn răng, ảnh hưởng tới tuỷ và có thể gây mất răng.
Có thể nhận biết chứng thiểu sản men răng qua một số biểu hiện sau:
– Các đốm trắng trên bề mặt răng
– Các dải màu nâu vàng chạy ngang răng
– Bề mặt răng xuất hiện các đám rỗ nhỏ
– Răng dễ bị nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh
Ngoài các biểu hiện trên, các nhà khoa học còn chia thiểu sản men răng thành 4 dạng:
– Dạng Pit (Rỗ): Đây là dạng phổ biến và thường gặp nhất. Bề mặt răng sẽ có những vết lõm tròn với nhiều kích thước khác nhau. Các vết lõm có thể tạo thành hàng hoặc xuất hiện rải rác.
– Dạng Line: Bề mặt răng có những vệ ngang màu nâu vàng với kích thước khác nhau
– Dạng Localised: Là dạng thiểu sản răng cục bộ hiếm gặp. Biểu hiện ở phần chân răng sát bờ nướu kéo dài tới giữa thân răng sẽ bị khiếm khuyết men răng. Phần còn lại vẫn có men răng bình thường.
Nguyên nhân gây ra thiểu sản men răng
Các nghiên cứu cho thấy thiểu sản men răng bất nguồn từ hai nhóm nguyên nhân:
– Nguyên nhân bẩm sinh: Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em bị thiểu sản men răng bẩm sinh thì đứa trẻ sinh ra cũng có tỷ lệ cao gặp phải.
– Do tác động từ môi trường:
+ Trong quá trình mang thai, người mẹ không được cung cấp đầy đủ canxi và flour hoặc trẻ khi sinh ra không được cung cấp hai chất này dẫn đến men răng mỏng, yếu… là những nguyên nhân phổ biến. Hoặc ở các bà mẹ không may bị sinh non, bé sinh ra thiếu cần cũng dễ gặp phải bệnh lý này.
+ Chế độ ăn thiếu các vitamin A, C, D hoặc hấp thụ quá nhiều thực phẩm chứa axit, kiềm ảnh hưởng đến men răng như: nước ngọt, thức uống có cồn, rượu bia, thuốc lá… kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém làm cho men răng ngày càng bị tổn thương.
+ Do răng bị nhiễm Flour: Flour giúp bảo vệ răng khỏi sâu và vi khuẩn, tuy nhiên lượng Flour bị dư thừa quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, không tốt cho răng, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các đốm trắng và lâu dần sẽ trở thành bệnh lý thiểu sản men răng.
+ Những người có các bệnh lý như: thiếu canxi, bệnh gan, đái tháo đường,… cũng là một trong những nguyên nhân gây thiểu sản men răng
Thiểu sản men răng có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia nha khoa, thiểu sản men răng là bệnh lý không nguy hiểm đến sức khoẻ toàn thân, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Thiểu sản men răng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng nếu không được trị sớm, và có thể không khắc phục được bằng các phương pháp thông thường.
– Đối với trẻ: Thiểu sản men răng có thể gây khó chịu, đau nhức. Đặc biệt những chiếc răng sữa bị thiểu sản, men răng sẽ dần trở nên mủn nát và gây mất răng sớm, làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
– Đối với người lớn: Thiểu sản men răng khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, ban đầu mức độ ê buốt có thể nhẹ nhưng dần dần sự ê buốt sẽ tăng lên và kéo dài dẫn tới đau nhức. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có gây ra những hậu quả nghiêm trọng, răng sẽ bị mòn sát tới chân răng, gây tụt nướu và sâu răng dễ dàng tấn công hơn, làm ảnh hưởng tới tuỷ răng.
Cách khắc phục thiểu sản men răng
Để điều trị thiểu sản men răng, bác sĩ cần phải chẩn đoán dựa trên mức độ bệnh lý và tính chất bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
– Bổ sung Fluor: Ở mức độ thiểu sản men răng nhẹ, có thể bổ sung Fluor để khắc phục thông qua thức ăn, nước uống, thuốc trong một thời gian ngắn hoặc thoa trực tiếp lên bề mặt men răng bằng cách sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng sử dụng hàng ngày theo chỉ định của nha sĩ.
Lưu ý: Sử dụng Flour quá liều dễ gây ngộ độc. Vì vậy bạn chỉ nên bổ sung bằng một phương pháp trong một thời điểm ngắn, không nên bổ sung cùng lúc nhiều phương pháp.
– Trám răng: Với mức độ thiểu sản men răng trung bình, hàn trám răng với các vật liệu như GIC, composite là phương pháp vô cùng hiệu quả giúp bù đắp men răng, làm bề mặt răng phẳng hơn và tạo tính thẩm mỹ cho răng.
– Bọc răng sứ: Là giải pháp tối ưu khắc phục thiểu sản men răng ở mức độ nhẹ hay nặng, giúp bề mặt răng trở nên bóng đẹp, form và màu sắc răng sứ đa dạng giúp bệnh nhân dễ dàng lựa chọn được thiết kế phù hợp với gương mặt của mình, đem lại tính thẩm mỹ cao và bảo vệ răng khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường.
Có thể phòng ngừa thiểu sản men răng không?
Một số kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế và phòng ngừa thiểu sản men răng:
– Tăng cường các chất chứa vitamin A, C, D nhằm giúp cho răng phát triển chắc khoẻ
– Hạn chế sử dụng thực phẩm quá ngọt, quá chua hoặc quá nóng, lạnh
– Sử dụng bàn chải lông mềm và thay bàn chải mới 3 tháng/lần
– Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng với lực vừa phải, không nên chải răng quá mạnh
– Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và flour để có thể hạn chế bệnh thiểu sản men răng khi bé ra đời.
Trên đây là những thông tin về thiểu sản men răng và cách khắc phục. Và hãy đi thăm khám ngay nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường trên hàm răng của bạn nhé!
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm… Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanhNHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM